Quản lý công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 28 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI

1.3. Quản lý công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội

1.3.1.1.Khái niệm cơ sở bảo trợ xã hội

Các cơ sở xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cá nhân thành lập với mục đích nhân đạo, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ và quản lý tập trung các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt được gọi chung là cơ sở Bảo trợ xã hội.

Đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt gồm: Trẻ em mồ côi; người già cô đơn không nơi nương tựa; người tàn tật nặng; người tâm thần mãn tính và các đối tượng xã hội khác do các cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc đối tượng tự nguyện đóng góp kinh phí để sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội.

1.3.1.2.Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội

Cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp nhận và quản lý đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế gồm: Trẻ em mồ côi; người già cô đơn không nơi nương tựa; người tàn tật nặng; người tâm thần mãn tính và các đối tượng xã hội khác do các cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc đối tượng tự nguyện đóng góp kinh phí để sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ và giáo dục đối tượng đã được tiếp nhận. Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, văn hoá tinh thần...phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ của từng loại đối tượng. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở. Tổ chức tái hoà nhập gia đình, hoà nhập cộng đồng cho đối tượng khi có đủ điều kiện để hoà nhập xã hội.

1.3.1.3. Một số mô hình tổ chức cơ sở xã hội

Tại việt Nam hiện nay có rất nhiều mô hình tổ chức cơ sở xã hội, trong đó có một số mô hình như: Trung tâm Bảo trợ xã hội; Trường giáo dục chuyên biệt; Làng trẻ em; Nhà mở, mái ấm, nhà tình thương; Trung tâm/Văn phòng/ tham vấn,…

- Trung tâm Bảo trợ xã hội:

+ Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp: tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tập trung nhiều loại đối tượng khác nhau.

+ Trung tâm Bảo trợ xã hội chuyên biệt: tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tập trung một loại đối tượng.

- Trường giáo dục chuyên biệt:

Trường giáo dục chuyên biệt là loại hình tổ chức cơ sở xã hội được thành lập và hoạt động dựa trên các nguyên tắc, thiết chế tổ chức của một trường học. Đối tượng là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chủ yếu là trẻ em khuyết tật.

- Làng trẻ em:

Làng trẻ em là một loại hình tổ chức cơ sở xã hội được thành lập và hoạt động dựa trên các nguyên tắc, thiết chế tổ chức của một làng theo truyền thống làng xã Việt Nam. Đối tượng là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gồm những trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật.

- Nhà mở, mái ấm, nhà tình thương:

Nhà tình thương, mái ấm ... là hình thức tổ chức các cơ sở xã hội được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc, thiết chế tổ chức "mở". Đối tượng là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mà chủ yếu là trẻ em lang thang kiếm sống.

- Trung tâm/Văn phòng/ tham vấn:

Trung tâm hay văn phòng tham vấn là hình thức tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ tham vấn cho các cá nhân có vấn đề trong cộng đồng, được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc, thiết chế tổ chức các dịch vụ tham vấn.

1.3.2. Phân loại quản lý công tác xã hội trong các cơ sở xã hội

Có rất nhiều cách phân loại quản lý công tác xã hội trong các cơ sở xã hội, theo chúng tôi có thể phân chia thành các loại như sau: (1) Phân loại quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý; Phân loại quản lý công tác xã hội theo chức năng quản lý.

1.3.2.1.Phân loại quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý

Có thể nói rằng, đây là mô hình quản lý ở dạng tổng quát. Nó thể thể hiện rõ đối tượng quản lý ở mỗi cơ sở bảo trợ xã hội. Chủ thể quản lý có nhiệm vụ quản lý nhân sự, quản lý đối tượng, quản lý tài sản, quản lý tài chính. Có thể mô tả mô hình quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý như sau:

Ban giám đốc

Quản trị nhân sự

Quản trị đối tượng

Quản trị tài sản

Quản trị tài chính Sơ đồ 1: Mô hình quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý

1.3.2.2. Phân loại quản lý công tác xã hội theo chức năng quản lý

Quản lý công tác xã hội theo chức năng quản lý thể hiện rõ cơ cấu tổ chức trong hệ thống quản lý của cơ sở xã hội. Các nhà quản lý trong từng cơ cấu của tổ chức thực hiện các chức năng, vai trò quản lý khác nhau, cùng hướng tới cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho đối tượng họ quản lý. Mô hình này có ưu điểm rất lớn là tạo điều kiện chuyên môn hoá nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ. Có thể mô tả mô hình quản lý công tác xã hội theo chức năng quản lý như sau:

