Thực trạng công tác xã hội tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 53 - 63)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH

2.2. Thực trạng công tác xã hội tỉnh Hoà Bình

2.2.1. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình

Triển khai đề án 32 của Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012 – 2020, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã được được các thành tựu đáng kể về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.1: Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình

TT Các lớp đào tạo, bồi dưỡng Số lớp Số người học Năm thực hiện

Các lớp đào tạo, bồi dƣỡng 1 Lớp tập huấn nâng cao năng lực

cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

08 398 2011

2 Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội cấp xã

08 417 2012

3 Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội cấp xã

02 140 2013

4 Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội cấp xã

02 102 2014

Đại học hệ vừa làm, vừa học ngành C ng tác hội theo Đề án 32 1 Phối hợp với Trường Trung học

Kinh tế – Kỹ thuật Hoà Bình liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh và khai giảng lớp Đại học hệ vừa làm, vừa học ngành Công tác xã hội theo Đề án 32

01 86 2013

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, Sở Lao động-Thương binh và xã hội năm

Bảng số liệu trên cho thấy, thực trạng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình theo mục tiêu của Đề án 32 đã được tỉnh Hoà Bình chú trọng thực hiện. Trong đó, các lớp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công tác xã hội các cấp đã được tiến hành, với số lượng người tham gia theo học rất đông. Đây chính là cơ sở rất tốt nhằm giúp cho tỉnh Hoà Bình xây dựng được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của ngành công tác xã hội. Tỉnh Hoà bình cũng đã cố gắng phối hợp với Trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Hoà Bình liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh và khai giảng lớp Đại học hệ vừa làm, vừa học ngành Công tác xã hội theo Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội cho 86 sinh viên là cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan từ cấp xã đến cấp tỉnh thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành khác có liên quan để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn, trong đó có 67 sinh viên được hỗ trợ học phí từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với số kinh phí là 268 triệu đồng.

Với những cố gắng và nỗ lực để xây dựng một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, phúc đáp tốt nhất nhu cầu được phục vụ của những người thuộc các nhóm xã hội yếu thế trên địa bàn tỉnh nhà, tỉnh Hoà Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.

2.2.2. Thực trạng về đối tượng xã hội tại tỉnh Hòa Bình

Theo thống kê, dân số trên địa bàn tỉnh hiện có 284.500 đối tượng cần sự hỗ trợ của các dịch vụ công tác xã hội, phục hồi chức năng, chiếm hơn 34% dân số toàn tỉnh. Thực trạng về đối tượng xã hội tại tỉnh Hòa Bình sẽ được chúng tôi tổng hợp thành bảng số liệu 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Số lượng các đối tượng xã hội tại tỉnh Hòa Bình

TT Các đối tƣợng hội Số lƣợng

1 Người cao tuổi cô đơn 88.170

2 Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

53.000

3 Người khuyết tật, tâm thần 16.000

4 Người có công với cách mạng 30.000

5 Hộ gia đình nghèo 38.043

Hộ cận nghèo 36.628

6 Người mại dâm bị nhiễm HIV/AIDS 100

7 Người nghiện ma tuý… 2.300

8 Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng thàng tại cộng đồng

20.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, Sở Lao động-Thương binh và xã hội năm

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 284.500 đối tượng cần sự hỗ trợ của các dịch vụ công tác xã hội, phục hồi chức năng, chiếm hơn 34% dân số toàn tình. Như vậy, tỉnh Hòa Bình hiện có

số lượng đối tượng xã hội cần được trợ giúp rất lớn. Đối tượng xã hội cần được trợ giúp rất đa dạng. Trong đó: Có tới 88.170 người cao tuổi cô đơn, đây là đối tượng xã hội chiểm tỷ lệ nhiều nhất so với nhóm xã hội yếu thế cần được trợ giúp tại tỉnh. Tiếp đên là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (53.000 em),…

Bên cạnh đó, tỉnh Hòa Bình còn có tới hàng ngàn người là dân tộc thiểu số khó khăn; nhiều gia đình có bạo lực và phụ nữ bị bạo hành ở mức độ khác nhau; có 179 xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, trong đó có 68 xã đặc biệt khó khăn và 64 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 20150; hàng trăm cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội (ly thân, ly hôn, sao nhãng việc chăm sóc giáo dục con cái, căng thẳng vì nghèo khổ, xâm hại trẻ em và nảy sinh tội phạm khác…) gọi chung là các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Trong tình hình chung của xã hội, cùng với mặt tích cực của quá trình đổi mới sẽ xuất hiện và phân hoá giàu nghèo lớn hơn, tỷ lệ tội phạm ma tuý, mại dâm, trẻ bị xâm hại, bóc lột, người bị bạo hành, bị mua bán tăng cao, vấn đề sức khoẻ tâm lý, chăm sóc bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi cô đơn cần phải có dịch vụ công tác xã hội hoàn chỉnh, thông qua công tác can thiệp hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng xã hội để nâng cao năng lực xã hội, cân bằng môi trường sống…Đây chính là những đối tượng cần sự hỗ trợ của các dịch vụ công tác xã hội. Theo thống kê qua từng năm cho thấy: Đối tượng Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có xu hướng ngày càng tăng cao. Đây chính là vấn đề đặt ra đối với tỉnh Hòa Bình đối với nhiệm vụ trong yếu này.

