Thực trạng dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 62)

Hiện nay hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho người khiếm thị trên địa bàn TPHCM rất đa dạng trong sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân với nguồn nhân lực và tài lực mạnh (100%). Khảo sát với 30 cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ quan cung cấp dịch vụ CTXH (Các cơ quan công lập, các cơ quan ngoài công lập và các tổ chức NGOs) kết quả cho thấy như sau:

Bảng 2.1. Điểm mạnh các hoạt động/dịch vụ hỗ trợ cho người khiếm thị tại TPHCM

Stt Nội dung

Có Không

TS TL

(%) TS TL (%) 1 Đa dạng các hoạt động/dịch vụ 30 100 0 0 2 Có nhiều cơ quan/tổ chức/cá nhân thực hiện 30 100 0 0 3 Nguồn nhân lực, tài lực mạnh 30 100 0 0

2.2.1. Đời sống của người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát thực trạng về người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề nghị người khiếm thị và cán bộ/nhân viên chọn một trong ba mức độ phù hợp với ý kiến của mình. Kết quả thống kê được thể hiện như sau:

25

Bảng 2.2. Trình độ học vấn của người khiếm thị

Stt Trình độ học vấn TS TL

(%)

1 Mù chữ 0 0

2 Tiểu học 4 10

3 Trung học cơ sở 16 40

4 Trung học phổ thông 15 37.5

5 Trung cấp 3 7.5

6 Cao đẳng/Đại học 2 5

7 Sau Đại học 0 0

Kết quả bảng 2.2 cho thấy: Trình độ học vấn của người khiếm thị ở bậc Trung học cơ sở chiếm đa số (40%); kế đến là Trung học phổ thông (37.5%);

Tiểu học (10%); Trung cấp (7.5%) và thấp nhất là Cao đẳng/Đại học (5%).

Vì sao anh/chị học trình độ Trung cấp, Cao đẳng/Đại học không nhiều?

Anh H chia sẻ: “Lý do mà tụi em khó học cao hơn: Thứ nhất, khi đi học tụi em cần một bạn sáng bên cạnh để đọc bài. Thứ hai, có những ngành nghề chỉ tuyển người sáng nên tụi em không được theo học. Nếu tụi em có học thì cũng không tìm được việc làm”.

Khi được hỏi: “Trước tình trạng khiếm khuyết (khiếm thị) của mình anh/chị cảm thấy thế nào?”. Kết quả cho thấy: Nội dung được người khiếm thị chọn không với tỷ lệ rất cao, đó là: “Đau khổ/lo âu/bất lực” (74.2%) và

“Buồn chán/tự ti/mặc cảm” (70%). (Bảng 2.3)

26

Bảng 2.3. Cảm xúc của người khiếm thị trước tình trạng khiếm khuyết

Stt Nội dung

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Không TS TL

(%) TS TL

(%) TS TL (%) 1 Đau khổ/lo âu/bất lực 0 0 18 25.8 52 74.2 2 Buồn chán/tự ti/mặc cảm 0 0 21 30 49 70 3 Bình thường/vui vẻ với mọi người 50 71.4 20 28.6 0 0

Đâu là động lực để anh/chi thị vượt qua mặc cảm khiếm khuyết của thân? Chị Th cho biết: “Như em, bị mù bẩm sinh nên em sớm chấp nhận nó.

Như thế em cảm thấy bình thường và không buồn chán về cái mù của mình.

Có bạn vì không chấp nhận sớm cái mù của mình nên thường cảm thấy mặc cảm và lo âu”.

Còn anh D một người bị khiếm thị muộn chia sẻ: “Như em, không phải bị từ nhỏ thì rất khó chấp nhận cái mù của mình. Em luôn cảm thấy mặc cảm và đau khổ khi bị mù. Cảm giác đó cứ theo em cho đến khi em vào cơ sở Nhật Hồng. Nhờ sự động viên của các bạn khiếm thị và các Soeur em với chấp nhận sống vui vẻ với cái mù của mình”.

Điều này cho thấy người khiếm thị rất cần sự chăm sóc, động viên từ gia đình và cộng đồng để chấp nhận sống an vui với khiếm khuyết của mình.

