Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG THƯƠNG BINH NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
3.2. Một số giải pháp thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh
Để tạo Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ: Tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách cho thương binh, bệnh binh bị vết thương sọ não và bệnh tâm thần tại Trung tâm, tôi xin đề xuất kiến nghị một số giải pháp như sau:
- Đối với công tác tiếp nhận thương binh, bệnh binh vào nuôi dưỡng tại Trung tâm:
Đề nghị Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và cấp thẩm quyền cho phép mở rộng thêm đối tượng thương binh, bệnh binh được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm (ngoài những thương binh bị vết thương sọ não, bệnh binh bị bệnh tâm thần thì nhiều thương binh, bệnh binh khác do tuổi cao, sức yếu, thương, bệnh tật nặng cũng cần được tiếp nhận vào nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm).
- Đối với công tác quản lý thương binh, bệnh binh:
Trung tâm cần nghiên cứu để đưa ra được một mô hình mới trong công tác quản lý bệnh nhân theo phương pháp “Mở” xây dựng vườn hoa, cây cảnh đẹp trong khuôn viên Trung tâm, đồng thời tiến hành tổ chức phân loại bệnh
69
tật theo thể bệnh, dạng bệnh, xác định mức độ tính chất của từng đối tượng để đưa vào quản lý theo chức năng của từng khoa điều trị. Trong công tác quản lý cần có nhân viên hướng dẫn và quản lý theo chương trình đã định với mục đích là bám sát, điểm danh, theo dõi, phát hiện bằng các hình thức phối hợp như: Tập thể dục buổi sáng, hoạt động thể thao, vệ sinh cá nhân, đọc báo, xem ti vi, văn hoá văn nghệ và tham gia lao động liệu pháp tập thể… công tác quản lý, theo dõi phải được thực hiện liên tục từng giờ trong ngày, từ đó tạo cho thương binh, bệnh binh dần dần phục hồi lại các chức năng tâm lý, ý thức, hành động, kịp thời nắm bắt nguyện vọng của thương binh, bệnh binh để có biện pháp trợ giúp hợp lý.
- Đối với công tác điều trị:
Đề nghị Nhà nước trang bị thêm các thiết bị y tế như : Máy X quang, máy siêu âm, máy điện não, điện tim và các dụng cụ phục vụ khám bệnh, điều trị đồng thời có chính sách thu hút bác sĩ chuyên khoa vào làm việc tại Trung tâm để Trung tâm thực hiện tốt hơn việc chẩn đoán, điều trị tại chỗ cho những thương binh, bệnh binh tâm thần mắc thêm các bệnh nội khoa khác; Đề nghị nhà nước tăng thêm tiền điều trị để Trung tâm có điều kiện mua và sử dụng các loại thuốc tốt trong điều trị cho thương binh, bệnh binh.
- Đối với công tác nuôi dưỡng:
Trung tâm cần có bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với các nhóm đối tượng, đồng thời mở rộng mô hình tăng gia chăn nuôi để tạo nguồn thực phẩm sạch cho các bữa ăn của thương binh, bệnh binh; Đề nghị Nhà nước tăng tiền giường điều trị hàng năm để Trung tâm hỗ trợ thêm cho chế độ ăn hàng ngày của thương binh, bệnh binh.
- Đối với công tác phục hồi chức năng:
Trung tâm cần kết nối để huy động các nguồn kinh phí từ các tổ chức, cá nhân để trang bị thêm các dụng cụ phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh
70
binh, đồng thời nghiên cứu có những phương pháp để thực hiện việc phục hồi chức năng cho nhóm những thương binh, bệnh binh già yếu, sa sút sức khỏe.
- Đối với công tác giải quyết chế độ chính sách cho thương binh, bệnh binh:
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của thương binh, bệnh binh cũng ngày càng tăng cao. Trong khi đó, phần đông thương binh, bệnh binh sống dựa vào ưu đãi xã hội là chính. Do đó, cần tập trung triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh. Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với thương binh, bệnh binh và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, đào tạo.
Hiện nay số lượng thương binh, bệnh binh, người có công ngày càng giảm, do đó đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kịp thời có những chế độ ưu đãi hơn nữa với thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng để từ đó nâng cao mức sống của họ, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thương binh, bệnh binh nói riêng và người có công nói chung.
