Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
1.4. Các cơ sở pháp lý về công tác đối với thương binh, bệnh binh
Mục tiêu chung của Đề án là “ Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Ngay sau khi Đề án được ban hành, các Bộ, Ngành chức năng đã ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội, Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ; Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập…Như vậy Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề công tác xã hội
28
chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề công tác xã hội.
Ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về an sinh xã hội và công tác xã hội được Chính phủ giao là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo quy định của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước…
như vậy, thương binh, bệnh binh là một đối tượng của ngành công tác xã hội, họ được trợ giúp các dịch vụ xã hội từ nhân viên xã hội cũng như được nhân viên xã hội trợ giúp trong việc bảo vệ quyền lợi, giúp thương binh, bệnh binh nói lên tiếng nói của họ; tham vấn tư vấn tâm lý, biện hộ cho họ, giúp họ đáp ứng được quyền lợi và những nhu cầu thiết yếu.
Kết luận chương 1
Hơn một bốn mươi năm đã đi qua, nhưng những dấu ấn về một thời đấu tranh anh dũng vẫn không phai nhạt trong ký ức mỗi người dân Việt Nam.
Chúng ta không thể nào quên được những mất mát đau thương trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và gia đình người có công với Tổ quốc. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng các chính sách ưu đãi người có công không ngừng được hoàn thiện theo hướng diện ưu đãi ngày càng được mở rộng, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi từng bước được nâng lên cao hơn mức lương tối thiểu chung và luôn ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. Nhiều chủ trương, quan điểm ưu đãi đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, luật pháp, Pháp lệnh ưu đãi
29
người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác xã hội với thương binh, bệnh binh; các khái niệm về người có công với cách mạng, về thương binh, bệnh binh, về công tác xã hội, công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh. Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, chương này cũng trình bày các hoạt động công tác xã hội với thương binh, bệnh binh các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh các cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh…Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Từ những đặc điểm về đơn vị nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho tác giả phân tích những hoạt động: Tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách cho thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Như vậy, chương 1 là chương đề cập và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh. Đây là những cơ sở lý luận cần thiết để trong chương 2 tác giả phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
30 Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG THƯƠNG BINH
NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
2.1. Giới thiệu Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được thành lập tháng 6 năm 1965, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc nhất là vùng Khu 4 cũ và vĩ tuyến 17. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đảm bảo an toàn tính mạng và thực hiện tốt công tác an, điều dưỡng cho thương binh, bệnh binh. Do đó Bộ Nội vụ quyết định thành lập Trung tâm và di chuyển số thương binh, bệnh binh bị vết thương sọ não và bị mắc bệnh tâm thần từ Trại thương binh Nghệ An đến Nho Quan - Ninh Bình.
Trung tâm được thành lập với tên gọi ban đầu là Trại điều dưỡng thương binh C, địa điểm đóng quân tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1974, sau khi Nhà nước thực hiện việc trao trả số hàng binh Âu Phi về nước, được đổi tên thành Khu an điều dưỡng thương binh C.
Năm 1984 đơn vị hợp nhất với Khu Điều dưỡng thương binh Gia Viễn và đổi tên thành Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần Hoàng Long.
Năm 2002 đổi tên thành Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan trực thuộc Cục Thương binh liệt sĩ và Người có công - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Tháng 10/2005 được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội bàn giao về cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, trực tiếp là sở Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý.
Với truyền thống và kinh nghiệm hơn 50 năm xây dựng trưởng thành, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan đã thực hiện tốt chức năng
31
nhiệm vụ được giao là : Tiếp nhận, quản lý, điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách cho thương binh bị vết thương sọ não, bệnh binh bị bệnh tâm thần nặng mãn tính mất sức từ 81% trở lên của các tỉnh thành trên toàn quốc. Năm 2010 Trung tâm được giao thêm nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, điều trị nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần diện bảo trợ xã hội ; năm 2015 Trung tâm tiếp tục được giao thêm nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, điều trị nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có hoàn cảnh đặc biệt sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Hiện nay Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan đang quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách cho 159 đối tượng, trong đó có 84 thương binh bị vết thương sọ não, bệnh binh bị bệnh tâm thần nặng đặc biệt và 75 đối tượng khác.
