Chương 3 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý công tác xã hội đối với người nghèo ở tỉnh Bến Tre
3.3.1. Các giải pháp phát huy những ưu điểm trong thời gian qua
Trong thời gian qua CTXH chỉ đạt được những kết quả bước đầu, có thể nêu một vài vấn đề cơ bản như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật của lĩnh vực CTXH: Sau khi Đề án phát triển nghề CTXH ban hành, các hoạt động của đề án hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH, đào tạo cán bộ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, CTXH nói chung trong đó CTXH đối với người nghèo đã có chuyển biến bước đầu. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo triển khai thực hiện đề án nhất là công tác đào tạo đội ngủ cán bộ về CTXH ở các cấp trình độ, xây dựng và ban hành chính sách đối với nhân viên CTXH. Đây là nền tảng ban đầu quan trọng để phát triển CTXH, trong thời gian tới cần được tổng kết, đánh giá để điều chỉnh bổ sung chính sách kịp thời, thúc đẩy CTXH phát triển.
- Hình thành hệ thống dịch vụ CTXH: Hệ thống dịch vụ CTXH đã được hình thành ở các tỉnh/thành, quận/huyện, cơ sở bảo trợ xã hội, một số bệnh viện, trường học đã giải quyết phần nào nhu cầu của đối tượng trong đó có người nghèo đã chứng minh nhu cầu CTXH là cần thiết và cấp bách trong hệ thống ASXH. Phát huy mặt tích cực này trong thời gian tới cần có biện pháp thúc đẩy hình thành hệ thống CTXH nhất là trong các trường học, bệnh viện,…
- Đào tạo cán bộ CTXH: Để làm tốt CTXH đối với người nghèo nhất thiết phải có đội ngũ nhân viên CTXH ở xã là địa bàn cư trú của người nghèo. Cán bộ này phải được đào tạo chuyên ngành CTXH những người trực tiếp hiện thực hóa CTXH trên thực tế. Ngoài ra, cần phải đào tạo CTXH trình độ Đại học, sau Đại học
61
mở đường cho việc chuyên môn hóa các cán bộ làm việc trong lĩnh CTXH ở nước ta trong thời gian tới.
3.3.2. Các giải pháp khắc phục những hạn chế trong quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Trước hết việc nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với người nghèo phải được dựa vào sự phát triển nghề CTXH ở nước ta. Hiện nay, CTXH nói chung trong đó có CTXH đối với người nghèo còn hạn chế nhiều mặt mà hạn chế lớn nhất là CTXH chưa được triển khai rộng rãi. Để nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với người nghèo ở nước ta cần phải có những giải pháp toàn diện tạo nền tảng để cho CTXH phát triển. Những giải pháp cơ bản như sau:
3.3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Công tác xã hội nói chung, trong đó có CTXH đối với người nghèo là vấn đề còn rất mới đối với nước ta, các ngành, các cấp và người dân chưa biết nhiều đến ngành CTXH, cán bộ, nhân viên CTXH chưa nhận dạng được họ là ai, làm việc gì và ở đâu. Vai trò, nhiệm vụ CTXH là gì, sự khác biệt giữa CTXH với các ngành nghề liên quan khác. Mà nhất là sự cần thiết và hiệu quả của CTXH chưa được chứng minh trên thực tế. Do đó, để phát triển CTXH thì cần phải tuyên truyền phổ biến để tạo sự đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện CTXH.
Mặc dù công tác giảm nghèo của nước ta trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn và được thế giới ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay khi tiếp cận nghèo theo phương pháp đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo của nước ta cũng còn ở mức cao. Hơn nữa, trong thời gian vừa qua công tác giảm nghèo phần lớn là thực hiện chính sách đối với người nghèo mà rất ít các hoạt động nâng cao năng lực đối với người nghèo, do đó tình trạng tái nghèo còn nhiều. Để thoát nghèo bền vững thì ngoài các chính sách cần thiết để giúp người nghèo thì việc phát huy tính chủ động, ý chí của người nghèo là biện pháp quyết định. Do đó, nhất thiết công tác giảm nghèo phải được tiếp cận bằng phương pháp CTXH.
62
Công tác truyền thông phải nhằm vào nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò vị trí của CTXH, đặc biệt là các ngành có liên quan trực tiếp đến việc phát triển nghề CTXH và các tổ chức có nhu cầu sử dụng cán bộ nhân viên CTXH, UBND các cấp định hướng người dân biết cách sử dụng dịch vụ CTXH.
Xây dựng chiến lược truyền thông ở cấp quốc gia, hoạt động thường xuyên liên tục trên các phương tiện truyền thông, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hoạt động CTXH.
Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để chia sẻ thông tin mới và kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan phát triển nghề CTXH kể cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ nhân viên CTXH, phát triển mạng lưới nhân viên CTXH, phát triển mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH.