Tỷ lệ người khiếm thị chọn thường xuyên “Vui vẻ với mọi người” nhờ thế cũng cao hơn (71.4%).

27

Bảng 2.4. Thái độ của gia đình đối với người khiếm thị

n=70

Stt Nội dung

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Không TS TL

(%) TS TL

(%) TS TL (%)

1 Thường xuyên lăng mạ 0 0 0 0 70 100

2 Coi NKT là gánh nặng cho gia đình 0 0 41 58.6 29 41.4 3 Bỏ mặc không chăm sóc 0 0 18 25.7 52 74.3 4 Quan tâm, chăm sóc 55 78.6 15 21.4 0 0 5 Tạo điều kiện chữa trị 50 71.4 11 15.7 9 12.9 6 Tạo điều kiện học tập/vui chơi 53 75.7 10 14.2 7 10.1 7 Tạo điều kiện tìm việc làm phù hợp 55 78.6 9 12.8 6 8.6

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Sự “Quan tâm, chăm sóc” (78.6%) và “Tạo điều kiện chữa trị” (71.4%) là nguồn động viên lớn nhất đối với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Nhưng đôi khi sự quan tâm, chăm sóc này của gia đình vượt quá giới hạn làm cho người khiếm thị cảm thấy khó chịu và trở nên vô dụng.

Vì sao anh/chị cảm thấy khó chịu khi gia đình quan tâm, chăm sóc quá mức? Chị M chia sẻ: “Là con gái em cũng muốn giặt đồ, rửa chén, quét nhà phụ mẹ. Nhưng ba mẹ cứ nghĩ em mù không thể làm được nên ngăn cản em.

Những lúc như thế em cảm thấy mình vô dụng lắm. Em chỉ mong ba mẹ hiểu cho là người khiếm thị cũng có thể làm được một số việc như người sáng”.

Nội dung được người khiếm thị chọn không với tỷ lệ cao, đó là:

“Thường xuyên lăng mạ” (100%) và “Bỏ mặc không chăm sóc” (74.3%).

Như vậy trong gia đình, người khiếm thị không bị lăng mạ và bị bỏ mặc không chăm sóc.

28

Nội dung được người khiếm thị chọn thỉnh thoảng với tỷ lệ cao (58.6%) và chọn không (41.4%), đó là “Coi người khiếm thị là gánh nặng cho gia đình”.

Với câu hỏi: “Theo anh/chị, bố mẹ có nghĩ người khiếm thị là gánh nặng cho gia đình không?”. Soeur D giải thích: “Hầu như bậc cha mẹ có con khiếm thị luôn lo lắng về tương lai sau này của con mình. Dù biết con là gánh nặng của bố mẹ, nhưng làm sao có thể thổ lộ với con, vì các em cũng luôn đau khổ về cuộc đời của chúng”.

Nội dung “Tạo điều kiện học tập/vui chơi” (75.7%) và “Tạo điều kiện tìm việc làm phù hợp” (78.6%) được người khiếm thị chọn cao ở mức độ thường xuyên.

Gia đình có tạo điều kiện cho anh/chị học tập và tìm việc làm phù hợp không? Chị Th chia sẻ: “Ở quê, gia đình xin cho tụi em đi học khó lắm. Vì tụi em không biết chữ nổi nên nhà trường không nhận vào học cùng với các bạn sáng. Còn việc làm thì không tìm được, vì gia đình và hàng xóm cứ nghĩ tụi em mù thì làm được chi cũng như họ không biết tụi em có thể làm việc gì”.

Bảng 2.5. Thái độ của bà con, hàng xóm đối với người khiếm thị n=70

Stt Nội dung

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không T

S

TL (%)

TS TL (%)

TS TL (%) 1 Coi thường người khiếm thị 0 0 10 14.3 60 85.7 2 Thấy tội nghiệp/thương hại 0 0 47 67.1 23 32.9

3 Quan tâm/giúp đỡ 55 78.6 12 17.1 3 4.3

4 Tạo điều kiện tìm việc làm phù hợp 0 0 16 22.9 54 77.1 5 Tạo điều kiện tham gia hoạt động xã

hội

0 0 50 71.4 20 28.6

29

Kết quả bảng 2.5 cho thấy: Hầu như thái độ của bà con, hàng xóm không “Coi thường người khiếm thị” (85.7%); trái lại họ “Quan tâm, giúp đỡ” người khiếm thị thường xuyên (78.6%).

