Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm
1.3.1. Yếu tố đặc điểm đối tượng
Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (từ sơ sinh đến 6 tuổi) bị suy dinh dưỡng, bị khuyết tật, bị nhiễm chất độc da cam; Trẻ em lang thang lao
21
động kiếm sống (từ dưới 15 tuổi). Các trẻ em này là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có hoàn cảnh xã hội khá phức tạp, trẻ có những vấn đề tâm lý phức tạp, trẻ lớn thì biểu hiện sự tự ti, mặc cảm, trẻ nhỏ biểu hiện tự ru, tự bế, có những hành vi, cử chỉ khác với trẻ được sự quan tâm của bố mẹ, người thân, vì vậy trẻ rất cần sự hỗ trợ đặc biệt tại các cơ sở xã hội nơi trẻ được tập trung nuôi dưỡng.
Đa số trẻ bỏ rơi hiện nay một phần nguyên nhân từ vấn đề về sức khỏe và tình trạng khuyết tật. Vì vậy trung tâm triển khai dịch vụ cần quan tâm vấn đề của trẻ để đề ra kế hoạch giúp trẻ ở nhiều khía cạnh cả y tế, chăm sóc nuôi dưỡng và tâm lý.
Đây là cơ hội để các em tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc toàn diện với chất lượng cao hiện có tại trung tâm nhằm giúp các em phát triển khoẻ mạnh thể chất, tình cảm, tâm lý và nhận thức phù hợp với điều kiện sức khoẻ theo lứa tuổi của trẻ để có thể dễ dàng hoà nhập cộng đồng và xã hội.
1.3.2. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội
NVCTXH triển khai các dịch vụ công tác xã hội đối với TECHCĐB đòi hỏi phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, cụ thể là:
Về phẩm chất đạo đức: nhân viên CTXH cần có lòng yêu thương trẻ em, tận tụy săn sóc, trách nhiệm cao, cần mẫn, chịu khó…
Về năng lực: có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có khả năng nắm bắt các lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác xã hội phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có khả năng chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác xã hội; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; nhận biết được nhu cầu trợ giúp của đối tượng và thiết lập các biện pháp giải quyết nhu cầu trợ giúp;
Về trình độ: có trình độ chuyên môn phù hợp, nhất là chuyên môn công tác xã hội từ trung cấp nghề trở lên.
22
Bên cạnh đó, yếu tố hoàn cảnh gia đình, xã hội của nhân viên CTXH cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
1.3.3 Nhận thức của cộng đồng và các ban ngành liên quan
Việc quan tâm đến các hoạt động bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được lãnh đạo thành phố và các cấp quán triệt và triển khai đến từng địa phương, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn bất cập và một số khó khăn nhất định từ nhận thức của cộng đồng.
Người dân xem việc hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em tại các cơ sở là công việc từ thiện, chưa có cái nhìn của người làm công tác xã hội do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến việc chỉ đóng góp những cái mình có mà chưa nghĩ nhiều đến cái trẻ cần, do đó việc tiếp cận và phối hợp với các nguồn hỗ trợ của cộng đồng từ các cá nhân, hội đoàn... thông qua hình thức xã hội hóa cũng còn nhiều khó khăn, chưa được phát huy và khai thác hiệu quả.
Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng các cấp chưa phát huy triệt để và nâng cao tính hiệu quả. Việc kết nối mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ em còn rời rạc, chưa thống nhất, mỗi nơi làm mỗi kiểu.
Công tác truyền thông có liên quan đến phổ cập kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ, cộng tác viên, người dân trong cộng đồng còn ít và chưa đều. Rất ít những sản phẩm truyền thông, tài liệu, cẩm nang, được phát hành rộng rãi trong cộng đồng do đó chưa phát huy được tính hiệu quả của công tác truyền thông.
Công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên và người dân, phụ huynh, gia đình trong cộng đồng cũng còn ít và chưa thường xuyên do việc hạn chế về kinh phí; nội dung và các chuyên đề đào tạo còn chung chung, trùng lắp... còn thiếu các kiến thức chuyên sâu về các kỹ năng cần thiết như: vai trò vận động nguồn lực, vai trò biện hộ, giới thiệu chuyển gửi và kết nối hệ thống. Công tác tham vấn, tư vấn, phương pháp đồng hành với gia đình...
23
1.3.4 Kinh phí và cơ chế cho việc phát triển dịch vụ
Kinh phí hoạt động cho các cơ sở bảo trợ xã hội công lập chủ yếu từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước các cấp như: kinh phí thường xuyên cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc; trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng kể cả tiền lương cho đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; kinh phí hỗ trợ giáo dục, đào tạo vào tạo việc làm... Tùy thuộc vào nguồn ngân sách từng địa phương mà mức chi trợ cấp, nuôi dưỡng hàng tháng tại các cơ sở có thể khác nhau nhưng nhìn chung mức trợ cấp, nuôi dưỡng đều đáp ứng ở mức cơ bản theo quy định. Rất ít địa phương có và dành nhiều kinh phí cho hoạt động trợ giúp xã hội vì ngân sách nhà nước là có hạn. Ngoài ra các địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội có thể tiếp nhận, sử dụng và quản lý các kinh phí và hiện vật từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng đóng góp và giúp đỡ từ thiện.
Nhu cầu nâng cấp, duy tu sửa chữa tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ thường rất lớn và phải được đầu tư một lần nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả đầu tư. Việc hạn chế kinh phí đầu tư hay chỉ đầu tư dần và dàn trải trong nhiền năm để nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển các hoạt động cung ứng các dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập hiện nay.
Quy mô hoạt động, đối tượng phục vụ tại các cơ sở bảo trợ xã hội là có hạn. Việc không thể kéo dài thời gian trợ giúp xã hội cho các đối tượng tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung mà phải luân phiên nhằm tạo điều kiện cho nhiều đối tượng xã hội có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp xã hội hơn nữa và nâng cao năng lực của cá nhân và sự trợ giúp ngoài cộng đồng là cần thiết và khoa học. Tuy nhiên, một số đối tượng xã hội cụ thể ở trung tâm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm chất độc da cam... các di chứng ảnh hưởng rất lâu dài, các khuyết tật nặng thường cần rất nhiều thời gian để phục hồi cho nên việc quy định thời gian trợ giúp xã hội luân phiên tại cơ sở bảo trợ xã hội như hiện nay là chưa phù hợp và gây khó khăn cho các cơ sở bảo
24
trợ xã hội trong việc giải quyết và tuân thủ các thủ tục, quy trình tiếp nhận trẻ vào cơ sở để trợ giúp, can thiệp, phục hồi và chuyển trả trẻ về cộng đồng, địa phương khi đủ thời gian tập trung theo quy định, điều này làm giảm tính hiệu quả của việc trợ giúp xã hội đối với những đối tượng đặc biệt này.