HORMON VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ
4. HORMON TUYẾN TỤY (INSULIN) VÀ BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: 1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
4.1.1. Định nghĩa:
Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối. Đặc trưng của bệnh đái tháo đường là tăng đường huyết và các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và khoáng chất.
4.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường:
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết, hoặc
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l), hoặc
- Đường huyết 2 giờ sau ăn (nghiệm pháp dung nạp glucose) ≥ 200 mg/dl.
4.1.3. Các triệu chứng tăng đường huyết:
- Khát nhiều, đói nhiều.
- Tiểu nhiều và thường xuyên.
- Sụt cân bất thường.
- Mệt mỏi, mờ mắt.
- Vết thương lâu lành.
4.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường:
Đặc điểm Đái tháo đường type 1 Đái tháo đường type 2
Tên khác Trước đây gọi là đái tháo đường type I, đái tháo đường phụ thuộc Insulin, đái tháo đường khởi bệnh lúc trẻ tuổi.
Trước đây gọi là đái tháo đường type II, đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, đái tháo đường khởi bệnh lúc lớn tuổi.
Tuổi khởi bệnh Thường từ tuổi thơ ấu đến
dậy thì. > 35 tuổi.
Chức năng tuyến tụy Thường không có khả năng tiết insulin.
Insulin huyết thấp, bình thường hoặc cao.
Bệnh sinh Do quá trình tự miễn phá hủy tế bào β đảo tụy.
Rối loạn bài tiết Insulin, đề kháng Insulin, tăng phóng thích glucose từ gan vào máu.
Tiền sử gia đình Ít liên quan. Liên quan rõ rệt.
Béo mập Ít gặp Thường gặp
Biểu hiện lâm sàng Triệu chứng từ trung bình đến nặng, tiến triển tương đối nhanh.
Ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều, mệt mỏi, giảm cân nhanh, nhiễm acid – ceton.
Khởi đầu chậm, tiến triển chậm, tăng nhẹ tiểu tiện, mệt mỏi, không nhiễm acid – ceton.
Chữa trị:
+ Chế độ ăn
+ Luyện tập thể dục + Insulin
+Thuốc hạ đường huyết đường uống
Bắt buộc cho tất cả BN. Tính thời gian sao cho phù hợp với đỉnh Insulin tiêm vào.
Rất cần.
Cần cho tất cả các BN.
Không hiệu quả.
Bắt buộc cho tất cả các bệnh nhân. Nếu tuân thủ tốt không cần dùng thuốc.
Rất cần.
Cần cho 20 – 30% BN.
Hiệu quả.
4.2. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
4.2.1. INSULIN: Do tế bào β của đảo Langerhans tụy tiết ra.
Insulin được chiết từ tuyến tụy của động vật (heo, bò), hiện nay đã tổng hợp được để đưa vào điều trị.
4.2.1.1. Tính chất:
Insulin là bột vô định hình, không màu hoặc màu hơi vàng, dễ tan trong nước và ethanol. Chế phẩm bị phân hủy nhanh bởi men pepsin và trypsin nên khi dùng qua đường uống sẽ bị mất tác dụng.
4.2.1.2. Tác dụng:
- Làm hạ đường huyết.
- Kích thích tổng hợp và ngăn thoái hóa triglycerid.
- Kích thích tổng hợp protein, ức chế phân hủy protein, ức chế tân tạo đường từ acid amin.
4.2.1.3. Chỉ định:
- Bệnh nhân đái tháo đường type 1.
- Bệnh nhân đái tháo đường type 2 không còn đáp ứng với thuốc hạ đường huyết dùng theo đường uống.
4.2.1.4. Tác dụng phụ:
- Hạ đường huyết.
- Dị ứng với insulin và kháng insulin.
- Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm.
4.2.1.5. Chế phẩm insulin:
Loại insulin Thời gian khởi đầu tác dụng (giờ)
Thời gian tác dụng (giờ)
Insulin lấy từ động vật:
- Tác dụng ngắn:
Regular
- Tác dụng trung gian:
NPH Lent
- Tác dụng dài:
Ultralent
0,5 - 2 4 - 6 4 - 6 8 - 14
6 - 8 16 - 20 16 - 20 24 - 36 Insulin người:
- Khởi đầu cực nhanh, tác dụng cực ngắn:
Lispro
- Tác dụng ngắn: 0,25 2 - 4
Regular
- Tác dụng trung gian:
NPH Lent
- Tác dụng dài:
Ultralent
0,5 - 1 2 - 4 3 - 4 6 - 10
4 - 6 10 - 16 12 - 18 20 - 24
4.3. Thuốc hạ đường huyết dùng theo đường uống:
Nhóm Thuốc
Cơ chế tác dụng
Cách dùng theo sự công nhận của
FDA Sulfonylure (SU) I: Tolbutamid, tolazamid,
acetohexamid, clorpropamid.
II: Glyburid, glipizid, gliclazid, glimepirid.
Tăng bài tiết insulin từ tuyến tụy
- Đơn trị liệu.
- Phối hợp với insulin,
metformin, TZD, chất ức chế glucosidase Chất gây bài tiết
insulin không thuộc SU
Repaglinide Nateglinide
Tăng bài tiết insulin từ tuyến tụy
- Đơn trị liệu.
- Phối hợp với metformin.
Biguanid Metformin Giảm sản xuất
glucose ở gan
- Đơn trị liệu.
- Phối hợp với insulin, TZD, chất gây bài tiết insulin không SU.
Chất ức chế
glucosidase Acarbose, Miglitol Giảm hấp thu carbohydrat ở ruột
- Đơn trị liệu.
- Phối hợp với SU Thiazolidinedion
(TZD) Rosiglitazone
(Châu Âu cấm dùng) Pioglitazone
Tăng thu nhận glucose ở cơ.
Giảm phóng thích glucose từ gan
- Đơn trị liệu.
- Phối hợp với insulin (chỉ với oglitazon), SU, metformin.