Kháng sinh điển hình của nhóm β- lactamin

Một phần của tài liệu lt hoa duocduoc ly tai lieu bo tro (Trang 82 - 87)

 Nguồn gốc :

Được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicilinum notatum hoặc Penicillin chrysogenum.

 Tính chất :

Bột kết tinh trắng, mùi đặc biệt, vị đắng, dạng acid khó tan trong nước, dạng muối Na+, K+ dễ hút ẩm tan trong nước, dễ bị phân hủy bởi ẩm, nhiệt độ, acid, kiềm. Hoạt tính được biểu thị bằng đơn vị quốc tế IU (1 IU = 0,6 àg)

 Tác dụng:

- Tác dụng tốt với cầu khuẩn gram (+): Staphylococci, Pneumococci.

- Tác dụng rất tốt với các vi khuẩn kỵ khí.

 Tác dụng phụ :

Dễ gây dị ứng (sốc phản vệ), cần thử phản ứng trước khi tiêm.

 Chỉ định:

- Viêm phổi, viêm khớp.

- Viêm nội tâm mạc.

- Bệnh than, lậu, giang mai.

 Chống chỉ định : - Mẫn cảm.

- Vi khuẩn đã lờn với penicillin.

 Cách dùng – liều dùng

Dạng dùng: lọ bột pha tiêm 500.000 IU, 1.000.000 IU, 5.000.000 IU.

Cách dùng – liều dùng:

A : tiêm bắp 3 – 6 triệu IU /ngày × 3 – 4 lần/ngày.

E : tiêm bắp 50.000 IU /kg/ngày × 3 – 4 lần /ngày.

 Chú ý :

PNC – G hấp thu nhanh và thải trừ nhanh nên thời gian tác dụng ngắn. Muốn kéo dài tác dụng phải dùng penicillin ở dạng dẫn chất như procain benzyl penicillin, benzathyl benzyl penicillin.

2.1.2.2. PHENOXYMETYL PENICILLIN (Penicillin V)

 Nguồn gốc :

Được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillinum notatum.

 Tính chất :

Bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi chua đắng, không hút ẩm, khó tan trong nước, bền trong môi trường acid ở dạ dày. Hoạt tính của PNC – V được tính bằng IU.

 Tác dụng:

Hoạt phổ tương tự PNC – G nhưng chống vi khuẩn gram (-) và vài loài kỵ khí kém PNC - G 10 lần.

 Tác dụng phụ :

- Dị ứng : mề đay,sốt, ngứa.

- Rối loạn tiêu hóa : buồn nôn, tiêu chảy.

- Liều cao ở người suy thận : chóng mặt, co giật, rối loạn về máu.

 Chỉ định :

- Nhiễm khuẩn tai mũi họng (E.N.T), da và niêm mạc.

- Nhiễm khuẩn nhẹ ở đường hô hấp ở trẻ em.

- Chỉ định tiếp sau khi dùng PNC – G.

 Chống chỉ định : - Mẫn cảm.

- Vi khuẩn đã lờn với penicillin

 Cách dùng – Liều dùng:

- Dạng dùng : viên nén 200.000 IU, 400.000 IU.

- Cách dùng – liều dùng: Uống trước bữa ăn 1 giờ.

A : 2 – 4 triệu IU/ngày × 3 – 4 lần/ngày.

E : 50.000 – 400.000 IU/kg/ngày × 3 lần/ngày.

2.1.2.3. AMINOBENZYL PENICILLIN (Ampicillin)

 Tính chất :

Là kháng sinh bán tổng hợp dạng bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng; dạng acid ít tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ; dạng muối natri tan trong nước, ít tan trong trong dung môi hữu cơ.

 Tác dụng :

Hoạt phổ tương tự như PNC – G, nhưng trên vi khuẩn gram (-) thì mạnh hơn PNC – G, hấp thu tốt khi dùng đường uống, thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu thuốc nên uống lúc bụng đói.

 Tác dụng phụ:

- Dị ứng.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Nhiễm nấm candida.

 Chỉ định:

Nhiễm trùng hô hấp, E.N.T, răng miệng, thận, tiết niệu, sinh dục.

