Thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 63 - 76)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH

2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình

Để nghiên cứu thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 63 đồng chí hiện đang công tác tại các cơ sơ xã hội tỉnh Hoà Bình. Trong đó: 7 cán bộ quản lý ngành công tác xã hội tỉnh hoà bình và 56 cán bộ xã hội đang làm việc tại các cơ sở xã hội của tỉnh. Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu 50 đối tượng xã hội đang được các cơ sở xã hội tỉnh Hoà Bình trợ giúp. Tổng số khách thể nghiên cứu là: 113 người.

Tác giả luận văn đã khảo sát thực trạng quản lý công tác xã hội bằng 2 phương pháp chính: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu. Trong đó, luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng quản lý công tác xã hội qua 3 nội dung chính đó là: (1) Quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; (2) Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ sở bảo trợ xã hội; (3) Quản lý tài chính, tài sản trong cơ sở bảo trợ xã hội.

-Chúng tôi đánh giá thực trạng quản lý công tác xã hội theo 5 mức độ trả lời như sau: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm;

Kém: 1 điểm.

Lấy điểm cao nhất của thang đo là 5 điểm trừ đi điểm thấp nhất của thang đo là 1 điểm và chia cho 5 mức độ. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0,8. Từ đó, các mức độ của thang đo được tính: Điểm trung bình < 1.8: Mức độ thực hiện nội dung quản lý “Kém”; Điểm trung bình từ 1.8 đến < 2.6: Mức độ thực hiện nội dung quản lý “Yếu”; Điểm trung bình từ 2.6 đến < 3.4: Mức độ thực hiện nội dung quản lý “Trung bình”; Điểm trung bình từ 3.4 đến <

4.2: Mức độ thực hiện nội dung quản lý “Khá”; Điểm trung bình từ 4.2 trở lên: Kỹ năng ở mức độ “Tốt”. Dưới đây là kết quả nghiên cứu.

2.3.1 .Thực trạng quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt

Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ thực hiện nội dung quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt được chúng tôi tổng hợp thành bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.3: Mức độ thực hiện nội dung quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt

TT Nội dung quản lý

Kém (%)

Yếu (%)

Trung bình

(%)

Khá (%)

Tốt (%)

ĐT B

Xếp hạng

1

Chủ thể quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt

1.0 2.0 17.3 45.3 34.4 4,10 1

2

Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt

2.0 5.0 25.2 38.2 29.6 3,88 2

3

Chủ thể quản lý cũng phải chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh xã hội đặc biệt tái hòa nhập cộng đồng

.8 5.8 35.4 41.6 16.5 3,67 3

ĐTB chung 3,88

Phân tích số liệu bảng trên cho phép ta rút ra được một số nhận xét khái quát sau đây: Đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý các đối tượng xã hội có hoàn ảnh đặc biệt ở mức độ

“Khá”, với ĐTB chung của toàn thang đo bằng 3,88. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại các cơ sở xã hội thuộc tỉnh Hòa Bình đã thực hiện khá tốt nội dung quản lý này. Trong đó, nội dung được đánh giá đã thực hiện tốt nhất trong 3 nội dung quản lý mà chúng tôi khảo sát đó là: “Chủ thể quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt”, ĐTB = 4,10, xếp thứ nhất. Có thể nói rằng, chủ thể quản lý tại các cơ sở xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã rất chú trọng đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý này. Trong đó, chủ thể quản lý đã thực hiện việc tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở xã hội nơi mà họ làm lãnh đạo một cách tốt nhất, theo đúng quy định của Nhà nước.

Tiếp đến là nội dung quản lý: “Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tới các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt”, ĐTB = 3,88. Có thể nói rằng, đây là nội dung quản lý được chủ thể quản lý rất chú trọng. Trong đó, chủ thể quản lý đã chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội như: Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp (Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội với người khuyết tật, người cao tuổi, người dễ bị tổn thương...); Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng; Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng, giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch;

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi; Cung cấp các dịch vụ về giáo dục - xã hội và nâng cao năng lực; Phát triển cộng đồng; Đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc; Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, lao động trị liệu, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng,... Đây là những dịch vụ mà các cơ sở xã hội tại Tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tốt dưới sự chỉ đạo của chủ thể quản lý.