Về tổ chức bộ máy : Trung tâm có Ban giám đốc, 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Kế toán-Tài vụ, phòng Y-Dược-Phục hồi chức năng) và 05 khoa (khoa bệnh nhân kích động, khoa bệnh nhân già yếu và sức khỏe sa sút, khoa bệnh nhân phục hồi, khoa bệnh nhân di chứng chất độc hóa học, khoa dinh dưỡng), các tổ chức Đảng, đoàn thể, tổng số cán bộ, viên chức, lao động 74 người.
Với tinh thần “Tất cả vì thương, bệnh binh phục vụ”, tự lực tự cường, đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, kết hợp sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị đóng quân. Đặc biệt từ ngày thành lập đến nay đơn vị luôn được sự lãnh đạo chỉ đạo về mọi mặt của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh
32
Bình và các cấp, các ngành. Trung tâm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững truyền thống là đơn vị lá cờ đầu của nghành Lao động- Thương binh và Xã hội. Năm 2010 Trung tâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới.
Thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước cùng với kinh tế - xã hội phát triển và sự quan tâm của các ngành, các cấp và nhân dân là một điều kiện vô cùng thuận lợi để thực hiện các mô hình, chương trình hỗ trợ thương binh, bệnh binh đặc biệt là về vật chất, tinh thần, y tế… Tuy nhiên, xã hội càng phát triển cũng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, tâm tư, nhu cầu của thương binh, bệnh binh trong Trung tâm. Chính vì vậy nên việc tìm hiểu thực trạng triển khai thực hiện việc tiếp nhận, điều trị, nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách và các chương trình chăm sóc trợ giúp sẽ nắm bắt sâu sắc hơn những nhu cầu mà thương binh, bệnh binh trong Trung tâm cần đến, điều này cũng góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa chăm sóc đối với người có công với cách mạng nói chung và thương bệnh binh trong Trung tâm nói riêng, thấy được tác động của công tác xã hội với đối tượng này.
2.2.Thực trạng thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng
Tính đến tháng 12 năm 2015, Trung tâm hiện đang quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho 159 đối tượng. Cơ cấu, số lượng được thể hiện dưới dạng bảng sau:
33
Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu đối tượng đang điều trị, nuôi dưỡng tại Trung tâm
STT Đối tượng Số lượng
(người)
Cơ cấu (%) 1 Thương binh ẳ mất sức từ 81% đến
92%
24 15,2
2 Thương binh loại 2,3,4 mất sức từ 21%
đến 61%
04 2,6
3 Bệnh binh 1/3 mất sức từ 81% đến 91%
53 33,4
4 Bệnh binh 2/3 mất sức 71% 01 0,63
5 Bệnh binh 3/3 mất sức 61% 01 0,63
6 Quân nhân tai nạn lao động mất sức 81%
01 0,63
7 Cán bộ nghỉ hưu bị mắc bệnh tâm thần 03 2,0 8 Con của người tham gia kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học
14 8,9
9 Bệnh nhân tâm thần hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội
58 36
Tổng cộng 159
(Nguồn. Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 của Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan).
Bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số đối tượng đang được quản lý, điều trị tại Trung tâm thì chiếm cao nhất (54%) là thương binh, bệnh binh, tiếp đó bệnh nhân tâm thần hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội (36%), con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chiếm tỉ lệ (8,9%).
34
Như vậy, cơ cấu đối tượng đang được quản lý, điều trị, nuôi dưỡng ở Trung tâm chủ yếu là thương binh, bệnh binh-Những người đã không tiếc xương máu để bảo vệ Tổ quốc, họ hầu hết là những người tuổi đã cao, thương, bệnh tật nặng, sức khỏe giảm sút, đặc biệt 100% thương binh, bệnh binh tại Trung tâm đều bị vết thương sọ não và bệnh tâm thần phân liệt gây động kinh, kích động, hoang tưởng nặng…nhiều lúc họ không thể làm chủ được hành vi, ý thức của con người, vì thương, bệnh tật họ cũng không thể sống cùng người thân, không thể làm tròn trách nhiệm của người con, người chồng, người cha trong gia đình họ. Bởi vậy, chăm sóc, trợ giúp toàn diện mọi mặt đời sống cho thương binh, bệnh binh và gia đình họ cần được thực hiện một cách nhanh chóng, cụ thể, thường xuyên, thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với thương binh, bệnh binh nói riêng và người có công nói chung, đảm bảo cho họ có cuộc sống tốt đẹp, đó cũng góp phần thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng và nhu cầu của thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
2.2.2.1 Thực trạng thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
-Thực trạng về sức khỏe
Thương binh, bệnh binh tại Trung tâm là những người đã trải qua những năm tháng gian khổ, hầu hết tuổi đã cao, có những thương binh đã trên 80 tuổi, thương tật, bệnh tật nặng đặc biệt. Cuộc sống của thương binh, bệnh binh đều đã trải qua nhiều thăng trầm, mất mát, hi sinh nên trí tuệ và sức khỏe của họ cũng giảm sút nhiều, do bị vết thương sọ não và bị bệnh tâm thần nên họ phải nhiều năm dùng thuốc an thần (loại thuốc độc bảng B) gây phát sinh nhiều bệnh nội khoa khác, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của họ.
