Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TRẺ
2.1 Khái quát về Trung tâm và khách thể nghiên cứu
Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi trực thuộc Bộ LĐTB&XH được thành lập trong dự án ký kết giữa Bộ LĐTBXH và Hiệp hội Christina Noble Children's Foundation (viết tắt là CNCF) gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2001-2010, giai đoạn 2 từ năm 2011-2021 và chính thức đi vào hoạt động ngày 4 tháng 5 năm 2005.
* Chức năng nhiệm vụ và quy mô hoạt động của trung tâm
Chức năng: Hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (suy dinh dưỡng, khuyết tật hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác), giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tâm lý và nhận thức phù hợp với điều kiện sức khỏe, lứa tuổi nhằm giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Tiếp nhận và phục hồi luân phiên trẻ suy dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi (trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ nhiễm chất độc màu da cam, trẻ suy dinh dưỡng trẻ con gia đình nghèo gặp khó khăn không đủ điều kiện chăm sóc) ở các tỉnh thành trong cả nước.
Quy mô: Chăm sóc nuôi dưỡng tại chỗ 90 trẻ, trong đó 50 trẻ chăm sóc, nuôi dưỡng nội trú và 40 trẻ chăm sóc bán trú. Mô hình hoạt động là đa lĩnh vực như: hoạt động bảo trợ xã hội (thuộc lãnh vực ngành Lao động thương binh và xã hội quản lý); hoạt động y tế (chuyên môn nghiệp vụ tuân thủ theo quy định của ngành Y tế); hoạt động giáo dục (chuyên môn tuân thủ quy định của ngành
29
giáo dục đào tạo). Hoạt động 24/24 giờ, làm theo ca, kể cả ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Các chỉ tiêu thực hiện dự án 10 năm giai đoạn 2 là:
Chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho 1.500 lượt trẻ nội trú. Trong đó có 350 lượt trẻ khuyết tật được can thiệp PHCN, 855 lượt trẻ điều trị cấp tính, mãn tính.
Khám sức khỏe cộng đồng, điều trị ngoại trú, tư vấn suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và phục hồi chức năng là 95.000 lượt trẻ. Trong đó có khoảng 30.000 lượt trẻ được tư vấn, điều trị suy dinh dưỡng, 4.000 gia đình trẻ được truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại gia đình.
Tư vấn về chăm sóc sức khỏe, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại nhà là 1.205 trẻ.
Hỗ trợ giáo dục cho trẻ khuyết tật và trẻ em nghèo, trẻ em tại các trung tâm BTXH khác với mô hình toàn diện, chất lượng cao, với chỉ tiêu đề ra là 500 trẻ.
Chăm sóc về tâm lý và hòa nhập xã hội 1.500 lượt trẻ.
Trung tâm được giao quản lý dự án phổ cập giáo dục bậc tiểu học cho TECHCĐB ngoài cộng đồng, gồm 5 đến 6 lớp (lớp 1 đến lớp 5), số lượng quy định tiếp nhận 25 trẻ/lớp.[31]
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
* Đặc điểm của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình: trung tâm đang hỗ trợ dịch vụ cho 2 nhóm trẻ: một nhóm cần can thiệp khẩn cấp theo nghị định 68/2008/NĐ-CP và nhóm trẻ ngoài cộng đồng
Nhóm đối tượng chăm sóc nuôi dưỡng khẩn cấp: gồm trẻ mồ côi bị khuyết tật, trẻ mồ côi suy dinh dưỡng nặng, trẻ mồ côi cần can thiệp phẫu thuật hoặc điều trị bệnh; nhóm trẻ bị tách khỏi gia đình do cha mẹ bị bắt giam hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gia đình không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng tại nhà; nhóm trẻ cùng cha mẹ lao động ngoài đường phố.
30
Nhóm trẻ hỗ trợ giáo dục phổ cập: nhóm trẻ tiếp cận dịch vụ này là trẻ lao động sớm, bỏ học, trẻ đang ở các mái ấm nhà mở hoặc cùng tham gia lao động mưu sinh như bán vé số, đánh giầy, bán hàng rong với ba mẹ…
Nhóm trẻ bị khuyết tật, suy dinh dưỡng, bệnh có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ.