3.3.2.2. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về công tác xã hội
- Nghiên cứu xây dựng Luật công tác xã hội: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”, “chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người”, “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Đến nay, trong lĩnh vực CTXH, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 04 Quyết định; các Bộ ngành ban hành 06 Thông tư Liên tịch; 04 Thông tư,… Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo tiền đề pháp lý quan trọng để các bộ, ngành, địa phương từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật quy định về CTXH tương đối thấp, chủ yếu là thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Chưa có văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để quy định các vấn đề cơ bản về hoạt động CTXH, viên chức CTXH và quản lý nhà nước đối với nghề CTXH... nên khó khăn cho việc lồng ghép, đưa các quy định cụ thể về CTXH vào các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng như tổ chức
63
triển khai trên thực tế, đặc biệt quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của viên chức CTXH là lực lượng chính, nòng cốt cho nghề CTXH... Các chính sách bảo đảm, hỗ trợ cho đối tượng thực hiện nhiệm vụ CTXH chưa tương xứng, như quy định liên quan đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các chính sách bảo đảm, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ CTXH.
Trên cơ sở phân tích những mặt tích cực, cũng như những điểm còn hạn chế của hệ thống pháp luật về CTXH cho thấy, nếu hiện trạng pháp luật về CTXH là không thể khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay, không giải quyết được hạn chế là: Hệ thống quản lý nhà nước về CTXH phải tiếp tục duy trì, chấp nhận những bất cập về tính thống nhất, đồng bộ và kém hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về CTXH. Những bất cập tiềm ẩn trong hệ thống văn bản, chính sách dưới luật sẽ tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động CTXH trong thực tế; không phát huy tiềm năng của cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn tự giải quyết vấn đề của mình và tự vươn lên trong cuộc sống góp phần bảo đảm ASXH.
Từ các lý do trên, ở nước ta cần sớm xây dựng và ban hành văn bản pháp luật phù hợp, đó là Luật về CTXH quy định chặt chẽ, cụ thể, bảo đảm tính hệ thống sẽ thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện nghề CTXH trong thực tiễn để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đồng thời phát huy tiềm năng của cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng có khó khăn tự giải quyết vấn đề của mình và tự vươn lên trong cuộc sống [15, tr. 1-12].
- Bổ sung điều chỉnh hoàn thiện văn bản pháp luật về CTXH: Trước mắt sửa đổi việc ban hành tiêu chuẩn đạo đức nghề CTXH, quy trình QLTH, chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách phát triển dịch vụ CTXH.
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức, nhân sự quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
64
Nhu cầu CTXH hiện nay rất lớn, để đáp ứng nhu cầu này cần có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh để thực hiện CTXH đối với người yếu thế. Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương cho đến cơ sở mà nhất là ở cơ sở là nơi trực tiếp với đối tượng yếu thế. Thực hiện CTXH đối với người nghèo là nhiệm vụ của BCĐ.GN các cấp, xác định CTXH đối với người nghèo vừa là mục tiêu vừa là công cụ để thực hiện công tác giảm nghèo.
Trước hết cần hình thành đội nhân viên CTXH thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và cần được hình thành ở cả 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện và xã) theo đó trách nhiệm thực hiện CTXH đối với người nghèo chủ yếu là ở cấp xã, đội ngũ nhân viên CTXH này đảm nhận phần lớn công việc đối với người nghèo thông qua quản lý từng trường hợp theo tiến trình CTXH và quản lý CTXH đối với người nghèo.
Ngoài ra, cần có các các trung tâm cung cấp DVXH, các tổ chức này sẽ trực tiếp cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, có vấn đề xã hội mà hầu hết là người nghèo được tiếp cận với các nguồn lực và tự giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoà nhập cộng đồng và phát triển bền vững.
Hình thành phòng CTXH trong các bệnh viện là nơi người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn trong chữa trị để cung cấp dịch vụ CTXH cho người nghèo. Đây là môi trường nhạy cảm, người nghèo dễ bị tổn thương.
Hình thành tổ chức cung cấp dịch vụ của các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội của nhà nước và khu vực tư nhân, theo tinh thần xã hội hoá nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng dân cư và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH. Các trung tâm CTXH này hoạt động có tính chất dịch vụ phi lợi nhuận, tự trang trải chi phí hoạt động; Nhà nước hỗ trợ chi phí chăm sóc đối tượng và chi phí hoạt động thông qua hình thức hợp đồng, giao khoán và trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các chương trình, dự án trong nước và quốc tế hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó có người nghèo.
65
Ngoài nhân viên CTXH chuyên nghiệp cần có đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên CTXH, đội ngũ này tiếp cận đối tượng thực hiện CTXH đối với người nghèo theo một quy trình thống nhất nhằm hỗ trợ cho nhân viên CTXH quản lý đối với người nghèo.