Tuy không coi thường người khiếm thị. Nhưng nhiều khi với lòng trắc ẩn, bà con/hàng xóm thường có cái nhìn “Thấy tội nghiệp/thương hại” đối với người khiếm thị (67.1%). Chính cái nhìn thấy tội nghiệp ấy nhiều khi vô tình làm đau lòng người khiếm thị.

Khi được hỏi: “Anh/chị cảm thấy thế nào khi bà con/hàng xóm tội nghiệp/thương hại mình?”. Chị M tâm sự: “Hôm tết em về thăm nhà. Vô tình nghe cô N hàng xóm nói với mẹ “...Sao tôi thương con M quá à. Dễ thương như nó mà bị khiếm thị thật tội nghiệp...”. Dù biết cô N nói với ý tốt nhưng nơi em vẫn cảm thấy tụi thân”.

Hầu hết người khiếm thị chọn không (77.1%) khi nói về bà con/hàng xóm “Tạo điều kiện cho anh/chị tìm việc làm phù hợp”. Lý do vì bà con/hàng xóm không biết người khiếm thị có thể làm được gì và việc nào phù hợp với người khiếm thị. Đó cũng là nguyên nhân mà cộng đồng chưa tạo điều kiện cho người khiếm thị làm việc trong một số lĩnh vực có thể làm như: Giáo viên chuyên biệt, nhân viên tư vấn tâm lý, nhân viên vật lý trị liệu, ...

Một trong những khó khăn của người khiếm thị là thiếu sự linh hoạt khi tham gia các hoạt động cùng với người sáng. Đó là lý do mà thỉnh thoảng bà con/hàng xóm với “Tạo điều kiện cho người khiếm thị tham gia hoạt động xã hội” (71.4%).

Bà con, hàng xóm có tạo điều kiện cho anh/chị tham gia hoạt động xã hội không? Anh H chia sẻ: “Tính em thì thích vui vẻ, năng động và ca hát.

Tuy bà con, bạn bè và hàng xóm tạo điều kiện cho em tham gia các lễ hội cùng với họ. Nhưng khó khăn của người khiếm thị như em là thiếu linh hoạt

30

do không nhìn thấy. Vì thế, bà con, bạn bè và hàng xóm rất ngại khi tạo điều kiện cho tụi em; vì họ nghĩ là nếu có chuyện chi xảy ra thì tội nghiệp cho tụi em lắm!”.

Bảng 2.6. Nhu cầu của người khiếm thị

n=70

Stt Nội dung

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Không TS TL

(%) TS TL

(%) TS TL (%)

1 Được đi học 49 70 0 0 21 30

2 Được kết bạn với người sang 41 58.5 16 22.8 13 18.7 3 Tìm được việc làm phù hợp 70 100 0 0 0 0 4 Được trang bị kỹ năng sống

độc lập 52 74.2 18 25.8 0 0

5 Muốn mọi người hiểu và tôn

trọng mình 62 88.5 8 11.5 0 0

6 Muốn có tình yêu/hôn nhân 49 70 11 15.7 10 14.3 7 Muốn chính quyền quan tâm

hỗ trợ 70 100 0 0 0 0

Kết quả 2.6 cho thấy: “Tìm được việc làm phù hợp” “Muốn chính quyền quan tâm hỗ trợ” được người khiếm thị chọn thường xuyên ở mức cao (100%).

Vì sao người khiếm thị mong muốn tìm được việc làm phù hợp? Soeur H chia sẻ: “Mong ước của các em sau khi học xong là tìm được việc làm phù hợp để tự lo cho mình. Nhưng điều đó thật khó với người khiếm thị vì công việc họ có thể làm rất ít. Nhiều em đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và Đại học mà không xin được việc làm. Khó khăn của các em khi tìm việc làm cũng là thao thức của mấy Soeur “Cách nào để giúp các em đây!?””.