Đặc biệt Trung tâm cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối với các dịch vụ công tác xã hội như các trường chuyên nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm, các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp …để giới thiệu cho con thương binh, bệnh binh được học nghề, có việc làm, thu nhập ổn định, từ đó giúp cho thương binh, bệnh binh yên tâm, phấn khởi và tin tưởng vào chế độ ưu đãi của Nhà nước khi thân nhân gia đình họ được quan tâm thường xuyên.
Trung tâm cần tiếp tục tăng cường hoạt động xã hội hoá, đẩy mạnh phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh: Thực hiện huy động nguồn lực trong nhân dân nhằm đa dạng hoá các loại hình chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh để ổn định cuộc sống. Đó cũng thể hiện tình cảm, trách nhiệm
71
của mỗi người trong toàn xã hội, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Để hoạt động này trở nên tích cực và thường xuyên, cần thực hiện một số các biện pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có công, biểu dương những tấm gương làm kinh tế giỏi của các cá nhân, gia đình chính sách. Thông qua việc tuyên truyền giúp cho người dân thấy được đó là công việc thường xuyên trong cuộc sống cần phải giúp đỡ những thương binh, bệnh binh giúp họ nâng cao đời sống cũng chính là góp phần ổn định đời sống của địa phương, làm giàu cho quê hương, đất nước.
Hàng năm, đề ra những kế hoạch cụ thể trong việc huy động các nguồn lực vào việc chăm sóc đời sống thương binh, bệnh binh như vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa nâng cấp nhà ở cho gia đình thương binh, bệnh binh.
Việc chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng, vì thế nên cần sự chỉ đạo, định hướng chính xác các mục tiêu để huy động toàn bộ mọi tiềm năng, nguồn lực trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để có chương trình chăm sóc phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình và việc kiểm tra đôn đốc thường xuyên trong công tác xã hội hoá chăm sóc người có công.
-Về tăng cường năng lực đội ngũ nhân viên công tác xã hội:
Cần thiết đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, viên chức, lao động trong Trung tâm trong việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn dành cho cán bộ, viên chức, lao động. Mục đích của việc mở các lớp tập huấn là nhằm giúp cho cán bộ, viên chức, lao động thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm trong công việc của mình để
72
từ đó họ có thái độ đúng đắn hơn với nghề nghiệp. Cũng qua các lớp tập huấn để chỉ ra vai trò quan trọng của công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Thông qua đó cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản của công tác xã hội nhằm giúp các cán bộ làm việc có khoa học và chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực này, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên xã hội.
Bổ sung thêm những chuyên viên đã được đào tạo công tác xã hội về làm việc tại Trung tâm. Khi có kiến thức chuyên môn và có hiểu biết về những chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự am hiểu về kỹ năng làm việc với đối tượng là thương binh, bệnh binh sẽ giúp cho cán bộ, nhân viên thực hiện tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho người có công với cách mạng. Đồng thời, với những hiểu biết về ngành công tác xã hội sẽ phát huy khả năng tham vấn, tư vấn cho thương binh, bệnh binh, người có công, giúp họ có thêm niềm tin và sức mạnh về tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vươn lên hoà nhập cộng đồng tốt hơn. Vì vậy, việc đưa công tác xã hội trong việc thực thi chính sách ưu đãi xã hội, trợ giúp, chăm sóc thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là điều hết sức quan trọng.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn tập trung nêu một số phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trong công tác tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và tổ chức thực thi chính sách với thương binh, bệnh binh, về nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại cơ sở, về kết nối các nguồn lực trong cộng đồng.
Ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh là chính sách lớn của Đảng và nhà nước, có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh của Tổ quốc và
73
nhân dân đối với những người đã hi sinh và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn một số hạn chế trong việc chăm sóc, trợ giúp thương binh, bệnh binh. Chính vì vậy nên việc tiếp tục đẩy mạnh chăm sóc, trợ giúp thương binh, bệnh binh và việc đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ về công tác xã hội là rất cần thiết vì với sự hiểu biết về công tác xã hội sẽ thúc đẩy hoạt động trợ giúp, chăm sóc thương binh, bệnh binh đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thương binh, bệnh binh và gia đình họ. Bên cạnh đó là việc nối kết các nguồn lực trong cộng đồng là yếu tố thúc đẩy việc xã hội hóa công tác chăm sóc, trợ giúp thương binh, bệnh binh. Để làm được điều đó, cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể người dân nhằm nâng cao ý thức trong việc chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, thực hiện toàn dân chung tay nâng cao đời sống người có công để cùng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, ổn định hơn.