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Bộ phận nuôi dưỡng

Bộ phận y tế, chăm sóc

sức khoẻ

Bộ phận giáo dục, dạy nghề,

PHCN

Bộ phận tham vấn, tái hoà nhập xã hội Đối tượng

Sơ đồ 2: Quản lý công tác xã hội theo chức năng quản lý

1.3.3. Nội dung quản lý công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội

Với cách tiếp cận về quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý theo cách phân loại ở trên, chúng tôi xác định các nội dung chính trong quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý như sau: (1) Quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; (2) Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ sở bảo trợ xã hội; (3) Quản lý tài chính, tài sản trong cơ sở bảo trợ xã hội.

1.3.3.1. Nội dung quản lý thứ nhất: Quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt

Đối với nội dung quản lý này, chủ thể quản lý cần phải thực hiện các khâu trong nội dung quản lý này đó là: Tiếp nhận đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; Chủ thể quản lý cũng phải chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh xã hội đặc biệt tái hòa nhập cộng đồng.

- Chủ thể quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt: Chủ thể quản lý cần phải chỉ đạo tốt hoạt động tiếp nhận đối tượng xã hội cá hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở xã hội. Chủ thể quản lý cần phải căn cứ vào các quy định cụ thể của Nhà nước về các đối tượng có hoàn cảnh xã hội đặc biệt được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Việc tiếp nhận đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt vào cơ sở bảo trợ xã hội cần phải phải phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện của cơ sở bảo trợ xã hội.

Khi đối tượng xã hội đáp ứng đủ những tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước thì chủ thể quản lý cần phải ra quyết định tiếp nhận đối tượng. Chủ thể quản lý cần phải chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt nội dung này, chỉ đạo cán bộ nhân viên có trách nhiệm giúp đỡ đối tượng xã hội về mặt thủ tục hành chính để đối tượng xã hội được tiếp nhận vào cơ sở xã hội theo đúng qui định, trách gây phiền hà về thủ tục hành chính.

Khi tiếp nhận đối tượng xã hội vào trung tâm cần tập trung nguồn nhân lực của cơ sở xã hội dưới sự chỉ đạo của chủ thể quản lý để phân loại đối

tượng, quản lý đối tượng theo hình thức phù hợp như: Đối tượng thuộc diện nào (Người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần và rối nhiễu tâm trí, người nhiễm HIV/AIDS, người nghèo, trẻ em, nạn nhân của phân biệt đối xử về giới;

người nghiện ma túy; người bán dâm; người sau cai nghiện, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp, đặc biệt là các nhóm trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng khác dễ bị tổn thương), các đối tượng này có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội gì? Từ việc phân loại rõ ràng này chủ thể quản lý sẽ chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt nhất việc quản lý các đối tượng trên.

- Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt:

Sau khi các cơ sở xã hội đã tiếp nhận đối tượng xã hội theo quy định, chủ thể quản lý cần phải chỉ đạo tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở xã hội do mình quản lý. Trong đó, chủ thể quản lý cần phải chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội sau đây:

(1) Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp (Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội với người khuyết tật, người cao tuổi, người dễ bị tổn thương...):

- Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, gồm: người rối nhiễu tâm trí và người tâm thần; trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân bị bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

- Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng.

Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, cơ quan công an, tư pháp hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội khác;

- Quản lý trường hợp (Quản lý đối tượng);

- Hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ dịch vụ xã hội theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng, gồm: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn hoặc quần áo, chi phí đi lại. Thời gian lưu trú tạm thời không quá 30 ngày, trường hợp cần thiết phải kéo dài chăm sóc

tại Trung tâm phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Trung tâm công tác xã hội;

- Cung cấp các dịch vụ điều trị y tế ban đầu.

(2) Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng:

- Cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí

- Cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp liên quan đến rối loạn tâm lý, khủng hoảng tâm lý;

- Tiếp nhận đối tượng bị tâm thần nặng, cấp tính;

- Tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn chuyển đối tượng tới các dịch vụ phù hợp khác.

(3)Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiểm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù hợp.

(4) Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng, giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.