31

Mong muốn đi học để tìm việc làm tốt hơn là điều người khiếm thị quan tâm. Tuy nhiên chỉ 70% chọn mức độ mong muốn thường xuyên, còn lại 30% chọn mức độ không.

Giải thích cho lý do: “Vì sao anh/chị không muốn đi học tiếp để tìm một việc làm tốt hơn?”. Anh D chia sẻ: “Thật sự tụi em rất muốn đi học để tìm một việc làm phù hợp. Tuy nói thế nhưng công việc dành cho người khiếm thị rất ít. Những nghề mà người sáng nghĩ tụi em có thể làm chỉ là: massage, bấm huyệt, bán hàng rong, bán vé số. Như em và các bạn muốn trở thành nhân viên vật lý trị liệu nhưng không có trường nào nhận tụi em vào học. Vì thế tụi em không chọn mong muốn được đi học ở mức độ thường xuyên”.

Muốn “Được kết bạn với người sáng” (58.5%) cũng là cách để người khiếm thị hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Thông qua tình bạn sẽ giảm khoảng cách giữa người khiếm thị và người sáng. Nhờ kết bạn với người sáng mà người khiếm thị có cơ hội trải nghiệm những “Kỹ năng sống độc lập”

(74.2%) mà mình học được.

Vì sao người khiếm thị muốn kết bạn với người sáng? Anh H chia sẻ:

“Khi kết bạn với người sáng em cảm thấy mình tự tin hơn. Có những điều các bạn sáng chỉ cho khi tụi em không biết. Những điều thầy cô dạy cho nhờ thế mà được dùng trong cuộc sống của tụi em. Đó là những hành trang để tụi em vào đời. Chỉ khi là bạn bè thì người sáng với hiểu tụi em nhiều hơn và bớt đi cái nhìn không thiện cảm về người khiếm thị như em”.

Cuối cùng “Muốn mọi người hiểu và tôn trọng mình” (88.5%) là tiền đề để người khiếm thị “Muốn có tình yêu, hôn nhân” đôi lứa (70%). Nhiều khi gia đình và cộng đồng nhìn người khiếm thị với sự thương hại cần được chăm sóc đặc biệt. Chính nhãn quan đó đã giới hạn một số nhu cầu cơ bản của người khiếm thị như: nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được yêu thương, nhu

32

cầu được khẳng định... Theo A.Maslow đó là những nhu cầu thiết yếu của một con người cần có khi sống trong xã hội loài người.

Với câu hỏi: “Anh/chị nghĩ thế nào về tình yêu/hôn nhân của người khiếm thị?”. Chị M chia sẻ: “Nếu người sáng mong có một mái ấm gia đình hạnh phúc thì người khiếm thị tụi em cũng vậy thôi. Nhưng cái suy nghĩ đó chỉ tồn tại trong tụi em mà không có trong suy nghĩ của bố mẹ. Thường thì bố mẹ cứ nghĩ con mình bị khuyết tật thì đâu cần yêu đương làm gì. Vô tình cha mẹ đã đưa tụi em vào một nỗi đau không nói nên lời “Khuyết tật thì không có tình yêu!”.

2.2.2. Thực trạng các loại hình dịch vụ/hoạt động CTXH đối với người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm khảo sát các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ CTXH người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua khảo sát bằng phiếu thu thập thông tin, phỏng vấn sâu cá nhân và nhóm, kết quả thể hiện trong bảng tổng kết sau:

2.2.2.1. Thực trạng DVCTXH cá nhân

Qua khảo sát cán bộ, nhân viên các cơ quan nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập kết quả cho thấy:

Khi thực hiện cung cấp các hoạt động/dịch vụ cho người khiếm thị, có một số nội dung các cơ quan/đơn vị đều thực hiện như: “Hỗ trợ tài chính, kinh phí, học bổng” (100%); “Quản lý ca/giới thiệu ca” (100%) và “Kết nối nguồn lực” (73.3%). Ngoài ra, một số nội dung các cơ quan/đơn vị thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ riêng của mình, cụ thể: Các cơ sở nuôi dưỡng người khiếm thị thực hiện “Chăm sóc sức khỏe/dinh dưỡng” (60%); “Can thiệp khủng hoảng” (60%) và “Tham vấn trực tiếp” (60%). Còn các Sở/ngành, Quận/huyện chỉ thực hiện hỗ trợ chính sách cho người khiếm thị nên chọn mức độ “không”. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở nuôi dạy người khiếm thị chưa có “Nhóm tham vấn/trị liệu” chuyên nghiệp nên “thỉnh thoảng” cũng

