Khảo sát thực trạng về người khiếm thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH với người khiếm thị:
- Yếu tố kinh tế gia đình người khiếm thị
Qua khảo sát 40 người khiếm thị thì hầu hết gia đình của người khiếm thị thuộc diện hộ nghèo (30%) và cận nghèo (42.5%); hộ trung bình (22.5%) và hộ khá (5%) chiếm tỷ lệ thấp.(Biểu 2.3).
Biểu 2.3. Gia đình của người khiếm thị thuộc diện chính sách
30%
42%
23%
5%
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá
Từ đó, chúng ta thấy những gia đình người khiếm thị có hoàn cảnh kinh tế thuộc hộ nghèo và cận nghèo thì gia đình họ không đủ khả năng cung cấp các hoạt động/dịch vụ cho người khiếm thị như: hoạt động chăm sóc sức khỏe (chữa trị), hoạt động giáo dục hòa nhập, hoạt động vui chơi giải trí…vv. Do đó, người khiếm thị sống trong gia đình có hoàn cảnh khò khăn về kinh tế thường chịu sự thiệt thòi và ít có cơ hội để phát triển so với người khiếm thị có kinh tế gia đình khá và giàu có. Chính vì thế, chính sách trợ giúp của nhà nước cho người khiếm thị về trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ cấp bảo hiểm y tế
57
và giảm học phí...vv là rất cần thiết cho người khiếm thị để họ có cơ hội phát triển và hòa nhập xã hội.
“Vì sao anh/chị mong muốn chính quyền quan tâm hỗ trợ?”. Chị Th tâm sự: “Sự hỗ trợ của chính quyền về trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ cấp bảo hiểm y tế và giảm học phí là rất cần thiết với tụi em. Tuy sự hỗ trợ không nhiều, nhưng nó góp phần giúp tụi em ổn định cuộc sống.
- Yếu tố về bản thân người khiếm thị
Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho người khiếm thị trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong việc tiếp cận các hoạt động/dịch vụ xã hội như: giáo dục, việc làm, y tế, giao thông, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội khác.
Chẳng hạn như Chị M chia sẻ: “Nếu người sáng mong có một mái ấm gia đình hạnh phúc thì người khiếm thị tụi em cũng vậy thôi. Nhưng cái suy nghĩ đó chỉ tồn tại trong tụi em mà không có trong suy nghĩ của bố mẹ.
Thường thì bố mẹ cứ nghĩ con mình bị khuyết tật thì đâu cần yêu đương làm gì. Vô tình cha mẹ đã đưa tụi em vào một nỗi đau không nói nên lời “Khuyết tật thì không có tình yêu!”.
- Yếu tố chính sách đối với người khiếm thị
Hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều chính sách của nhà nước dành cho người khiếm thị như: trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí, thẻ đi xe buýt miễn phí, ưu tiên trong giáo dục đối với người thị, học nghề và giới thiệu việc làm cho người khiếm thị nhưng trên thực tế người khiếm thị đang gặp phải rất nhiều rào cản trong việc tiếp cận các chính sách, điển hình là chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng nhiều người khiếm thị chưa được nhận, chính sách giáo dục còn có sự phận biệt đối xử đối với người khiếm thị, chính sách đào tạo những ngành nghề chỉ chú trọng vào người sáng mắt cho nên người khiếm thị rất ít có cơ hội học nghề, cho dù họ có theo học thì cũng
58
không tìm được việc làm phù hợp. Mặt khác, số đông người khiếm thị chưa biết hoặc chưa có điều kiện, khả năng tiếp cận, hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành cho họ..., điều đó đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của người khiếm thị bị hạn chế.
Tuy các nguồn lực của các cơ quan/tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người khiếm thị trên địa bàn Thành phố đa dạng; nhưng hoạt động còn riêng lẻ và chưa có sự nối kết với nhau trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Các đơn vị công lập có cơ sở vật chất và nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước nhưng chỉ thực hiện các hoạt động/dịch vụ xã hội gói gọn trong nội bộ mà không chia sẻ, cũng như kết nối với các cơ sở ngoài công lập hay cộng đồng. Còn các cơ sở ngoài công lập có cơ sở vật chất và nguồn tài chính từ các đơn vị chủ quản là các tổ chức tôn giáo, từ các tổ chức NGOs, từ các đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước, từ việc tự lao động sản xuất và cung cấp dịch vụ, từ các tình nguyện viên và cộng tác viên đóng góp nên kinh phí gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp các hoạt động/dịch vụ cho người khiếm thị.
- Yếu tồ trình độ chuyên môn
Phần lớn số cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên đang trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho người khiếm thị tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, Cơ sở Bảo trợ xã hội và tổ chức tôn giáo được đào tạo từ nhiều ngành học khác nhau, mà chưa chuyên sâu về ngành CTXH. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hỗ trợ, cung cấp dịch vụ CTXH cho người khiếm thị cách chuyên nghiệp. Nhìn chung, họ còn thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc với người khiếm thị cũng như chưa biết kết nối đối tượng với các nguồn lực, các dịch vụ CTXH hiện có trong cộng đồng cách bài bản. Từ đó, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
59
Tiểu kết Chương 2
Qua thực tiễn hoạt động/dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cho chúng ta thấy việc phát triển nghề CTXH trong trợ giúp nhóm người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là với nhóm đối tượng là người khiếm thị thực sự cần thiết. Có thể nói rằng, hoạt động trợ giúp/cung cấp dịch vụ CTXH cho người khiếm thị và cộng đồng người khiếm thị tính từ thực tiễn được triển khai và chú trọng vào nhu cầu, mong muốn của người khiếm thị , qua đó nhằm nâng cao nhận thức bản thân, xã hội, tâm lý, tình cảm. Thực tế hằng năm đội ngũ cán bộ làm CTXH ngày càng nhiều và chuyên nghiệp hơn cùng với sự quan tâm của các tổ chức xã hội nhằm đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên vấn đề dịch vụ CTXH với người khiếm thị còn riêng lẻ và chưa có sự nối kết giữa các cơ quan/đơn vị và tổ chức. Thực trạng trên cũng là cơ sở và tiền đề đưa ra định hướng và giải pháp về mặt chuyên môn trong lĩnh vực CTXH đối với người khiếm thị.
60 Chương 3