2.2.3.Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng xã hội tại tỉnh Hoà Bình

Thực trạng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội tại tỉnh Hoà Bình đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:

- Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội:

Các huyện thành phố đã hoàn thành việc rà soát, thẩm định hồ sơ, quyết định điều chỉnh tăng, giảm đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. Đề xuất UBND tỉnh quyết định điều chỉnh nâng mức trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng xã hội. Tại thời điểm tháng 12 năm 2015 toàn tỉnh có 20.913 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng 1 (tăng 3.068 đối tượng so với cùng kỳ năm 2014).

Trung tâm Công tác xã hội đã tổ chức quản lý, nuôi dưỡng 159 lượt đối tượng 2, đạt 106% kế hoạch năm (số tăng mới trong năm là 34 người); Đã tạo điều kiện, kết nối với thân nhân, gia đình và địa phương đưa 11 đối tượng hòa nhập cộng đồng.

Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng huyện Kỳ Sơn thực hiện khám định kỳ, khám sàng lọc phân loại đối tượng để xác định phương án điều trị, theo dõi sức khoẻ, điều trị bệnh thông thường. Lập hồ sơ bệnh án cho 14 đối tượng tâm thần. Tổ chức cho 100 lượt đối tượng bảo trợ xã hội đi khám bệnh thường xuyên, định kỳ tại Bệnh viện đa khoa Kỳ Sơn; Xét nghiệm Test nhanh HIV cho 29 người, viêm gan B cho 17 đối tượng tại trung tâm vv...

Duy trì việc tổ chức sinh hoạt văn hóa tinh thần cho đối tượng giúp cho đối tượng nâng cao nhận thức và chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức tham vấn, tư vấn cho 410 đối tượng xã hội tại trung tâm và cộng đồng. Tiếp đón 40 đoàn khách tới tặng quà và làm việc tại trung tâm. Làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, quản lý đối tượng, không để xảy ra các vụ mất an ninh trật tự trong cơ quan. Tổ chức cho các đối tượng lao động tăng gia sản xuất để bổ sung nguồn thực phẩm cho sinh hoạt vv....

1Trong đó: 9.779 người cao tuổi; 8.305 người tàn tật; 3.322 người tâm thần; 235 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 2.594 đối tượng khác.

Tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh tổ chức tặng quà cho người cao tuổi tại huyện Mai Châu và huyện Lương Sơn; Hướng dẫn các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã phường, thị trấn tổ chức lễ chúc thọ, mừng thọ cho 593 người cao tuổi thọ 90 và trên 100 tuổi. Thực hiện tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện đề án 32, đề án 1215, đề án 1019, Luật người khuyết tật 3. Mở 02 lớp tập huấn theo Đề án 32 và 01 lớp theo Đề án 1215 cho 165 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn với tổng kinh phí 274 triệu đồng. Duy trì công tác quản lý lớp Đại học nghề công tác xã hội hệ vừa làm vừa học. Phối hợp với Viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Trung ương khám sàng lọc thực hiện phẫu thuật chỉnh hình 24 người khuyết tật vận động.

Ngày 25/11/2013 UBND tỉnh Hoà Bình đã ra Quyết định số 2811/QĐ- UBND về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội. Ngoài nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, Trung tâm còn thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ thu nhận thông tin, đánh giá nhu cầu, phân loại và chuyển tuyến dịch vụ, cung cấp các dịch vụ tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, hỗ trợ thụ hưởng các chính sách trợ giúp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, chăm sóc khẩn cấp cho hàng ngàn đối tượng.

- Công tác xoá đói giảm nghèo:

Quan tâm chăm lo tết cho người nghèo, đối tượng xã hội. Đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ tiền tết cho 31.796 hộ nghèo, mức hỗ trợ 300.000 đồng/

3Báo cáo 5 năm thực hiện Luật người khuyết tật và Đề án 1019 trợ giúp xã hội cho người khuyết tật giai đoạn 2012 -2020.; Báo kết quả thực hiện đề án 32 và đề án 1215 giai đoạn 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch thực hiện các Đề án giai đoạn 2016 – 2020. Báo cáo 5 năm thực hiện Kết luận số 73-KL/W của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 51-CT/W của Ban Bí Thư Trung Uơng Đảng khóa VI về giúp đỡ Hội người mù Việt Nam.

