Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ
1.4 Tình hình về người khiếm thị, Pháp luật và Chính sách liên quan đến
1.4.1. Khái quát về tình hình người khiếm thị ở thế giới và Việt Nam hiện nay
Trên thế giới
Theo nguồn thông tin của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: thống kê trên thế giới vào năm 2002 cho thấy ước tính hiện nay có khoảng 161 triệu người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị và 37 triệu người mù, 90% trong số đó đang sống ở các nước đang phát triển (11,6 triệu người ở khu vực Đông Nam Á, 9,3 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 6,8 triệu người ở Châu Phi), 1,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị mù... Ngoài ra trên thế giới còn có hàng triệu người khác bị mù chức năng vì tật khúc xạ (cận thị,viễn thị, loạn thị), 80% người mù trên 50 tuổi. Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các bệnh về mắt. Khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh được bằng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa. Thống kê riêng ở Anh về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu
19
mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi.
Năm 2011 Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố tỷ lệ người suy giảm thị lực trên thế giới khoảng 285 triệu người trong số đó có 246 triệu người có thị lực kém ở mức độ vừa phải đến mức độ nặng và 39 triệu người mù trong đó có 82 số người mù ở độ tuổi trên 50. 73% số người bị suy giảm thị lực ở mức độ trung bình và nặng và 58% số người mù lòa sống ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong tổng số 285 triệu người mù và khiếm thị này có đến 90% người sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới. Việt Nam được xếp vào trong nhóm các nước này.
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có một một công trình nghiên cứu điều tra nào có quy mô toàn quốc và toàn diện về người khiếm thị để có những số liệu chính xác, mang tính tổng thể về số lượng người khiếm thị, những dạng khiếm thị, độ tuổi, giới tính, nguyên nhân, tâm lý, nhu cầu các dạng dịch vụ và sản phẩm dịch vụ mà những người khiếm được tiếp cận... Vì vậy, các con số sau chỉ mang tính thống kê, cục bộ. Theo kết quả điều tra vào năm 2002 của Viện mắt Trung ương có khoảng 900.000 người khiếm thị trong đó có khoảng hơn 600.000 người thuộc đối tượng mù chiếm 1,2% dân số cả nước.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến những người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng về mọi mặt không chỉ trong việc đảm bảo sức khoẻ, cuộc sống vật chất mà cả những vấn đề về văn hoá, tinh thần, quyền lợi tiếp cận các dịch vụ. Gần đây, hàng loạt các văn bản mang tính pháp quy đã được ra đời như: “Luật Người khuyết tật” (năm 2010) và các văn bản khác liên quan đến quyền người khuyết tật. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có
20
hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu lý luận và triển khai tổ chức thực hiện trong thực tiễn dịch vụ công tác xã hội cho người khiếm thị vẫn còn rất mới mẻ.
1.4.2. Luật pháp, chính sách liên quan về CTXH với người khiếm thị Với hệ thống Pháp luật hiện nay của nước ta, quyền con người được chú trọng hơn nhiều và đặc biệt là quyền của người khiếm thị. Cụ thể:
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.
- Luật Người khuyết tật năm 2010 (Luật số: 51/2010/QH12) của Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2011. Luật mở rộng hơn về quyền của NKT, về các chính sách xã hội hóa, hỗ trợ NKT trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật về dạng tật, mức độ khuyết tật, xác định mức độ khuyết tật, chính sách xã hội hóa trợ giúp NKT; chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo… việc làm cho NKT, giảm giá vé, giá dịch vụ, thực hiện cải tạo công trình công cộng, phương tiện giao thông tiếp cận, bảo trợ xã hội…
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
trong đó quy định về hệ số và mức hưởng trợ cấp của đối tượng.
- Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 -
21
2020, mục tiêu hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Mục tiêu của Đề án là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
- Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật. Thông tư này quy định về quản lý trường hợp với người khuyết tật tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
- Quyết định số 2746/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố ngày 27 tháng 5 năm 2016 về phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
22
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu lý luận về Dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về người khiếm thị người và vấn đề mà họ đang gặp phải. Thông qua các khái niệm, quan niệm, các hoạt động/dịch vụ trợ giúp người khiếm thị chúng ta có cái nhìn khái quát và đúng đắn về đối tượng trong hoạt động CTXH, hiểu hơn về thông tin cũng như hoàn cảnh và quyền của người khiếm thị giúp chúng ta xác định đúng đắn hơn về vị trí và vai trò của họ trong đời sống xã hội , rằng họ là một phần của xã hội, không ai phủ nhận quyền con người của chính họ.
Từ những khái niệm về CTXH, CTXH cá nhân, CTXH nhóm rất quan trọng trong việc trợ giúp người khiếm thị thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người khiếm thị đối với xã hội và hòa nhập với cộng đồng xã hội.
DVCTXH với người khiếm thị không phải là hoạt động/dịch vụ từ thiện mà là hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực cá nhân của những người khiếm thị, nhân viên xã hội không chỉ là người hỗ trợ, chia sẻ, lắng nghe mà còn là những người định hướng cho người khiếm thị tự giải quyết được vấn đề của mình trong cuộc sống, tự tin và vững vàng hòa nhập cộng đồng.
23 Chương 2