Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 75)

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TRẺ

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm

2.3.1. Đặc điểm của đối tượng

Qua khảo sát 46 nhân viên trung tâm về các yếu tố đối tượng ảnh hưởng đến đặc điểm dịch vụ công tác xã hội đang triển khai họ có nhận xét như sau:

60

Bảng 2.11. Đánh giá về yếu tố đặc điểm đối tượng ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH

Stt Nội dung

Mức độ (%) Ảnh hưởng

chưa tốt

Ảnh hưởng một chút

Ảnh hưởng tốt

1 Sỉ số trẻ 26 26 48

2 Tình trạng khuyết tật 48 26 26

3 Tình trạng bệnh 50 28 22

4 Hòan cảnh xã hội 43 37 20

Qua bảng khảo sát 2.11 thể hiện các số liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như sỉ số trẻ thụ hưởng dịch vụ làm ảnh hưởng đến dịch vụ, có 26% đánh giá là ảnh hưởng chưa tốt. Qua phỏng vấn nhân viên họ cho biết " Số trẻ vào không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ, vì không đảm bảo chỉ tiêu cam kết với phía tài trợ" (PVS bà TTTN, ĐD VP CNCF). 48% ý kiến đánh giá yếu tố tình trạng khuyết tật của trẻ làm ảnh hưởng một chút đến dịch vụ và 26% cho là có ảnh hưởng tốt đến dịch vụ, qua phỏng vấn số người cho là ảnh hưởng tốt họ nhận xét rằng "Điều kiện tập phục hồi chức năng ở trung tâm rất tốt nếu trẻ khuyết tật được vào tập vật lý trị liệu trẻ sẽ có cơ hội phát triển tốt" (PV bà VNLN, nhân viên VLTL). Còn đối với số nhận xét ảnh hưởng chưa tốt thì họ cho rằng "Số trẻ khuyết tật nặng nhiều quá thì nhân viên sẽ gặp khó khăn vì số nhân viên không đảm bảo, trẻ bình thường chung sống với trẻ khuyết tật các cháu sẽ bắt chước các hành vi, cử chỉ của trẻ khuyết tật, khả năng phát triển ngôn ngữ của các cháu kém hơn" (PV bà THD, nhân viên hành chính).

Có đến 50% ý kiến đánh giá yều tố bệnh tật của đối tượng làm ảnh hưởng đến dịch vụ, qua phỏng vấn một số nhân viên họ cho rằng, do nuôi tập trung trẻ hay lây lan bệnh, vài năm gần đây tình trạng dịch bệnh tay-chân-miệng, thủy đậu, rubela, sởi, tiêu chảy liên tục nên phòng chống những đợt bệnh đó rất vất vả. Để phòng chống dịch lây lan rộng các dịch vụ khác phải ngưng tiếp nhận trẻ nên làm ảnh hưởng cả tâm lý của nhân viên lẫn đến các dịch vụ khác.

61

Có 43% đánh giá hoàn cảnh xã hội làm ảnh hưởng chưa tốt đến dịch vụ, lý giải điều này số người họ cho rằng "có một số phụ huynh lười lao động, là đối tượng xã hội họ ỷ lại trung tâm, giao cho trung tâm không quan tâm đến con mình" (PV bà NTTT, Bác sĩ điều trị).

Ngoài ra vấn đề tâm lý của trẻ cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm và đây cũng là yếu tố rất ảnh hưởng đến dịch vụ, qua phỏng vấn nhân viên họ nhận xét

"Trẻ ở đây không giống như trẻ tại gia đình, các cháu nói không nghe, có nhiều biểu hiện rất lạ và hay nghịch phá" (PV bà GTP, nhân viên chăm sóc). Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có những trường hợp trẻ phải ngưng hỗ trợ giáo dục để hỗ trợ tâm lý cho trẻ, sau khi ổn định vấn đề tâm lý của trẻ xong thì mới tiếp tục điều trị như "Trường hợp bé NVT, bị đa dị tật hỗ trợ phục hồi chức năng, nhưng có thời điểm cháu không hợp tác, không chịu tập muốn về nhà, trung tâm phải tạm ngưng hỗ trợ y tế và can thiệp hỗ trợ tâm lý" (PV bà TTLP, NVXH).

Tóm lại, các yếu tố đặc điểm của đối tượng như hoàn cảnh xã hội của trẻ, tình trạng khuyết tật, bệnh tật của trẻ và cả vấn đề tâm lý không ổn định của trẻ đều có những ảnh hưởng khi triển khai dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm.