Báo cáo thực hiện kết luận số 305-TB/TU ngày 03/02/2010 của ban Bí Thư khóa X về kết quả thực hiện Chỉ thị số 59- Ct/W ngày 27/9/1995 của ban Bí thư khóa VII về chăm sóc người cao tuổi. Báo cáo 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi và chương trình hành động Quốc về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 -2020

hộ, tổng kinh phí là 9.538,8 triệu đồng. Một số huyện như Lương Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thủy, Đà Bắc đã trích từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ gạo cho 2.396 hộ nghèo, hộ khó khăn (với 6.764 khẩu) trong dịp tết và những tháng đầu năm với tổng số gạo là 77.915kg. Ngoài ra các cơ quan, đơn vị tặng 1.035 kg gạo cho các hộ khó khăn 4. 100% hộ nghèo được vui tết, đón xuân, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng các hộ bị thiếu ăn trong những ngày tết, tháng giáp hạt. Các hộ khó khăn khi xảy ra thiên tai được địa phương thăm hỏi hỗ trợ kịp thời để ổn định đời sống.

Hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT với 457.238 người (bao gồm người nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; đối tượng Bảo trợ xã hội và người cao tuổi, người thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% và 70%). Có 7.766 hộ nghèo, 5.612 hộ cận nghèo, 1.369 hộ mới thoát nghèo, 4.847 hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, 2.012 hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và 2.597 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất; 11.093 hộ được vay để làm các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 348 sinh viên được vay vốn đi học vv...

Triển khai thực hiện 5 mô hình dự án giảm nghèo 5 giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi. Cùng với Quỹ Thiện Tâm thẩm định trực tiếp

4 Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình đã phát động và tổ chức thực hiện phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam " năm 2015, thông qua Trung ương Hội, tỉnh Hội, các huyện, thành Hội đã hỗ trợ và vận động hỗ trợ 9.007 hộ nghèo và 1.297 hộ nạn nhân chất độc da cam và 3.480 đối tượng khác với tổng giá trị trên 4.922 triệu đồng (bình quân 350.000đồng/xuất). Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cấp huyện đã trích từ Quỹ ngày vì người nghèo các cấp, tiếp nhận từ Bộ Công an và huy động các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp hỗ trợ thăm hỏi tặng hỗ trợ 3.174 xuất quà cho các hộ nghèo, đối tượng xã hội tổng trị giá trên 1.408 triệu đồng..

5 Mô hình chăn nuôi lợn thịt tại 2 xã Đoàn Kết và Yên Hòa huyện Đà Bắc; Chăn nuôi Dê tại xã Trung Hòa

tình trạng nhà ở và thực hiện hỗ trợ cho 50 hộ nghèo sửa chữa, xây mới nhà ở (kinh phí 50 triệu đồng/hộ). Phối hợp với tổ chức Oxfram – Anh tổ chức thực hiện Dự án đánh giá chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014- 2016 tại các Sở, ngành và huyện Đà Bắc.

Tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 cấp huyện, cấp tỉnh. Triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo tới cấp huyện, cấp xã theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều và chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Thông qua việc triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội cuối năm 2015 số nghèo trong toàn tỉnh giảm còn 25.553 hộ/208.460 hộ dân bằng 12,26% (giảm 3,2%

so với năm 2014) vượt chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao là 13,7%.

-Thực trạng chính sách đối với Người có công:

Đã thực hiện chu đáo việc thăm hỏi tặng quà, chăm lo đời sống người có công các gia đình chính sách trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi và ngày thương binh liệt sĩ 27/7 tổng số trên 45.000 xuất quà, kinh phí 9.245 triệu đồng. Ngoài quà của Chủ tịch nước và của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tặng 3.774 xuất quà cho người có công kinh phí bằng 734 triệu đồng.

Thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên, trợ cấp một lần với người có công và thân nhân. Thẩm định hồ sơ đề nghị Hội đồng y khoa giám định CĐHH 810 người; Quyết định cho người và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH 647 người;

Quyết định cho 27 thân nhân hưởng tuất CĐHH; giải quyết mai táng phí CĐHH 94 người; Mai táng phí cho 36 là thanh niên xung phong, 399 người là Cựu chiến binh, đối tượng theo Quyết định 62, Quyết định 290; 115 thân nhân liệt sĩ từ trần; Quyết định hưởng trợ cấp ưu đãi Bà mẹ Việt Nam anh hùng 34 người; Đề nghị mai táng phí đối với người HĐKC từ trần 363 người.

Quyết định hưởng trợ cấp vợ liệt sĩ tái giá 76 người; Làm thủ tục cấp đổi lại 370 Bằng Tổ quốc ghi công. Đề nghị suy tôn liệt liệt sĩ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công 05 hồ sơ; Thực hiện trợ cấp ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là con

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)