33

cần tham vấn qua đường dây nóng (30%) khi các em khiếm thị cần đến sự can thiệp ngay. (Bảng 2.7)

Bảng 2.7. Các hoạt động/dịch vụ CTXH cá nhân được cơ quan/đơn vị cung cấp cho người khiếm thị

Stt Nội dung

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không TS TL

(%) T S

TL (%)

TS TL (%) 1 Chăm sóc sức khỏe/dinh dưỡng 18 60 0 0 12 40 2 Hỗ trợ tài chính, kinh phí, học

bổng

30 100 0 0 0 0

3 Quản lý ca 30 100 0 0 0 0

4 Can thiệp khủng hoảng 18 60 0 0 12 40

5 Tham vấn trực tiếp 18 60 0 0 12 40

6 Tham vấn qua đường dây nóng (hotline)

0 0 9 30 21 70

7 Dịch vụ kết nối nguồn lực 22 73.3 0 0 8 26.7

“Anh/chị đã nhận được những dịch vụ gì để phục vụ cho cuộc sống của mình?”. Anh D chia sẻ: “Tụi em được nhận những dịch vụ như trợ cấp xã hội hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được cấp thẻ xe bus miễn phí, được hỗ trợ học nghề, được giới thiệu sinh hoạt CLB người khiếm thị”.

Cùng câu hỏi trên, khi phỏng vấn nhóm khiếm thị tại Trung tâm Bảo trợ Khiếm thị Nhật Hồng. Sau khi thảo luận nhóm, các bạn đưa ra ý kiến sau:

- Được hỗ trợ về học bổng khi đi học - Được khám sức khỏe định kỳ

- Nhận trợ cấp xã hội hàng tháng tại địa phương - Được hỗ trợ ăn ở miễn phí trong thời gian đi học

34 - Được hỗ trợ công việc làm

- Được hỗ trợ học văn hóa, học nghề - Được học các khóa kỹ năng sống - Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí - Được cấp thẻ xe bus miễn phí

Khi phỏng vấn nhóm cán bộ/nhân viên tại Cơ sở Khiếm thị Huynh Đệ Như Nghĩa với câu hỏi: “Anh/chị hiện đang cung cấp những dịch vụ gì cho người khiếm thị?”. Sau khi thảo luận nhóm, các Soeur đưa ra ý kiến sau:

- Chăm sóc sức khỏe - Chăm sóc dinh dưỡng - Hỗ trợ tài chính cho các em

- Hỗ trợ học bổng khi các em đi học - Hỗ trợ phương tiện đi lại

- Thực hiện hồ sơ quản lý ca

- Thực hiện tham vấn và can thiệp khủng hoảng

- Kết nối với các ân nhân, các tổ chức để giúp đỡ các em

Cơ quan/tổ chức của anh/chị hiện đang cung cấp những dịch vụ gì cho người khiếm thị? Soeur D chia sẻ: “Mái ấm hỗ trợ cho các em từ mẫu giáo đến cấp III. Dịch vụ mấy Soeur đang cung cấp là nuôi dưỡng và học văn hóa.

Bước đầu các em sẽ học cơ bản về con người, phục vụ bản thân và định hướng di chuyển. Sau đó các Soeur hướng cho các em theo học cấp I, cấp II và cấp III. Những em có khả năng học thì mấy Soeur khuyến khích học trung cấp hay đại học. Còn những em không thể học nữa thì mấy Soeur hướng các em học nghề mát-xa. Sắp tới thì mấy Soeur nhận 2 em học xong ngành giáo dục đặc biệt về làm giáo viên để tạo việc làm cho các em”.

Hình thức mà cá nhân/tổ chức cung cấp hoạt động/dịch vụ CTXH cho người khiếm thị rất đa dạng, được thể hiện qua bảng 2.8.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)