2.3.2. Năng lực, trình độ của nhân viên xã hội triển khai thực hiện dịch vụ công tác xã hội

Bảng 2.12 Đánh giá yếu tố trình độ, năng lực của nhân viên xã hội ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi

Stt Nội dung Mức độ (%)

Ảnh hưởng

một chút Không ảnh

hưởng Ảnh

hưởng tốt Ảnh hưởng rất tốt

1 Trình độ học vấn 0 27 36 38

2 Kiến thức chuyên môn 0 27 36 38

3 Kỹ năng làm việc 0 24 41 35

4 Tâm lý 0 24 41 35

5 Giới tính 0 41 30 28

6 Hoàn cảnh gia đình 4 28 48 20

62

Nhìn vào bảng 2.12, qua tổng thể số liệu của bảng, tác giả nhận xét có 71%

đánh giá các yếu tố trên đều ảnh hưởng tốt và rất tốt đến dịch vụ, trong đó tâm lý, kỹ năng làm việc của nhân viên là ảnh hưởng tốt nhất, vì nhân viên xã hội có tâm lý thoải mái, có kỹ năng làm việc thì sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Có 4% cho rằng yếu tố hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng một ít đến dịch vụ. Điều này nói lên rằng hoàn cảnh gia đình của NVXH cũng rất cần quan tâm vì nếu nhân viên có vấn đề về hoàn cảnh gia đình thì sẽ ảnh hưởng đến việc hỗ trợ cho trẻ.

Tóm lại, NVXH phải có trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, tâm lý làm việc ổn định, có kỹ năng làm việc với đối tượng. Vì những yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình người NVXH triển khai dịch vụ, ví dụ không có kỹ năng lắng nghe thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin hoặc tham vấn tư vấn cho đối tượng, tâm lý bất ổn thì NVXH sẽ khó giúp cho đối tượng thành công.

Hoàn cảnh gia đình của NVXH là yếu tố có thể ảnh hưởng xấu hoặc tốt khi triển khai các dịch vụ hỗ trợ vì chính họ đang rất cần sự hỗ trợ. Vì vậy nhà quả lý cần quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của NVXH và có sự phân công phù hợp trong việc triển khai dịch vụ CTXH hỗ trợ đối tượng.

2.3.3. Nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương và đối tác của trung tâm

* Về phía cộng đồng

Biểu đồ 2.8 Yếu tố ảnh hưởng từ cộng đồng đến dịch vụ công tác xã hội của trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi

63

48%

24%

28%

Không ảnh hưởng Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng tốt

Phỏng vấn ý kiến của một người dân "Tôi không ngờ giữa trung tâm thành phố lại có một trung tâm nhận trẻ miễn phí hoàn toàn, hỗ trợ rất tốt cho trẻ từ ăn, uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, học tập. Đặc biệt trung tâm lại đối diện với một trường Quốc tế của Anh, chi phí phải tính bằng tiền đô và phải đóng rất nhiều tiền để được vào học" (PV. NTT, bán nước trước cổng trung tâm).

Thể hiện tỷ lệ phần trăm của biểu đồ số 2.8 phần nào cũng đánh giá được cộng đồng không phải là yếu tố không có ảnh hưởng gì đến việc triển khai các dịch vụ CTXH của trung tâm. Có đến 52% còn cho rằng ảnh hưởng tốt đến rất tốt từ cộng đồng. Điều này nói lên rằng những dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là TECHCĐB nên rất được sự ủng hộ của người dân ngoài cộng đồng.

* Về phía chính quyền địa phương

Bà NMT có nhận xét “Chính quyền địa phương cũng biết được hoạt động giúp đỡ trẻ em của trung tâm hoàn toàn miễn phí, thông qua các dịp trung tâm tổ chức các chương trình Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung Thu, tết nguyên đán cho trẻ, đại diện UBND có tham dự nên rất ủng hộ các hoạt động của trung tâm”.

(PVS. Bà NMT, P7 Q3).

Qua bảng khảo sát có 33% đánh giá chính quyền địa phương không ảnh hưởng gì đến việc triển khai các dịch vụ, 67% đánh giá ảnh hưởng tốt và rất tốt.

Như vậy, chính quyền địa phương không có gây khó khăn hay phiền hà gì đến

64

các dịch vụ của trung tâm, qua phỏng vấn phó bí thư phường nơi trung tâm trú đóng địa phương nhận định là rất ủng hộ các hoạt động của trung tâm.

