Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
2.3. Đánh giá về quản lý công tác xã hội đối với người nghèo tại tỉnh Bến Tre
2.3.1. Khái quát về các kết quả đã đạt được
Kết quả giảm nghèo trong thời gian vừa qua đã khẳng định thành tựu giảm nghèo đạt được liên tục trong nhiều năm là nền tảng quan trọng, đó là kết quả tác động toàn diện của quá trình tăng trưởng kinh tế, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách trực tiếp đối với mục tiêu giảm nghèo. Kết quả giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm ASXH, cải thiện đời sống người nghèo.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách giảm nghèo được ưu tiên xây dựng, bổ sung và dần hoàn thiện, bao phủ nhiều lĩnh vực, tác động nhiều chiều đối với cuộc sống người nghèo từ sản xuất kinh doanh đến giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sạch…
Đặc biệt, sự ra đời của Đề án Phát triển nghề CTXH. Tỉnh Bến Tre đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, đây là cơ sở đầu tiên rất quan trọng để thực hiện CTXH, trong đó có CTXH đối với người nghèo. Đến nay, CTXH hội ở Bến Tre có những chuyển biến bước đầu. Đã bố trí được nhân viên CTXH ở xã/phường/thị trấn, đào tạo chuyên ngành CTXH hệ trung cấp, đại học cho 379 cán bộ, 13 cán bộ học lớp CTXH cấp cao, 05 cán bộ tham dự lớp đào tạo thạc sỹ CTXH. Tổ chức 27 lớp tập huấn với 1.786 cán bộ các cấp tham dự. Thành lập và duy trì hoạt động mạng lưới cộng tác viên CTXH cấp huyện. Đây là đội ngũ cán bộ có chuyên môn đầu tiên
50
của tỉnh về CTXH, là thuận lợi bước đầu cho việc triển khai CTXH nói chung trong đó có CTXH đối với người nghèo.
Chính sách đối với người nghèo được ban hành và thực hiện khá đầy đủ và kịp thời, là tác động rất lớn đến cải thiện đời sống cho người nghèo đồng thời cũng là điều kiện để thực hiện CTXH đối với người nghèo. Công tác quản lý giảm nghèo ngày càng được củng cố, hệ thống chỉ đạo điều hành, phục vụ người nghèo ngày càng tốt hơn. Việc hoạch định công tác giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở ngày càng hoàn thiện về mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện đã đi vào cuộc sống, công tác giảm nghèo đã trở thành công việc thường xuyên của các cấp chính quyền đáp ứng mong đợi của người dân.
Công tác xã hội đối với người nghèo được triển khai thí điểm ở xã, bước đầu đã cho thấy hiệu quả của phương pháp CTXH, người nghèo được tư vấn toàn diện và phát huy được thế mạnh xây dựng kế hoạch thoát nghèo, thí điểm quản lý ca.
Điều này chứng minh là để thực hiện giảm nghèo có hiệu quả thì CTXH có vai trò rất quan trọng, phát huy hiệu quả các chính sách, dịch vụ và khả năng của người nghèo để công tác này có hiệu quả hơn.
Các tổ chức quốc tế tham gia công tác giảm nghèo với phương pháp quản lý toàn diện, cụ thể đối với người nghèo, xây dựng các mô hình giảm nghèo đã làm đa dạng phương pháp quản lý công tác giảm nghèo.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được về quản lý CTXH đối với người nghèo chỉ là bước khởi đầu. Để thực hiện công tác này tốt hơn cần nhận diện đầy đủ những khó khăn, hạn chế, rào cản và xây dựng lộ trình phù hợp thực hiện trong giai đoạn tới.
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế trong quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Nhận thức về CTXH với người nghèo còn hạn chế. Các cấp các ngành, mà nhất là người nghèo chưa biết, chưa hiểu về CTXH. CTXH đối với người nghèo chưa được đưa vào nội dung để chỉ đạo thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc
51
gia giảm nghèo, do đó chưa có sự thống nhất trong hệ thống điều hành để thực hiện CTXH đối với người nghèo. Vai trò, ý nghĩa của CTXH chưa được các ngành, các cấp và người dân biết nhiều; cán bộ, nhân viên CTXH chưa thiết lập vị trí của mình, làm việc gì và ở đâu. Vai trò, nhiệm vụ CTXH là gì, sự khác biệt giữa CTXH với các ngành nghề liên quan khác.