74 KẾT LUẬN
Chăm lo đời sống người có công nói chung và thương binh, bệnh binh nói riêng là trách nhiệm và tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh xương máu vì nền độc lập tự do của dân tộc.
Trong những năm qua, để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, hệ thống văn bản chính sách ưu đãi người có công được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, thể chế hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi để thương binh, bệnh binh vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất, tinh thần của người có công...”
Qua quá trình tìm hiểu, thực trạng đời sống của thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tìm hiểu thực trạng công tác tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội, các chương trình chăm sóc, trợ giúp đối với thương binh, bệnh binh tại Trung tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong công tác chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan đã thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đến thương binh, bệnh binh. Đời sống của thương binh, bệnh binh và gia đình họ được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì nghiên cứu cho thấy hoạt động hỗ trợ xã hội ở Trung tâm vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả tốt nhất. Các
75
đối tượng đã được hưởng trợ cấp, được chăm sóc sức khỏe... từ chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước và từ các chương trình khác của đơn vị. Qua tìm hiểu về nhu cầu của thương binh, bệnh binh, nhận thấy rằng ngoài nhu cầu chăm sóc sức khỏe, việc làm tăng thu nhập, thương binh, bệnh binh rất mong muốn được tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Chính vì vậy, cần cung cấp thông tin, kết nối các nguồn lực, tài nguyên hỗ trợ nhằm trợ giúp thương binh, bệnh binh giải quyết các vấn đề của bản thân và gia đình, từ đó họ có thể phát huy tiềm năng của bản thân để tự lực trong cuộc sống là rất quan trọng. Do đó, việc áp dụng công tác xã hội vào lĩnh vực trợ giúp thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là nhu cầu đối với Trung tâm, các cơ quan chính quyền và toàn thể nhân dân.
Để phát huy hơn nữa chương trình chăm sóc thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vừa cần đẩy mạnh việc thực thi chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh trong đơn vị vừa đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ về công tác xã hội để thúc đẩy hoạt động trợ giúp, chăm sóc thương binh, bệnh binh đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thương binh, bệnh binh và gia đình họ.
Đó cũng chính là từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, trợ giúp thương binh, bệnh binh nói riêng và người có công nói chung, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Chí An (2000), Nhập môn Công tác xã hội, NXB Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 07/2013/TT- LĐTBXH, ngày 24/5/2013, Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn.
3. Bộ Quốc phòng (2011), Chỉ thị số 97/CT-BQP ngày 18/7/2011 về việc tuyển dụng, giải quyết việc làm cho con đẻ của thương binh, bệnh binh nặng thuộc các trung tâm điều dưỡng thương binh.
4. Chính phủ (2006), Pháp lệnh người có công với cách mạng.
5. Chính phủ (2006). Nghị định 54/2006/NĐ - CP hướng dẫn thi hành một số điềucủa pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ban hành ngày 26/05/2006 .
6. Chính phủ (2007), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
7. Chính phủ (2010), Nghị định 35/2010/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, ban hành ngày 06/04/2010.
8. Chính phủ (2011), Nghị đinh 52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ(2011), quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với cách mạng.
9. Chính phủ (2013). Nghị địnhsố: 31/2013/NĐ – CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, ban hành ngày 09/04/2013.
10. Nguyễn Đình Cơ - Phạm Viết Nhựt (2014), Thực trạng và giải pháp chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định, báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn.
11. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, NXB Đại học
77
12. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), An sinh xã hội đối với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, luận văn cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn.
13. Bùi Thu Huyền (2013), Chính sách đối với người có công ( Thực trạng và một số kiến nghị), Ban Nội Chính Trung Ương.
14. Lịch sử ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.Nxb Lao động-Xã hội (2015).
15. Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, (2006). Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTB XH-BTC-BYT, ngày 21/11/2006 quy định, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng.
16. Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Tài chính,(2006). Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BTC, ngày 20/11/2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.
17. Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện Pháp luật ưu đãi Người có công, NXB chính trị Quốc gia.
18. Bùi Hồng Lĩnh (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với các mạng những năm vừa qua và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới”.
19. Malcolm Payne (1987), Lý thuyết công tác xã hội hiện đại,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động - Xã hội.
21. Phạm Hữu Nghị, Một số vấn đề chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.
22. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.