* Về phía nhà tài trợ

Đại diện tổ chức Hiệp hội CNCF phát biểu "CNCF luôn luôn mong muốn đồng hành với trung tâm trong các hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam, Hiệp hội sẽ ủng hộ các kế hoạch phát triển các dịch vụ hỗ trợ công tác xã hội của trung tâm, luôn mong muốn trung tâm sẽ là cơ sở bảo trợ xã hội có chất lượng phục vụ vươn ra khỏi tầm quốc gia" (PVS Bà STT, ĐD VP CNCF tại Việt Nam). Qua phát biểu trên ta thấy sự ủng hộ rất cao của tổ chức tài trợ, tổ chức này mong muốn trung tâm sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ đang có và ủng hộ mở rộng phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em trong những năm sắp tới.

Về phía nhân viên thì họ đánh giá yếu tố ảnh hưởng của tổ chức tài trợ đến các dịch vụ như sau:

Bảng 2.13 Đánh giá về tổ chức tài trợ làm ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi

Stt Nội dung

Mức độ (%) Ảnh

hưởng chưa

tốt

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng

tốt

Ảnh hưởng

rất tốt

1 Yêu cầu về chuyên môn 0 28 54 17

2 Sự theo dõi giám sát 0 30 52 17

3 Mối quan hệ giữa nhân viên điều

phối và nhân viên trung tâm 0 30 52 17

4 Ngôn ngữ giao tiếp 4 39 48 9

Qua đánh giá của nhân viên về tổ chức tài trợ (CNCF) với yêu cầu về chuyên môn và giám sát của tổ chức tài trợ là yếu tố ảnh hưởng tốt đến rất tốt khi triển khai thực hiện dịch vụ. Có vài nhân viên cũng cho rằng ngôn ngữ bất đồng làm ảnh hưởng xấu khi triển khai dịch vụ CTXH tại trung tâm. Tóm lại, đa số ý kiến cho rằng yêu cầu về chuyên môn, sự theo dõi giám sát của nhà tài trợ, mối quan hệ và ngôn ngữ không có ảnh gì đến dịch vụ. Có 2 ý kiến cho rằng

65

ngôn ngữ có ảnh hưởng chưa tốt đến dịch vụ. Điều này cũng dễ hiểu vì ngôn ngữ bất đồng thì nhân viên trung tâm sẽ gặp trở ngại khó khăn trong giao tiếp.

* Về phía đối tác

Có nhiều nhóm đối tác thường xuyên làm việc với trung tâm gồm các đơn vị gửi trẻ và một số đơn vị phối hợp với trung tâm khi thực hiện dịch vụ, qua khảo sát 46 nhân viên họ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng từ phía đối tác khi thực hiện dịch vụ CTXH tại trung tâm:

Bảng 2.14 Các yếu tố từ phía đối tác làm ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi

Stt Nội dung

Mức độ (%) Ảnh

hưởng xấu

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng

tốt

Ảnh hưởng

rất tốt

1 Sự phối hợp 2 41 30 26

2 Trình độ học vấn 22 30 22 26

3 Kỹ năng giao tiếp 17 39 26 17

4 Giới tính 2 72 13 13

5 Các yêu cầu về dịch

vụ 17 50 17 15

Nhìn vào bảng 2.14 qua các con số trên tác giả nhìn thấy những ý kiến đóng góp của nhân viên đối với phía đối tác ở mức trung bình, họ cho rằng các yếu tố này không ảnh hưởng gì đến dịch vụ. Có một số ý kiến cho rằng kỹ năng giao tiếp và các yêu cầu về dịch vụ cũng làm ảnh hưởng xấu khi triển khai dịch vụ. Như vậy, phía đối tác trong cách giao tiếp, trình độ học vấn và các yêu cầu của họ cũng phần nào có ảnh hưởng đến việc triển khai các dịch vụ.

2.3.4. Kinh phí và cơ chế cho việc phát triển dịch vụ

Theo ký kết thỏa thuận dự án Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi giữa Bộ LĐTBXH và Hiệp hội CNCF giai đoạn 2011-2021, ngày 22/3/2011 đã đề ra mục tiêu hoạt động của dự án như: tại mục 2, Điều 1 có ghi "Hỗ trợ trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (có những vấn đề về sức khỏe như suy

66

dinh dưỡng, khuyết tật hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác) có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc toàn diện với chất lượng cao, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tâm lý và nhận thức phù hợp với điều kiện sức khỏe và lứa tuổi của trẻ để trẻ có thể dễ dàng hòa nhập cộng đồng và xã hội".

