Cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý công tác xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 44 - 52)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI

1.4. Cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý công tác xã hội

1.4.1. Cơ sở chính trị

-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) lần đầu tiên nêu lên khái niệm “ Chính sách xã hội”. Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Đại hội VI khẳng định “Cần thể hiện thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội”

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII khẳng định là thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã

hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế .Chính sách xã hội theo đường lối Đại hội VII là phải giữ vững bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa vừa thích ứng với quá trình xác lập của cơ chế thị trường. Do đó ngoài những chính sách xã hội thường trực ( cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư, dân số và kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, ưu đãi người có công với cách mạng…), Đại hội VII đề cập đến những tư duy mới trong giải quyết một số chính sách xã hội nhằm xử lý các bức xúc nảy sinh từ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đại hội đã tổng kết thàng 5 quan điểm định hướng cho chính sách xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, Công bằng xã hội xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát huy tối đa năng lực của mình; Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động; Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ uông nước nhớ nguồn” “ đền ơn đáp nghĩa, nhân hậu, thủy chung”; Các vấn đề chính sách xã hội đề giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước gữi vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu ra một số quan điểm đó là: Giải quyết chính sách xã hội phải gắn với sự hình thành thể chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong giải quyết chính sách xã hội theo hướng vừa là người điều tiết, vừa là người đầu tư; Coi trọng công bằng trong hưởng thục các dịch vụ; Huy động rộng rãi vai trò của xã hội trong giải quyết các chính sách xã hội, xã hội hóa các chính sách xã hội theo chiều sâu;

Phân biệt, tách bạch ngày càng rõ hơn hệ thống cung ứng dịch vụ công ích với hệ thống dịch vụ hoạt động theo cơ chế tự trang trải.

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Công sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “ Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xã, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Đồng thời đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay”

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định “ Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ em mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô hợp lý, cần bằng và chất lượng dân số”

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI chỉ rõ “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ

thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 2,5 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên, trong đó trên 30% là người cao tuổi”

1.4.2. Cơ sở pháp lý

Quản lý công tác xã hội muốn thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và thực hiện một cách hiệu quả nhất thì chủ thể quản lý cần phải căn cứ theo luật và theo các nghị định liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của cơ sở xã hội mà mình quản lý.

Chủ thể quản lý tại các cơ sở xã hội có thể căn cứ vào các Luật như:

Luật Người cao tuổi; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Phòng chống ma tuý; Luật Phòng, chống mại dâm; Luật Người khuyết tật; Luật Nuôi con nuôi để thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý của mình nhằm đạt được mục đích cuối cùng của tổ chức.

Chủ thể quản lý tại các cơ sở xã hội có thể căn cứ vào các Nghị định của Đảng và Nhà nước để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nghị định cụ thể gồm:

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người cao tuổi;

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người khuyết tật;

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về ban hành quy chế thành lập và hoạt động của Cơ sở Bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về ban hành quy chế thành lập và hoạt động của Cơ sở Bảo trợ xã hội;

- Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020;

- Quyết định số 1305/QĐ-LĐTBXH ngày 22/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020;

- Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020;

- Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020;

- Thông tư số 08/2010/TTLT/BNV-BLĐTBXH ngày 25/8/2010 của Bộ Nội vụ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chức danh và mã số ngạch viên chức công tác xã hội;

- Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội;

- Thông tư số 11/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020;

- Công văn số 1566/TTg-KTTH ngày 01/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý bổ sung đối tượng hỗ trợ đầu tư là các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí vào cùng mục hỗ trợ đầu tư các Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội quy định tại khoản 21 Mục III phụ lục kèm theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Công văn số 857/BTXH-CTXH ngày 24/12/2012 của Cục Bảo trợ xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Đề án 32 và Đề án 1215 năm 2013;

- Công văn số 504/BTXH-CTXH ngày 29/7/2013 của Cục Bảo trợ xã hội về việc góp ý Đề án thành lập Trung tâm Công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình;

- Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04/01/1992 của UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hoà Bình;

- Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh Hoà Bình về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giaii đoạn 2010 – 2020;

- Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ

giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2012 – 2020;

- Công văn số 1423/VPUBND-TCTN ngày 06/5/2010 của Văn phòng UBND tỉnh Hoà Bình về việc triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020;

- Công văn số 3600/VPUBND-TCTN ngày 31/10/2011 của Văn phòng UBND tỉnh Hoà Bình về việc triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2015;

- Công văn số 1718/VPUBND0TCTN ngày 08/6/2012 của Văn phòng UBND tỉnh Hoà Bình về việc Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1215/QD-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020.

Như vậy, với những căn cứ rất quan trọng nêu trên chủ thể quản lý đã có những căn cứ về mặt chính trị và về mặt pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ lãnh đạo của mình tại cơ sở xã hội.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 này chúng tôi đã tập trung xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý công tác xã hội. Trong đó, chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý công tác xã hội. Trong đó, có các hướng nghiên cứu cơ bản về quản lý công tác xã hội ở cấp độ tổ chức và quản lý công tác xã hội ở cấp độ người nhân viên công tác xã hội.

Luận văn cũng đã xây dựng được hệ thống khái niệm công cụ cơ bản như: khái niệm quản lý, khái niệm công tác xã hội, khái niệm quản lý công tác xã hội. Trong đó, khái niệm quản lý công tác xã hội được trình bầy như sau:

Quản lý công tác xã hội là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Luận văn cũng đã xác định được các nội dung quản lý công tác xã hội gồm: (1) Quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; (2) Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ sở bảo trợ xã hội; (3) Quản lý tài chính, tài sản trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Luận văn cũng đã chỉ ra được cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý trong việc quản lý hoạt động công tác xã hội.

Việc xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý công tác xã hội như đã nêu ở trên sẽ là định hướng tốt để tác giả luận văn thực hiện tiếp chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)