* Đặc điểm của cán bộ làm việc tại trung tâm
Cơ chế hoạt động của trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý theo mô hình đồng giám đốc, 1 giám đốc Việt Nam và 1 giám đốc đại diện phía nhà tài trợ. Cán bộ lãnh đạo phòng/ban và nhân viên làm việc là 51người, trong đó nhân viên nữ chiếm gần 96%, nam 4%.
Trình độ cán bộ viên chức: sau đại học có 1 người, chiếm 2%, trình độ đại học 9 người, chiếm 18%, cao đẳng 4 người, chiếm 8%, trung cấp 11 người, chiếm 22%, số 26 người còn lại trình độ sơ cấp hoặc chứng chỉ hành nghề. [31]
Chế độ làm việc và chính sách cho cán bộ nhân viên trung tâm thực hiện theo quy định của nhà nước và thỏa thuận các chế độ khoán với đơn vị tài trợ cụ thể: ngoài lương cơ bản trung tâm đang vận dụng chế độ phụ cấp nghề y tế (50%
nhân viên trực tiếp, 20% nhân viên gián tiếp) và trợ cấp hỗ trợ hàng tháng cho nhân viên. Trung tâm thực hiện đầy đủ các chế độ tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho nhân viên.
2.1.3. Một số tiêu chuẩn quy định đối với cơ sở Bảo trợ xã hội,
Ngày 30 tháng 5 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, theo đó:
2.1.3.1. Cơ sở vật chất
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
31
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
2.1.3.2. Về tài chính
Về Kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
* Đối với cơ sở bảo trợ xã hội công lập:
Nguồn ngân sách nhà nước cấp;
Nguồn đóng góp của các đối tượng tự nguyện;
Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở bảo trợ xã hội và nguồn khác theo quy định của pháp luật;
Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
* Đối với cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, bao gồm:
Nguồn tự có của chủ cơ sở bảo trợ xã hội;
Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;
Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận.
Về chăm sóc, nuôi dưỡng
32
Đối tượng được đảm bảo mức sống theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, được chăm sóc sức khỏe, được học văn hóa (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trờ lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề); được cung cấp thông tin; được vui chơi giải trí và được giao lưu với cộng đồng và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng.[7]
2.1.3.3. Về nhân sự
Định mức cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
Cán bộ nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối tượng
* Trẻ em:
Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm sóc 1 trẻ em
Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi: trẻ em bình thường, 1 nhân viên chăm sóc 5 đến 6 em; trẻ em tàn tật, tâm thần, nhiễm HIV, 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 em.
Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi: trẻ em bình thường, 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 em; trẻ em tàn tật, tâm thần, nhiễm HIV, 1 nhân viên chăm sóc 4 đến 5 em.
* Người tàn tật:
- Người tàn tật còn tự phục vụ được, 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng;
- Người tàn tật không tự phục vụ được, 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
Cán bộ nhân viên làm công tác phục hồi chức năng, dạy văn hóa, dạy nghề:
- 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho 5 đối tượng đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho đối tượng.
33
- 1 giáo viên dạy 09 đối tượng đối với cơ sở có nhiệm vụ tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho đối tượng.
Cán bộ nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá 20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.[7]
2.1.4. Mô tả mẫu nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tám mẫu nghiên cứu gồm:
- Bảng hỏi dành cho nhân viên: 46 mẫu; 44 nữ, 2 nam; 11 trình độ đại học, 4 cao đẳng, 13 trung cấp, 8 sơ cấp, 10 chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn.
- Bảng hỏi dành cho trẻ và phụ huynh: 46 mẫu; nam chiếm 26,1%, nữ chiếm 71,7%; lứa tuổi từ 23-40 tuổi là 60%, lứa tuổi từ 41 - 50 tuổi là 22%, lứa tuổi từ 51 đến 69 tuổi chiếm 18%; nghề nghiệp của nhóm phụ huynh này chủ yếu là lao động nghèo bán hàng rong, phụ quán, bảo vệ, nhân viên vệ sinh ...
trình độ văn hóa thấp cấp 1, cấp 2.
- Bảng hỏi dành cho phụ huynh đưa trẻ đến dịch vụ phòng khám: 42 mẫu;
Nam chiếm 11,9%, nữ chiếm 88,1%; lứa tuổi từ 19-40 chiếm 52.5%, 41-50 tuổi chiếm 19%, 51-68 tuổi chiếm 28,5%; trình độ văn hóa cấp 1 chiếm 23,8%, cấp 2 chiếm 45,2%; cấp 3 chiếm 31%; nghề nghiệp của nhóm phụ huynh gồm buôn bán, giúp việc nhà, nội trợ, phụ buôn bán, công nhân, nghỉ hưu, thương binh.