(5) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi:

- Đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của trẻ em; thực hiện việc can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, trẻ em đang nghi ngờ là bị lạm dụng và các trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp;

- Làm việc với trẻ em, gia đình, các cơ quan liên quan để cung cấp dịch vụ tham vấn;

- Hỗ trợ trẻ tiếp cận dịch vụ xã hội; chuyển tuyến dịch vụ; tổ chức chăm sóc thay thế trong trường hợp cần thiết (Chăm sóc bởi họ hàng, chăm sóc đỡ đầu, nhận con nuôi, chăm sóc ở cộng đồng, chăm sóc tại Trung tâm).

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, bị lạm dụng và tham gia hỗ trợ tư pháp đối với trẻ em làm trái pháp luật.

(6) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục - xã hội và nâng cao năng lực:

- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục - xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;

- Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội về lĩnh vực chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng;

- Tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ chăm sóc trợ giúp đối tượng;

- Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho nhóm đối tượng có nhu cầu;

- Cung cấp hỗ trợ về tâm lý xã hội cho người chưa thành niên trong quá trình điều tra (phối hợp với công an);

- Tư vấn, hỗ trợ cho người chưa thành niên hòa nhập cộng đồng;

- Hỗ trợ người chưa thành niên rời khỏi trường giáo dưỡng hoặc trại giam tái hòa nhập cộng đồng.

- Tham gia đào tạo ngắn hạn nghề công tác xã hội; tập huấn gia đình đối tượng về kỹ năng, nghiệp vụ chăm sóc, trợ giúp đối tượng;

- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, và cơ sở dạy nghề đào tạo nghề công tác xã hội;

(7) Phát triển cộng đồng:

- Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng đề xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng.

- Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền.

- Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.

- Tổ chức huy động nguồn lực để trợ giúp đối tượng.

- Phối hợp khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề trong cộng đồng và hỗ trợ họ tìm nguồn lực giải quyết vấn đề.

- Hỗ trợ các hoạt động cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn khẩn cấp.

(8)Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp cho đối tượng.

-Tổ chức thực hiện công tác tư vấn, tham vấn cho đối tượng, nhóm đối tượng và cộng đồng dân cư.

(9) Cung cấp dịch vụ cho các nhóm đối tượng:

- Đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc.

- Quản lý trường hợp.

- Trị liệu tâm lý cho đối tượng.

- Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội theo quy định của pháp luật.

- Vận động xã hội hỗ trợ đối tượng.

- Hỗ trợ chăm sóc đối tượng tại gia đình,cộng đồng.

(10) Cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngắn hạn, dài hạn trong trường hợp không thể sinh sống ở gia đình, cộng đồng.

(11) Chủ trì với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

(12) Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, lao động trị liệu, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng.

(13) Thực hiện hoạt động dịch vụ có thu theo quy định của pháp luật.

- Tham vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho đối tượng tại công đồng.

- Tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng người già tham gia " dưỡng lão tự nguyện"; tiếp nhận chăm sóc phục hồi chức năng và giáo dục trẻ em tự kỷ và một số dạng trẻ em khuyết tật khác.

- Chủ thể quản lý cũng phải chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh xã hội đặc biệt tái hòa nhập cộng đồng

Bên cạnh việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhất các dịch vụ xã hội tới đối tượng xã hội chủ thể quản lý cần phải chỉ đạo tổ chức tốt nhiệm vụ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh xã hội đặc biệt tái hòa nhập cộng đồng.

Như vậy, để giúp cho các đối tượng xã hội nêu trên có thể hoà nhập cộng đồng chủ thể quản lý cần phải tích cực chỉ đạo thực hiện tốt nhất có thể việc ung cấp các dịch vụ công tác xã hội tới các đối tượng xã hội này, đây là cơ sở tiền đề tốt nhất giúp cho các đối tượng xã hội có khả năng thích ứng được tốt nhất với các hoạt động sống trong xã hội và có thể hoà nhập tốt với cuộc sống cộng đồng.

Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng khi có đủ các điều kiện quy định sau:

- Trẻ em đã đến tuổi trưởng thành hoặc có người nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu;

- Người tàn tật đã phục hồi, người tâm thần đã ổn định bệnh tật;

- Gia đình hoặc người nhận bảo trợ;

- Các đối tượng khác khi hết thời hạn quy định.

1.3.3.2.Nội dung quản lý thứ hai

Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ sở bảo trợ xã hội - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc quy hoạch đội ngũ nhân viên công

tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội:

Quy hoạch đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở xã hội là quá trình xác định những mục tiêu tổ chức, biên chế, chức danh (bao gồm: số

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 28 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)