Tuy nhiên, trong thời gian tới chủ thể quản lý các cơ sở xã hội tại tỉnh Hoà Bình cần phải cố gắng hơn nữa trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung quản lý này và đặc biệt cần phải nâng cao việc kiểm tra đánh giá để rút kinh nghiệm trong quá trình cung cấp dịch vụ, xem xét lại mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Bởi vì, mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh còn thiếu và chưa có sự gắn kết, cộng tác phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ đối tượng.

Trung tâm hoạt động theo mô hình nuôi dưỡng tổng hợp, chưa có phân khu thành những khu nuôi dưỡng cho từng nhóm đối tượng (chỉ riêng khu quản lý tâm thần được tách riêng) nên khó khăn cho công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các đối tượng xã hội.

Đối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức thấp, có những mặc cảm về bản thân, tâm lý dễ bị tác động từ những người xung quanh nên khó khăn trong quá trình quản lý, giáo dục. Các cháu nhỏ được tiếp nhận vào nuôi dưỡng thường bị suy dinh dưỡng nên đòi hỏi phải có sự chăm sóc một cách phù hợp, phòng bệnh chu đáo và có khu riêng biệt, nhưng hiện tại trung tâm đang hoạt động theo mô hình tổng hợp, cơ sở hạ tầng xuống cấp, diện tích phòng ở và khuân viên chưa đảm bảo theo quy định.

Bên cạnh 2 nội dung quản lý được được phân tích ở trên, nội dung quản lý được đánh giá có mức độ thực hiện thấp hơn 2 nội dung trên đó là: “Chủ thể quản lý cũng phải chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh xã hội đặc biệt tái hòa nhập cộng đồng”, ĐTB = 3,67.

Đây là nội dung được chủ thể quản lý cũng như nhân viên công tác xã hội trên đại bàn tỉnh Hoà Bình đánh giá về mức độ thực hiện thấp hơn 2 nội dung quản lý nêu trên. Có nhiều lí do có thể lí giải cho kết quả này, tuy nhiên có thể nhận thấy đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, hiệu qủa của nhiệm vụ quản lý này chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, không chỉ phụ thuộc vào bản thân chủ thể quản lý mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đối tượng xã hội có sẵn sàng và cố gắng thực hiện mọi nhiệm vụ theo sự chỉ đạo, định hướng để hoà nhập cộng đồng hay không? Sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng, sự trợ giúp của cộng đồng đối với các đối tượng xã hội như thế nào? Tuy nhiên, rõ ràng ở đây, chủ thể quản lý cần phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ này của mình, có những chỉ đạo sát sao hơn nữa tới nhiệm vụ này.

2.3.2.Thực trạng quản lý đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội

Bảng 2.4: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội

TT Nội dung quản lý Kém

(%)

Yếu (%)

Trung bình

(%)

Khá (%)

Tốt

(%) ĐTB Xếp hạng

1

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc quy hoạch đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội

1.6 7.6 42.1 32.0 16.7 3,55 2

2

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở xã hội

.8 1.0 13.7 34.6 49.9 4,32 1

3

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách đãi ngộ đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội

2.0 21.1 34.8 23.9 18.3 3.35 5

4

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội

4.6 14.9 26.0 34.4 20.1 3.50 3

5

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đánh giá đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội

5.0 16.7 26.2 34.2 17.9 3.43 4

6

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội

7.2 22.7 24.9 26.6 18.7 3.27 6

ĐTB chung 3,57

Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội từ bảng số liệu trên cho thấy: Chủ thể

quản lý đã thực hiện nội dung quản lý này ở mức độ “khá” với ĐTB = 3,57.

Kết quả đạt được này chứng tỏ, chủ thể quản lý đã tích cực chủ động và có trách nhiêm cao trong quá trình quản lý của mình. Trong đó, chủ thể quản lý đã chủ động chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này theo các một quy trình chặt chẽ.