Trong đó nội trợ chiếm 35,7%, công nhân chiếm 12%.
- Bảng hỏi dành cho học sinh trường phổ cập tiểu học Ánh sáng: lấy 30 mẫu;
từ 9 đến 16 tuổi; nam 53,3%, nữ 46,7%; lớp 4 chiếm 56,7%, lớp 5 chiếm 43,3%.
- Phỏng vấn sâu: cán bộ lãnh đạo trung tâm, đại diện tổ chức tài trợ, đại diện UBND nơi cơ trung tâm trú đóng, một số người dân ngoài cộng đồng, nhân viên trung tâm và đại diện 4 đơn vị đang gửi trẻ tại trung tâm.
34
2.2. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi
Để đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ cho TECHCĐB tại trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 4 dịch vụ đó là: dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; dịch vụ hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng; dịch vụ hỗ trợ giáo dục và dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Nhằm đánh giá khách quan đề tài đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu một số đối tượng, kết quả những nhận định của họ về các dịch vụ tại CTXH tại trung tâm như sau:
2.2.1. Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ trẻ tiếp cận dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng
Nhìn vào biểu số 2.1 nhóm trẻ tiếp cận dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng hiện tại là 90 trẻ, trong đó 56% chăm sóc cả ngày đêm và 44% chăm sóc ban ngày.
Với số trẻ này thì quy mô hoạt động của dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng không lớn. Theo quan sát thì nơi chăm sóc nuôi dưỡng chia làm 4 nhóm, 2 nhóm chăm sóc ban ngày và 2 nhóm chăm sóc cả ngày đêm.
Đội ngũ phục vụ cho dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng gồm 34 nhân viên, trong đó chăm sóc trẻ là 20 nhân viên, nhiệm vụ là cho trẻ ăn, tắm, ngủ, quản trẻ;
14 nhân viên thực hiện nhiệm vụ giặt giũ, nấu ăn cho trẻ, làm vệ sinh các phòng chăm sóc trẻ.
35
Bảng 2.1 Đánh giá dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng
Stt Nội dung hỗ trợ Mức độ (%)
Rất tốt Tốt Bình thường
Không tốt
1 Chế độ dinh dưỡng 79 20 1 0
2 Diện tích phòng ăn, ngũ 60 33 8 0
3 Tiện nghi sinh hoạt 55 36 9 0
4
Tiện nghi phục vụ cá
nhân 63 30 7 0
Qua bảng 2.1 đánh giá về dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng khá tốt, chế độ dinh dưỡng, diện tích phòng ăn, phòng ngủ, phương tiện sinh hoạt, đồ dùng vật dụng cá nhân được đánh giá tốt và rất tốt. Qua quan sát, tác giả thấy thực đơn được thay đổi thường xuyên, khẩu phần ăn của trẻ có bác sĩ phụ trách dinh dưỡng tính đảm bảo thành phần dinh dưỡng. Điều này nói lên rằng dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng được đánh giá là đảm bảo và rất tốt, TECHCĐB tiếp cận dịch vụ này được chăm lo ăn, ngủ, sinh hoạt tốt.
Biểu đồ 2.2. Nhận xét về năng lực của nhân viên chăm sóc nuôi dưỡng
Nhìn vào biểu đồ 2.2, nhân viên chăm sóc nuôi dưỡng được đánh giá trình độ chuyên môn, phương pháp, kỹ năng chăm sóc trẻ tốt và rất tốt. Nhân viên chăm sóc nuôi dưỡng được đào tạo chuyên môn, biết phương pháp chăm sóc trẻ, kỹ năng cho trẻ ăn, quản trẻ ngủ. Do có kinh nghiệm nên kỹ năng chăm sóc, nuôi
36
dưỡng của nhân viên được đánh giá 68% tốt và rất tốt. Qua quan sát, thao tác bế tắm, khi cho ăn hoặc uống sữa, nhân viên chăm sóc thực hiện rất nhuần nhuyễn và nhanh nhẹn, cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn cũng rất nhanh gọn, phương pháp chăm sóc có bài bản, sắp xếp phân công việc theo dây chuyền. Thái độ của nhân viên chăm sóc được đánh giá 100% đảm bảo tốt và rất tốt, trong đó 87%
nhận xét là tốt và rất tốt.