 Chống chỉ định : - Mẫn cảm.

- Vi khuẩn đã lờn với penicillin

 Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nang, nén 250mg, 500mg.

- Hỗn dịch uống 100 – 500mg/5ml.

- Lọ bột pha tiêm 500mg, 1.000mg Cách dùng – liều dùng:

- Uống trước khi ăn 30 – 60 phút

A : 2 – 4g/ngày × 3 – 4 lần/ngày.

E : tùy theo tuổi.

- Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: 0,5 – 1g/ lần × 2 – 3 lần/ngày 2.1.2.4. AMOXICILLIN

 Tính chất

Là dẫn chất tổng hợp của ampicillin tác dụng tương tự ampicillin nhưng hấp thu nhanh và hoàn toàn hơn. Hiệu lực đường uống gấp 2 lần ampicillin đó là điểm khác biệt

chính giữa 2 thuốc. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Liều dùng bằng 1/2 so với ampicillin.

 Cách dùng – Liều dùng Dạng dùng:

- Viên nang 250, 500, 1000 mg.

- Gói bột 250mg.

- Hỗn dịch uống 125mg/5ml, 250mg/5ml.

Cách dùng – liều dùng:

A : uống 0,75 – 1,5g/ngày chia 3 lần.

E : tùy theo tuổi.

2.1.2.5. CEPHALEXIN

 Chỉ định :

Nhiễm trùng E.N.T, hô hấp, đường tiểu, da.

 Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng

- Viên nang 250mg, 500mg.

- Gói bột 125mg/ gói.

- Lọ bột pha tiêm 1g.

Cách dùng – liều dùng

A : uống 500mg/lần × 2 lần /ngày.

E : uống 25 – 50mg/kg/ngày.

Tiêm IM hoặc IV: 1g/lần × 2 – 4g/ngày.

2.1.2.6. CEFUROXIM

 Chỉ định:

Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng E.N.T, hô hấp, máu, đường tiểu, lậu, xương khớp và phần mềm, phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật.

 Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nén 250mg, 500mg.

- Lọ bột pha tiêm 750mg.

Cách dùng – Liều dùng:

PO: A : 250 – 500mg/lần × 2lần/ngày

E : 15mg/kg/ngày.

IM, IV : 750mg/lần × 2 – 3 lần/ngày.

2.1.2.7. CEFOTAXIM

 Tác dụng :

Là cephalosporin thế hệ thứ III, có phổ kháng khuẩn rộng trên vi khuẩn gram(-) MIC thấp, phân bố vào não tốt.

 Chỉ định :

- Các loại nhiễm khuẩn kháng cephalosporin I và II.

- Trị liệu khởi đầu các nhiễm khuẩn hỗn hợp.

- Điều trị theo kinh nghiệm các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng do các vi khuẩn đề kháng.

 Cách dùng – Liều dùng :

Dạng dùng: lọ bột pha tiêm 1g

Cách dùng – liều dùng: Tiêm IM hoặc IV A : 1 – 2g /lần × 2lần.

E : 50 – 100mg/kg/ngày × 2 – 4lần/ngày 2.1.2.8. CEFTRIAXON

 Tác dụng :

Hoạt phổ tác dụng rộng, MIC thấp, T1/2 dài (8 giờ), thải trừ 60% qua thận và 40%

qua mật.

 Chỉ định:

- Các nhiễm trùng nặng gây bới các chủng vi khuẩn đề kháng với các β - lactamin khác (đặc biệt nhiễm trùng bệnh viện).

- Trị lậu, hạ cam: 1 liều duy nhất.

- Viêm tai giữa cấp: hiệu quả bằng 10 ngày điều trị với amoxicillin hoặc cefaclor.

- Trị viêm màng não.

- Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật.

 Cách dùng – Liều dùng :

Dạng dùng : lọ tiêm bột 500mg, 1.000mg Cách dùng – liều dùng:

- Bệnh nhiễm khuẩn IM hoặc IV A : 1 – 2g/ngày , ngày 1 lần E : 50mg/kg/ngày

Một phần của tài liệu lt hoa duocduoc ly tai lieu bo tro (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w