Trong đó, nội dung quản lý “Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở xã hội” có ĐTB = 4,32, mức độ thực hiện đạt loại “Tốt”. Đây cũng là nội dung quản lý được đánh giá đã được chủ thể quản lý thực hiện ở mức độ tốt nhất trong 6 nội dung mà chúng tôi khảo sát. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi vì đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở xã hội chính là nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở xã hội, đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở xã hội đóng vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ của cơ sở xã hội. Việc chủ thể quản lý tuyển dụng được đội ngũ nhân viên đúng chuyên môn đào tạo, có đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết với nghề vào phục vụ các cơ sở xã hội sẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho cơ sở xã hội đạt được những thành công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, các cán bộ quản lý và nhân viên công tác xã hội chưa đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý này ở mức độ “Tốt” vì những lí do cơ bản sau đây: So với yêu cầu về đội ngũ nhân viên công tác xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng xã hội cần được trợ giúp tại tỉnh Hoà Bình hiện này thì mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng; cơ sở vật chất của Trung tâm công tác xã hội được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn rất thiếu. Trung tâm chủ yếu vẫn là nuôi dưỡng tập trung các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, chăm sóc, trợ giúp và hỗ

trợ tái hoà nhập cộng đồng, thiếu sự liên kết, kết nối đa ngành. Đồng thời, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội làm việc tại các trung tâm còn nhiều hạn chế, phần lớn các cán bộ nhân viên này chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo (95% cán bộ, nhân viên tại các cơ sở bảo trợ xã hội làm việc không đúng chuyên ngành, 5% chưa được đào tạo). Vì vậy, năng lực chăm sóc, trợ giúp các đối tượng của các cơ sở không cao, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay và hội nhập quốc tế.

Việc chủ thể quản lý thực hiện tốt chiệm vụ bố trí, sắp xếp đội ngũ nhân viên công tác xã hội vào đúng phòng, ban, giao đúng nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo, đúng với năng lực, tính cách và sở trường của họ điều này sẽ giúp cho nhân viên công tác xã hội yêu nghề hơn, cống hiến hết mình hơn cho nhiệm vụ của họ.

“Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội”, ĐTB = 3,50 cho thấy. công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, hoạt động sự nghiệp về công tác xã hội cho nhân viên xã hội tại tỉnh nhà đã được chú trọng. Tuy nhiên, nội dung quản lý này chưa thường xuyên, bố trí kinh phí, trang thiết bị làm việc còn eo hẹp, cán bộ và cộng tác viên làm công tác xã hội chưa tương ứng với nhiệm vụ công tác xã hội đang phát triển. Chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác xã hội còn hạn chế, chưa có cơ chế dành riêng cho cán bộ và cộng tác viên làm công tác xã hội nên chưa động viên được nhiều người tham gia làm cộng tác viên công tác xã hội ở các cấp.

Bên cạnh đó, một nội dung quản lý có đa số cán bộ quản lý ngành công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình được nghiên cứu đánh giá mới chỉ thực hiện đạt ở mức độ “Trung bình”, đó là nội dung quản lý “Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội”, ĐTB = 3,27. Kết quả nghiên cứu này là cơ

sở quan trọng để cán bộ quản lý các cơ sở xã hội tại tỉnh Hoà Bình nhìn nhận lại việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Nếu nhân viên xã hội có trình độ chuyên môn, có năng lực, yêu nghề, có chí tiến thủ, tâm huyết với nhiệm vụ được giao song lại không được cân nhắc và bổ nhiệm giữ những vị trí chủ chốt trong cơ sở xã hội thì bản thân nhân viên xã hội sẽ không có động lực để thực hiện tốt nhiệm vụ hiện tại và tương lai của mình. Do đó, việc xem xét và bổ nhiệm nhân viên xã hội có đủ trình đọ, năng lực chuyên môn, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần xây dựng tập thể là rất quan trọng, chủ thể quản lý tại các cơ sở xã hội tỉnh Hoà Bình cần phải lưu ý đến vấn đề này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, qua nghiên cứu thực tiễn và phỏng vấn sâu về nội dung quản lý này chúng tôi còn nhận thấy: chủ thể quản lý tại các cơ sở xã hội tỉnh Hoà Bình cần phải chú trọng hơn nữa đến việc phát triển được mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong hệ thống các trường học trong tỉnh cũng như áp dụng mã số ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp. Cần tuyển dụng được cộng tác viên công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển hệ thống mạng luới công tác xã hội tại địa phương.

2.3.3.Thực trạng quản lý tài chính, tài sản trong các cơ sở bảo trợ xã hội Bên cạnh 2 nội dung quản lý mà chúng tôi đã phân tích ở trên, chúng tôi còn tìm hiểu thêm thực trạng về nội dung quản lý tài chính, tài sản trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nội dung này được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 63 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)