Qua đánh giá trên và qua quan sát tác giả nhận thấy công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn, có phương pháp, có kỹ năng để thực hiện chăm sóc trẻ tốt. Đặc biệt là đối với TCHCĐB, các cháu có nhiều vấn đề cần can thiệp để hòa nhập với cộng đồng xã hội. Nhân viên chăm sóc có kỹ năng, kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ xử lý hoặc phối hợp tốt trong thời gian các cháu được can thiệp khẩn cấp.
Bảng 2.2. Vai trò nhà quản lý, nhân viên xã hội và nhân viên chăm sóc nuôi dưỡng
Stt Nội dung hỗ trợ Nhà quản lý Nhân viên chăm sóc
Nhân viên xã hội
1 Không hiệu quả 0% 0% 18%
2 Hiệu quả 49% 62% 47%
3 Rất hiệu quả 51% 38% 36%
Tỷ lệ trên bảng 2.2 nói lên vai trò của nhà quản lý, nhân viên chăm sóc và NVXH trong dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm được 100% ý kiến nhận xét vai trò của nhà quản lý và nhân viên chăm sóc đã đem đến hiệu quả cho dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng, trong đó có 51% đánh giá vai trò nhà quản lý rất hiệu quả. Về phía vai trò của NVXH thì họ nhận xét 18% không hiệu quả, điều này có thể lý giải là đối với dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng thì vai trò của nhà quản lý là điều hành tổ chức, giám sát, kiểm tra hoạt động của dịch vụ, nhân viên chăm sóc là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vì vậy họ có vai trò rất quan trọng trong dịch vụ này. Về phía NVXH, theo quan sát và phỏng vấn thì NVXH là người thực hiện việc tiếp cận gia đình, sàng lọc, vãng gia, xác minh hoàn cảnh
37
xã hội sau đó tiếp nhận vào trung tâm. Như vậy cách tổ chức thực hiện dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng ở trung tâm khá tốt, với sự điều hành của người quản lý, phối hợp của NVXH với nhân viên chăm sóc nuôi dưỡng đã thực hiện rất hiệu quả dịch vụ này.
TECHCĐB rất cần một nơi an toàn để được chăm sóc nuôi dưỡng, đối tượng TECHCĐB tiếp cận dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng của trung tâm đa số cần can thiệp khẩn cấp vì 50% các cháu là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Các cháu cần được đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, được sống nơi an toàn được bảo vệ, được chăm sóc và yêu thương. Theo thuyết nhu cầu của Maslow trẻ chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm có thể đánh giá các cháu đang được đáp ứng nhu cầu ở bậc thang thứ 2 sang bậc thang thứ 3.
So với định mức quy định của NĐ 68/2008/NĐ-CP tại các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng tập trung thì đánh giá dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng của trung tâm về điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm đất tự nhiên rộng hơn quy định (1.160>900 m2); phòng ở của nhóm trẻ ban ngày đảm bảo (140m2<90 m2);
phòng ở nhóm trẻ chăm sóc 24/24 còn hẹp so với quy định (327m2<400m2). Về nhân sự, số nhân viên chăm sóc nhóm trẻ ban ngày đảm bảo tốt (4=4); số nhân viên chăm sóc trẻ cả ngày và đêm còn thiếu so với quy định. Về điều kiện vệ sinh, nước sạch, chế độ ăn đảm bảo.
Với quy mô hoạt động của trung tâm và cam kết với tổ chức tài trợ, trung tâm chỉ tiếp nhận đủ 90 trẻ không hơn số lượng trên vì vậy mặc dù phụ huynh và các đơn vị bạn rất muốn gửi một số trẻ có vấn đề cần can thiệp hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng, hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng và giáo dục chuyên biệt nhưng trung tâm phải sắp xếp luân phiên. Sau khi can thiệp ổn định các mục tiêu theo kế hoạch giúp đỡ đầu vào, trung tâm sẽ tiếp tục luân phiên nhận trẻ khác vào. Trong vòng 5 năm qua tiếp nhận vào trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng 981 trẻ trong đó nội trú là 398 và bán trú là 118 trẻ. Đơn vị có số trẻ gửi trung tâm cao nhất là