Dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 23)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ

1.2. Dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí

1.2.1. Khái niệm dịch vụ CTXH với người khiếm thị

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm: dịch vụ, dịch vụ xã hội, DVCTXH với người khiếm thị, tôi đưa ra khái niệm về DVCTXH với người khiếm thị như sau:

DVCTXH với người khiếm thị là những dịch vụ, hoạt động nhằm trợ giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của người khiếm thị, cũng cố những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và hòa nhập xã hội của người khiếm thị.

1.2.2. Đặc điểm DVCTXH với người khiếm thị

- Mục đích của dịch vụ CTXH với người khiếm thị được thực hiện là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân, gia đình và cộng đồng người khiếm thị, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Từ đó, họ có thể xây

15

dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội.

- Các loại hình DVCTXH với người khiếm thị

Dịch vụ CTXH với người khiếm thị được triển khai thông qua hình thức: các hoạt động, dịch vụ CTXH cá nhân với người khiếm thị hay các hoạt động, dịch vụ CTXH nhóm với người khiếm thị.

DVCTXH cá nhân với người khiếm thị bao gồm các dịch vụ: tham vấn, tư vấn; quản lý trường hợp; hỗ trợ can thiệp khủng hoảng; hỗ trợ xử lý stress.

DVCTXH nhóm với người khiếm thị bao gồm các dịch vụ: nhóm hỗ trợ; nhóm giáo dục; nhóm phát triển; nhóm tham vấn-trị liệu; nhóm giải trí.

- Nguyên tắc cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị bao gồm các nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận thân chủ; nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ; nguyên tắc đảm bảo tính cá nhân hóa; nguyên tắc cùng tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ.

1.2.3. Các cơ quan cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị

- Các cơ quan nhà nước bao gồm: Sở, ngành, Tổ chức chính trị-xã hội, Phòng LĐTBXH, Trường học cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị các chính sách như: Trợ cấp chế độ bảo trợ hàng tháng, giáo dục, y tế, tiếp nhận và chuyển gửi, truyền thông các chính sách...

- Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập thuộc nhà nước cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị như: chăm sóc, nuôi dưỡng, y tế là chủ yếu. Số lượng người khiếm thị sống trong các Trung tâm BTXH không nhiều, chủ yếu là các nhóm đối tượng như trẻ em, người già cô đơn, người bệnh tâm thần...

- Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (Trung tâm, cơ sở, mái ấm) thuộc các cá nhân, tổ chức tông giáo, tổ chức NGOs cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị khá phong phú và đa dạng như: chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm

16

sóc sức khỏe về y tế, giáo dục hòa nhập, tư vấn/tham vấn, kỹ năng sống, phục hồi, can thiệp trị liệu, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, vui chơi-giải trí...

1.2.4. Yêu cầu về chuyên môn của nhân viên xã hội trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị

Nhân viên CTXH là người thường đóng nhiều vai trò khác nhau trong hoạt động của họ. Do vậy, nhân viên CTXH khi làm việc với người khiếm thị cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp:

- Về kiến thức: nhân viên CTXH cần có những kiến thức cơ bản như:

kiến thức về chính sách và dịch vụ trợ cấp xã hội liên quan đến người khiếm thị; kiến thức hành vi ứng xử với người khiếm thị và môi trường xã hội sống của họ, bao gồm kiến thức về phát triển con người mà đặc biệt là người khiếm thị, phát triển nhân cách của họ; nhân viên CTXH cần phải hiểu được giá trị của họ và tiêu chuẩn văn hóa của họ, cũng như quá trình hòa nhập cho người khiếm thị. Nhân viên CTXH nắm vững chắc các phương pháp CTXH để có sự can thiệp trong khi làm việc với cá nhân, làm việc nhóm và tổ chức cộng đồng đối với người khiếm thị; kiến thức về nghiên cứu, cách thức quản lý và các kiến thức chung về kinh tế - xã hội, pháp luật...

- Về kỹ năng: nhân viên CTXH cần có những kỹ năng khi làm việc với người khiếm thị như: kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng thu thập thông tin, phân tích thông tin; kỹ năng nhận xét, đánh giá; kỹ năng thiết lập mối quan hệ với người khiếm thị; kỹ năng quan sát; kỹ năng giúp đối tượng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để có hiệu quả; kỹ năng kiểm soát cảm xúc như giữ được bình tĩnh, tự tin chính mình trước mọi tình huống; kỹ năng làm việc với nhiều tổ chức khác nhau, kể cả những tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ và các tổ chức tôn giáo... kỹ năng biện bộ cho nhu cầu của đối tượng; kỹ năng giao tiếp và tư vấn/tham vấn.

17

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)