Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với thương binh, bệnh

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng thương binh nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 32)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với thương binh, bệnh

1.3.1.Đặc điểm của đối tượng

- Hầu hết thương binh, bệnh binh là những người tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm nhiều vì thương tật, bệnh tật, thiếu thốn kinh nghiệm trong làm ăn, không có nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có, chính vì vậy đời sống của thương binh, bệnh binh và gia đình của họ hầu hết còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số thương binh, bệnh binh đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm, vẫn còn có mặc cảm về thương tật, tâm trạng thấy thua thiệt bạn bè, nếu

25

làm tổn thương đến họ, họ cảm thấy bị xúc phạm và rất dễ dẫn đến tâm lý bất mãn. Một số khác thì có tâm lý cho rằng con cháu, thế hệ trẻ không hiểu mình dẫn đến có khoảng cách về thế hệ, hay có tâm lý chán nản, bất mãn với thời cuộc và từ đó họ cảm thấy khó hòa nhập được với gia đình, cộng đồng, không có ý chí để phấn đấu vươn lên.

- Ngoài ra, một bộ phận nhỏ thương binh, bệnh binh còn có tư tưởng công thần, ỷ lại mà có những đòi hỏi quá đáng, không tự mình nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

- Nhiều thương binh, bệnh binh luôn có ý thức tự hào về quá khứ cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận họ luôn gương mẫu trong đời sống, thể hiện thái độ trung thành với chế độ mà mình đã đem xương máu, sức lực ra chiến đấu, bảo vệ. Từ khi hoà bình lập lại cho đến nay nhiều trong số họ dù mang trong mình những thương tích, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt lên khó khăn, góp phần xây dựng Tổ quốc. Nhiều người trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín.

1.3.2. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội

Phát triển nghề công tác xã hội trong cộng đồng là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế ngay tại địa bàn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, để hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội thì việc phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ cộng tác viên là yêu cầu hết sức cần thiết.

Nhân viên công tác xã hội là những người có kiến thức, kỹ năng, họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và là người có trách nhiệm kết nối với việc làm của các phòng, ban có liên hệ với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối

26

tượng. Chính vì thế nhân viên công tác xã hội có vai trò rất to lớn trong hoạt động kết nối nguồn lực, hỗ trợ xã hội cho đối tượng.

- Tuy nhiên nhân viên công tác xã hội của Việt Nam còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa được đào tạo cơ bản về chuyên ngành công tác xã hội nên chưa nắm bắt hết được tâm lý cũng như tâm tư nguyện vọng của thương binh, bệnh binh, chưa thực sự có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, hơn nữa đây lại là cán bộ chưa được đào tạo chuyên nghiệp nên hiệu quả công việc chưa cao.

- Bên cạnh đó do năng lực, trình độ còn hạn chế nên việc nhân viên công tác xã hội kết hợp với các ban, ngành, địa phương để triển khai, tổ chức các chương trình chăm sóc thương binh, bệnh binh còn thực hiện theo phong trào, tập trung các ngày lễ, tết và đôi khi chỉ để lấy thành tích, thiếu sự quan tâm thường xuyên. Có nơi, hoạt động, phong trào còn mang nhiều tính hình thức như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, ‘‘Uống nước nhớ nguồn”… công tác tuyên truyền chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa được thực hiện tốt, việc tuyên truyền chưa thực sự mạnh mẽ và sâu rộng vì vậy mà chưa đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của thương binh, bệnh binh.

1.3.3. Nhận thức của cộng đồng, chính quyền

Bên cạnh những người thật sự quan tâm, chăm sóc, kính trọng và yêu thương, giúp đỡ thương binh, bệnh binh thì vẫn còn những người chưa thật sự quan tâm, chăm sóc, kính trọng, ghi nhận công lao của những thương binh, bệnh binh. Sự nhận thức không đúng đắn của những người này không chỉ ảnh hưởng tới riêng thương binh, bệnh binh mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh như: Họ ít tham gia vào các phong trào hay các hoạt động có liên quan đến thương binh, bệnh binh…

27

Một số các cấp, ban, ngành cũng chưa nhận thức sâu sắc về các hoạt động của công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh vì vậy việc tổ chức, thực hiện các hoạt động, phong trào còn hạn chế, chưa thiết thực so với yêu cầu, nhiệm vụ. Chưa xây dựng được các kế hoạch cụ thể để có thể hỗ trợ tốt nhất cho thương binh, bệnh binh.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng thương binh nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)