Trong công tác giảm nghèo, các ngành, các cấp và người nghèo coi các CSXH là chính sách trợ cấp, trợ giúp thông thường, chưa thấy được đây là nguồn lực quan trọng nếu sử dụng hợp lý sẽ tác động giảm nghèo có hiệu quả, từ đó chưa thấy vai trò của CTXH đối với người nghèo. Kết quả khảo sát cho biết chỉ có 5%
người nghèo và 16% cán bộ biết về CTXH.
Theo kết quả khảo sát từ người nghèo và cán bộ làm công tác giảm nghèo thì mức độ hiểu biết về CTXH đối với người nghèo như sau:
- Số hộ nghèo tại xã, phường rất lớn, hầu hết hộ nghèo đều mắc phải những vấn đề cần giải quyết như nhu cầu về giải quyết khó khăn trong sinh kế, trong cuộc sống hàng ngày,... CSXH và chính sách giảm nghèo đã giải quyết phần lớn nhu cầu
52
về nguồn lực. Tuy nhiên, nhu cầu nâng cao năng lực của hộ nghèo chưa được giải quyết toàn diện, trong khi đó mỗi xã, phường chỉ có một nhân viên CTXH thì không thể thực hiện CTXH đối với người nghèo.
- Về mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ và mạng lưới nhân viên CTXH: Hệ thống các tổ chức liên quan đến cung cấp các dịch vụ về CTXH hình thành ở ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là chủ yếu, chưa hình thành ở các ngành y tế, giáo dục và các ngành khác; lực lượng cán bộ lại quá mỏng và cũng thiếu tính chuyên nghiệp; các hoạt động hiện tại mang nặng tính quản lý Nhà nước hơn là chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có vấn đề xã hội, nhằm giúp họ tự giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, trong đó có người nghèo.
- Mạng lưới nhân viên CTXH chưa được thiết lập cơ bản và hệ thống, họ chỉ là những nhân viên CTXH nghiệp dư, chưa được đào tạo chuyên ngành CTXH.
- Quản lý CTXH đối với người nghèo chưa được lồng ghép trong nội dung thực hiện công tác giảm nghèo. Việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo chưa dựa vào nhu cầu của người nghèo, nhất là kế hoạch giảm nghèo ở cấp cơ sở. Tiến trình lập kế hoạch công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế như: Điều tra hộ nghèo chỉ tập trung xác định người nghèo theo tiêu chí, chưa chú trọng xác định nguyên nhân nghèo, do đó kết quả điều tra không phục vụ cho xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo phương pháp CTXH; Xây dựng mục tiêu giảm nghèo chỉ dựa trên nghị quyết giảm nghèo chưa dựa vào điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo, từ cơ sở lên. Theo dõi công tác giảm nghèo chủ yếu là theo dõi chỉ tiêu thoát nghèo, chưa chú trọng đến các yếu tố tác động tăng thu nhập, do chưa thực hiện QLTH đối với người nghèo; Công tác kiểm tra chưa cụ thể chưa đánh giá được tình hình quản lý công tác giảm nghèo, công tác truyền thông trong giảm nghèo còn hạn chế, chưa đúng nội dung, phương pháp chủ yếu là truyên truyền, kêu gọi, truyền thông trực tiếp với người nghèo, truyền thông trong tổ chức còn hạn chế. Nhìn chung, việc quản lý chỉ đạo điều hành CTXH mới được hình thành nhưng nội dung, phương pháp, khung đánh giá về công tác này chưa được ban hành, do đó không có cơ sớ pháp lý kiểm
53
tra đánh giá, chưa áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý CTXH đối với người nghèo.
2.3.3. Nguyên nhân của những thành công và những khó khăn, hạn chế trong quản lý công tác xã hội đối với người nghèo
Nguyên nhân của thành công: Chủ trương phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết vấn đề xã hội của Đảng và nhà nước mà cụ thể là thực hiện chương trình quốc gia giảm nghèo và ban hành hệ thống chính sách xã hội không chỉ giải quyết nhu cầu bức xúc của của người nghèo là tiền đề cơ bản để thực hiện CTXH đối với người nghèo.
Thành công bước đầu của CTXH đối với người nghèo là triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH, đây là tiền đề quyết định cho việc triển khai CTXH đối với người nghèo, hình thành được đội ngũ cán bộ làm CTXH, tuy chưa đầy đủ, toàn diện nhưng bước đầu cũng tiếp cận giải quyết nhu cầu cho một số hộ nghèo và thấy rằng CTXH đối với người nghèo là nhu cầu cần thiết trong thực hiện giảm nghèo bền vững.