Đội ngũ cán bộ nhân viên CTXH cũng được hình thành ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, các tổ chức sự nghiệp trực tiếp cung cấp dịch vụ CTXH, (bao gồm công lập và ngoài công lập), các trường đại học có đào tạo về CTXH và cán bộ nhân viên CTXH hoạt động độc lập. Việc phát triển mạng lưới cán bộ nhân viên CTXH là một quá trình, đặc biệt là hình thành đội ngũ cán bộ nhân viên kiêm nhiệm, cộng tác viên CTXH làm việc ở các xã, phường, thị trấn và làm việc ở các trung tâm CTXH cấp huyện, tỉnh. BCĐ.GN địa phương cần phải phát huy vai trò, chức năng phối hợp để thực hiện tốt CTXH trên địa bàn.
3.3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ nhân viên công tác xã hội và cán bộ quản lý Hiện nay, nước ta có đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH làm việc tại các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở cấp xã là cán bộ lao động thương binh xã hội và cán bộ văn hóa xã hội, cộng tác viên, tình nguyên viên ở cấp xã. Đa số cán bộ, nhân viên này chưa được đào đạo cơ bản về CTXH, mặc dù đến một nửa trong số đó có trình độ cao đẳng, đại học. Hầu hết số cán bộ, nhân viên Lao động - Thương binh và Xã hội và cán bộ kiêm nhiệm CTXH ở cấp xã chưa được đào tạo cơ bản về CTXH. Vì vậy, trong thời gian tới cần đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo; tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học cho đội ngũ đó; tập huấn những kiến thức và kỹ năng cơ bản về CTXH cho đội ngũ cộng tác viên; cần phổ cập trình độ cơ bản trung cấp về CTXH cho đội ngũ cán bộ nhân viên CTXH ở cấp xã sau đó là phổ cập trình độ cao đẳng, đại học. Đào tạo lại và tập huấn cộng tác viên, tình nguyện viên CTXH, chủ yếu là cấp cơ sở. Trong CTXH với người nghèo nhất là giai đoạn đầu thực hiện QLTH đối với người nghèo thì khối lượng công việc nhiều và khá khó khăn do đó đòi hỏi nhân viên CTXH phải có kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện mới có hiệu quả.
66
3.3.2.5. Tăng cường quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Đây là nội dung quan trọng cơ bản của quản lý CTXH đối với người nghèo.
Hiện nay việc quản lý công tác giảm nghèo chỉ mới thực hiện như một chương trình chính sách xã hội, nội dung kế hoạch giảm nghèo ở các cấp hành chính đều có nội dung giống nhau, kế hoạch ở cấp cơ sở chưa xây dựng từ nhu cầu của người nghèo mà chủ yếu là thực hiện chính sách đối với người nghèo. Nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với người nghèo phải bắt đầu từ nâng cao chất lượng hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá CTXH đối với người nghèo, cụ thể như sau:
- Quản lý công tác xã hội đối với người nghèo ở cấp xã: Đây là hoạch định cơ sở quan trọng nhất có tính chất quyết định đến hiệu quả quản lý CTXH đối với người nghèo. Việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo ở cấp xã phải dựa vào nhu cầu và có sự tham gia của người nghèo với mục tiêu cụ thể là tăng cường năng lực của cá nhân và gia đình, cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân và gia đình để duy trì thực hiện chức năng xã hội một cách hiệu quả, tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình để cải thiện sinh kế của hộ. Tổng thể nhu cầu của hộ nghèo là nội dung mà kế hoạch giảm nghèo phải giải quyết, được dựa vào kế hoạch của từng hộ nghèo. Cách xây dựng kế hoạch giảm nghèo của xã hiện nay chỉ tập trung giảm hộ nghèo theo chỉ tiêu và thực hiện chính sách xã hội đối với người nghèo. Việc theo dõi thực hiện kế hoạch dựa trên tiến trình QLTH đối với người nghèo và giải quyết những khó khăn, cản trở trong quá trình can thiệp xử lý trường hợp, nhân viên CTXH và những người có trách nhiệm trong BCĐ.GN xã phải can thiệp để giải quyết nhu cầu một cách kịp thời để đạt mục tiêu đã đề ra, phân công trách nhiệm các thành viên có liên quan. Cần xây dựng khung kiểm tra (bộ công cụ), đánh giá công tác giảm nghèo ở cấp xã dựa trên nội dung CTXH. Theo đó kiểm tra việc thực hiện QLTH đối với người nghèo, kiểm tra tiếp cận dịch vụ của người nghèo, kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, minh bạch và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trợ giúp, kiểm tra quá trình quản lý CTXH đối với người nghèo, bao gồm thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lý có liên quan. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 30/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định