35
Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, với số lượng 30 phiếu được phát cho 30 thương binh, bệnh binh và báo cáo tổng kết công tác năm 2015 của Trung tâm, kết quả thu được nhự sau:
Bảng 2.2: Tình trạng sức khỏe thương binh, bệnh binh Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỉ lệ (%)
Khỏe 00 00
Trung bình 20 23,8
Trung bình yếu 15 17,8
Yếu 49 58,4
Tổng cộng 84 100
(Nguồn: Khảo sát, nghiên cứu và Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 của Trung tâm).
Qua kết quả khảo sát, tham khảo thực tế cho thấy, tình trạng sức khỏe của thương binh, bệnh binh của Trung tâm đa số là ở mức yếu, tỉ lệ thương binh, bệnh binh vẫn cảm thấy khỏe là không có (00%). Một số ít người may mắn phục hồi và giữ được phần sức khỏe sau nhiều năm bị thương tật hành hạ, bệnh tật dày vò. Qua thực tế khảo sát một số thương binh, bệnh binh ngoài bị thương bệnh tật còn bị phơi nhiễm chất độc hóa học cơ thể rất yếu, sinh hoạt phục vụ cuộc sống hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phục vụ và người thân. Chiến tranh đã qua đi nhưng cũng lấy đi biết bao xương máu của thương binh, bệnh binh trên chiến trường, thời gian trôi qua, những vết thương còn đeo đẳng mãi khiến họ thường xuyên chịu những cơn đau dày vò mỗi khi trái gió, trở trời. Chính vì vậy việc chăm lo sức khỏe cho thương binh, bệnh binh nói chung và thương binh, bệnh binh tại Trung tâm nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của Trung tâm, thân nhân gia đình thương binh, bệnh binh mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, xã hội.
36 - Thực trạng về thu nhập
Hầu hết thu nhập hàng tháng của thương binh, bệnh binh tại Trung tâm đều dựa vào nguồn thu nhập chính từ trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu cá nhân của thương binh, bệnh binh tại Trung tâm, cho nên việc hỗ trợ về kinh tế cho gia đình thương binh, bệnh binh gần như không có.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, ngoài thu thập chính từ ưu đãi hàng tháng của Nhà nước, các nguồn thu nhập khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể trong cuộc sống, nếu chỉ dựa vào thu nhập khác thì không đảm bảo cuộc sống cho thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình họ.
Bảng 2.3: Nguồn thu nhập khác của thương binh, bệnh binh tại Trung tâm
Nguồn thu nhập khác Số lượng Tỉ lệ (%)
Kinh doanh buôn bán nhỏ 16 19
Sản xuất nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt 10 12
Không làm gì 48 53
Tổng cộng 84 100
(Nguồn: Khảo sát, nghiên cứu)
Kết quả khảo sát cho thấy 48/84 người chiếm 53% thương binh, bệnh binh không có nguồn thu nhập nào khác ngoài các khoản trợ cấp. Do tuổi tác cao, sức khỏe lại yếu, thương, bệnh tật nặng, không có trình độ chuyên môn nên hầu hết thương binh, bệnh binh sống phụ thuộc vào các khoản trợ cấp của Nhà nước. Một số thương binh, bệnh binh tạm ổn định bệnh, tật được đơn vị cho nghỉ phép về sống cùng gia đình tại địa phương cũng tham gia các hoạt động kinh tế để phụ giúp gia đình nhưng đây không phải là nguồn thu chủ yếu của họ.