Chính sách an sinh xã hội ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện tốt cho người nghèo tiếp cận chính sách, dịch vụ ngày càng tốt hơn, cuộc sống của người nghèo được cải thiện nhiều và ngày càng quan tâm đến việc nâng cao năng lực để thích nghi và phát triển với cộng đồng xã hội.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế cơ bản như sau:
Nhận thức về QLCTXH đối với người nghèo còn hạn chế chưa thấy vai trò, vị trí của CTXH đối với người nghèo trong hoạt động giảm nghèo, từ đó chưa đẩy mạnh các hoạt động CTXH đối với người nghèo.
Nhận thức về công tác giảm nghèo chưa đầy đủ, giảm nghèo là chương trình mang tính chất, ý nghĩa kinh tế xã hội, chứ không chỉ là thực hiện CSXH, do đó vấn đề quản lý CTXH đối với người nghèo chưa được coi trọng, chưa đánh giá được
54
hiệu quả một cách khoa học, đó là chưa đánh giá từ người thụ hưởng chính đó là người nghèo.
Hoạt động giảm nghèo rất đa dạng, với quy mô rộng lớn nhưng công tác quản lý chưa hoàn thiện, nhiều chính sách nhưng thiếu tập trung, do nhiều ngành nhiều cấp quản lý, chưa có sự phối hợp chưa chặt chẽ, sử dụng hợp lý cho người nghèo.
Đầu vào thì rất nhiều, nhưng chưa đánh giá được đầu ra giảm nghèo đó là mức độ cải thiện cuộc sống của người nghèo, chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.
Quản lý CTXH chưa được đặt đúng vai trò vị trí trong hệ thống hành chính và chính sách ASXH, Đề án về phát triển nghề CTXH ban hành đã lâu nhưng chưa phát huy và thật sự đi vào cuốc sống một cách đầy đủ, toàn diện. Hệ thống tổ chức nhân sự làm CTXH còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhất là ở cơ sở.
Hoạt động của BCĐ.GN các cấp là kiêm nhiệm, phối hợp do đó trách nhiệm chưa rõ ràng, chủ yếu là báo cáo phối hợp hoạt động. Ban Giảm nghèo xã chưa thực hiện hết công việc có liên quan đến công tác giảm nghèo, nhất là quản lý CTXH đối với người nghèo. Cán bộ làm công tác quản lý giảm nghèo các cấp hầu hết là kiêm nhiệm và chưa có chuyên môn, nghiệp vụ về CTXH đối với người nghèo.
- Nhân viên CTXH tiếp cận toàn diện đối tượng và kết nối nguồn lực đa dạng của xã hội có liên quan đến từ nhiều ngành, nhiều cấp nhưng chưa có vị trí pháp lý cần thiết để thuận lợi khi tác nghiệp. Do đó, vai trò của nhân viên CTXH chưa được phát huy làm hạn chế hiệu quả của QLCTXH đối với người nghèo.
- Thực hiện QLTH đối với người nghèo chưa được rộng rãi từ đó chưa tập trung sử dụng nguồn lực chính sách, dịch vụ có hiệu quả cho người nghèo. Hoạt động nâng cao nhận thức cho người nghèo còn rất hạn chế mà chủ yếu là tiếp cận chính sách dưới dạng trợ cấp, do đó chưa tác động chuyển đổi nhận thức phát huy thế mạnh, mặt nào đó tạo sự ỷ lại, trông chờ chính sách của nhà nước đối với người
55
nghèo. Nội dung QLTH chưa được đề cập trong chương trình kế hoạch về giảm nghèo.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý thuyết quản lý CTXH đối với người nghèo và thực tiễn công tác này tại tỉnh Bến Tre có thể thấy rằng mức độ áp dụng CTXH đối với người nghèo chỉ là bước đầu, quản lý công tác giảm nghèo mang tính hành chính thuần tuý, chưa chú trọng hiệu quả sử dụng các nguồn lực và khơi dậy tiềm năng của người nghèo, thể hiện qua xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá.
Các yếu tố chi phối đến quản lý CTXH đối với người nghèo như chính sách, hệ thống tổ chức, người nghèo, nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế chưa phát huy vai trò thúc đẩy quản lý CTXH đối với người nghèo.
56 Chương 3