Qua khảo sát ý kiến của nhân viên, họ đánh giá về kinh phí có ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH tại trung tâm kết quả như sau:

Biểu đồ 2.9. Đánh giá yếu tố kinh phí làm ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi

4%

28%

46%

22%

Ảnh hưởng xấu Không ảnh hưởng Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng tốt

Thể hiện trên biểu đồ 2.9, có tỷ lệ 46% ý liến cho rằng ảnh hưởng rất tốt và 22% ảnh hưởng tốt đến các dịch vụ. Điều này có ý nghĩa là 68% nhân viên quan tâm kinh phí và chất lượng dịch vụ có liên quan với nhau, còn 28% họ thờ ơ vì nghĩ yếu tố kinh phí không có ảnh hưởng gì. Đồng thời có 4% cho rằng có ảnh hưởng xấu, có nghĩa là tỷ lệ này cũng đang rất quan tâm đến tình hình kinh phí sẽ làm ảnh hưởng xấu đến dịch vụ tại trung tâm.

Thực tế qua bảng thỏa thuận giữa CNCF và Bộ LĐTBXH có cam kết thực hiện dự án trung tâm BTXHTETT giai đoạn 2 (2011-2021), kinh phí hoạt động dự án là 5.355.957 USD, do Hiệp hội CNCF tài trợ và không hoàn lại. Mặt bằng phục vụ cho dự án do Bộ LĐTB và XH cung cấp. Như vậy kinh phí và cơ chế phát triển dịch vụ của trung tâm thì cơ bản nguồn kinh phí hoạt động ổn định nhưng để tổ chức phát triển các hoạt động khác hoặc nguồn phát triển nhân lực

67

gặp khó khăn vì tổ chức tài trợ chú trọng nhiều đến phục vụ cho nhu cầu của trẻ.

Mặc khác, trung tâm cũng gặp khó khăn khi vận động nguồn lực, kinh phí từ mạnh thường quân hay doanh nghiệp vì đượt biết có tổ chức nước ngoài tài trợ 100% kinh phí cho cả trẻ và nhân viên.

Kết luận chương 2

Qua tìm hiểu về thực trạng Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi thành phố Hồ Chí Minh, nhận thấy rằng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trẻ em đang được hỗ trợ tại trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi nói riêng vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ của xã hội. Mặc dù chính sách, chế độ và luật pháp ban hành của nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Nhu cầu có nơi được chăm sóc, nuôi dưỡng an toàn, được chăm lo sức khỏe, được học tập, vui chơi giải trí, được gần gũi và yêu thương của người thân là một nhu cầu hết sức chính đáng của trẻ mà người lớn cần quan tâm. Nhìn phân tích các số liệu từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi, mặc dù cơ sở có nguồn tài trợ ổn định, có đội ngũ nhân viên yêu trẻ và tâm huyết với công việc đang làm, cơ sở vật chất khang trang nhưng việc tổ chức triển khai các dịch vụ đa lĩnh vực y tế, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, tâm lý, vui chơi giải trí.v.v...trong cùng một trung tâm thì vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Chính vì vậy vẫn còn nhận những ý kiến chưa thật sự hài lòng của cả nhân viên và đối tượng đang thụ hưởng.

Bên cạnh đó, tầm nhìn của nhà quản lý, mối quan hệ của tổ chức tài trợ, kinh phí, đội ngũ, cơ chế chính sách là những yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ CTXH. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng dịch vụ CTXH tại trung tâm BTXHTETT, đặc điểm về số trẻ, hoàn cảnh xã hội, tình trạng khuyết tật và bệnh tật của trẻ cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến dịch vụ.

Trong quản lý, điều hành trung tâm có cơ chế khá đặc biệt là đồng giám đốc, 1 người Việt Nam và 1 người nước ngoài, đây là yếu tố khá ảnh hưởng đến dịch

68

vụ hỗ trợ. Vai trò của người quản lý trong chiến lược phát triển dịch vụ đa lĩnh vực thì phải nắm chuyên môn của nhiều ngành nghề, vì vậy chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Trung tâm là nơi triển khai các dịch vụ CTXH nhưng thực tế đội ngũ có chuyên môn trong lĩnh vực CTXH lại quá ít, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của NVXH trong triển khai dịch vụ CTXH.

Nhận thức của cộng đồng, của đối tác, của chính quyền địa phương xem đây là tổ chức từ thiện vì khi trẻ vào sẽ được thụ hưởng các dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Trung tâm được tổ chức nước ngoài tài trợ kinh phí nên điều kiện sẽ thuận lợi hơn những cơ sở bảo trợ khác phải chạy kinh phí hàng năm nhưng cũng có những khó khăn khi vận động các nguồn hỗ trợ khác.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội trẻ em thiệt thòi Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)