Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG THƯƠNG BINH NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
3.1. Định hướng thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh
3.1.1.Thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định, ban hành và thực thi chính sách, công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh và kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế phát triển sẽ tạo động lực, tiền đề cho việc hoạch định, ban hành các chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh. Thực hiện tốt công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh sẽ củng cố được lòng tin của nhân dân vào các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước góp phần ổn định chính trị-xã hội, từ đó góp phần phát triển kinh tế, kinh tế càng phát triển thì cơ sở hạ tầng của xã hội ngày càng hoàn thiện, sẽ đảm bảo cho việc thực hiện chăm sóc, giúp đỡ đối với thương binh, bệnh binh và công tác “Đền ơn đáp nghĩa” tốt hơn. Vì thế công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa, phù hợp với chính sách kinh tế.
Để thực hiện tốt hơn nữa các chính sách ưu đãi xã hội, chăm sóc thương binh, bệnh binh, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan cần có những phương hướng sau: Luôn quán triệt tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về toàn dân chăm sóc đời sống đối với thương binh, bệnh binh, tăng cường sự đoàn kết chặt chẽ, chỉ đạo thường xuyên công tác xã hội hóa chăm sóc người có công; Tiếp tục đề xuất ban hành các văn bản, quyết định, chỉ thị phù hợp với tình hình thực tế của Trung tâm, nâng cao chất lượng phục vụ thương binh, bệnh binh.
64
Duy trì tốt mối quan hệ với địa phương nơi gia đình thương, bệnh binh cư trú để đảm bảo gia đình của họ cũng được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; thực hiện tốt công tác tài chính không để sảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí.
Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chương trình, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, người có công và bảo đảm an sinh xã hội.
Tích cực tuyên truyền, phát động các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân chăm sóc cho thương binh, bệnh binh, nâng cao mức sống cho đối tượng hộ gia đình chính sách. Phấn đấu 100% các hộ gia đình thương binh, bệnh binh có mức sống cao hơn mức sống trung bình ở địa phương nơi họ cư trú.
Thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp hàng tháng đầy đủ và kịp thời không để sai sót. Thực hiện tốt các chính sách người có công theo các văn bản của Nhà nước ban hành.
3.1.2.Thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh phù hợp với xu hướng phát triển ngành công tác xã hội
Nhằm phát triển công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ nhân viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, ngày 25/3/3010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Trong đó, đối với cấp
65
xã, phường, thị trấn và tương đương sẽ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tiến tới tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp.
Hiện nay không chỉ riêng Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mà hầu hết các đơn vị điều dưỡng người có công và các địa phương trên cả nước đều chưa có nhân viên công tác xã hội phụ trách riêng về lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp cho thương binh, bệnh binh đặc biệt là nhóm thương binh, bệnh binh bị vết thương sọ não và bệnh tâm thần. Vì vậy, Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 và Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020 ra đời sẽ thúc đẩy công tác xã hội phát triển và được thực thi trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp thương binh, bệnh binh và người có công.
Ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, việc xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện trợ giúp đối với thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ Nhà nước, cần vận động nhiều hơn nữa các tổ chức, cá nhân khác tham gia công tác trợ giúp, chăm sóc thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh và người có công để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp.
66
Kỹ năng và trình độ của cán bộ am hiểu về công tác xã hội sẽ cung cấp cho thương binh, bệnh binh và gia đình họ các kiến thức, thông tin liên quan đến sức khỏe, chính sách pháp luật, việc làm, tìm hiểu nhu cầu, khó khăn mà họ gặp phải giúp họ tháo gỡ khó khăn, nối kết cộng đồng, tạo niềm tin và động viên họ ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Công tác xã hội có vai trò kết nối các tổ chức chính trị, đoàn thể với những thương binh, bệnh binh còn đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc xây dựng gia đình và xã hội. Đồng thời, công tác xã hội hướng những thương binh, bệnh binh tại Trung tâm tham gia các hoạt động giao lưu, tham gia vào các câu lạc bộ nhằm nâng cao đời sống tinh thần, hòa nhập với cộng đồng, tránh đi những mặc cảm tự ti trong cuộc sống.
Việc thường xuyên tuyên truyền về các chính sách, chế độ của Nhà nước dành cho thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình họ cũng cần được quan tâm thực hiện để thương binh, bệnh binh và gia đình họ biết được quyền mà họ được hưởng. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức sâu rộng trong nhân dân, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là rất cần thiết. Tổ chức thêm nhiều mô hình chăm sóc từ sự giúp đỡ, ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, cá nhân. Phát triển mạnh việc vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa ở Trung tâm coi đây là việc làm thường xuyên, một hành động cao đẹp để góp phần chăm sóc thương binh, bệnh binh và đảm bảo an sinh xã hội.
3.1.3.Thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong lĩnh vực công tác này
Hiện nay so với số đối tượng thương binh, bệnh binh cần trợ giúp thì đội ngũ người làm nghề công tác xã hội chuyên nghiệp tại Trung tâm còn quá mỏng. Mặt khác, cán bộ nhân viên của Trung tâm được đào tạo chủ yếu là về
67
chuyên môn y tế, hầu hết đều chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nghề công tác xã hội. Hiện nhiều người dân chưa biết về nghề công tác xã hội, do đó việc triển khai nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xã hội đã gặp không ít khó khăn khi tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn trực tiếp và thực hiện chính sách xã hội.
Từ thực tế trên đòi hỏi cần có nhiều hơn nữa sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng đối với sự phát triển nghề công tác xã hội, trong đó một yếu tố quan trọng là bên cạnh sự quan tâm của cả hệ thống chính trị thì cũng cần phải nâng cao hơn nữa hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội đối với nghề công tác xã hội. Tuyệt đối tránh tư tưởng coi những người làm công tác xã hội (nhất là những người tự nguyện) là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, bởi lẽ dù là tự nguyện hay làm công ăn lương thì những người làm công tác xã hội đều rất đáng được trân trọng. Ngoài ra, không chỉ các đối tượng yếu thế trong xã hội mới cần trợ giúp xã hội, mà chính những người làm nghề công tác xã hội cũng cần được trợ giúp, đó là trợ giúp về khung pháp lý để nghề công tác xã hội hoàn thiện và phát triển vững chắc; đồng thời nâng cao mức thu nhập cho những người làm nghề công tác xã hội để họ yên tâm công tác.
Công tác xã hội phải thường xuyên nghiên cứu để đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, tồn tại trong việc chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, đẩy mạnh các phong trào, chương trình giúp đỡ thương binh, bệnh binh trong đơn vị.
Hiện nay công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh chỉ chủ yếu là việc thực hiện chính sách cho đối tượng theo qui định của Nhà nước, do đó cần phải thực hiện tốt hơn nữa việc nối kết các nguồn lực trong cộng đồng để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, việc kết nối các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm hỗ trợ thương binh, bệnh binh tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội như: Nguồn vốn,
68
các trang thiết bị hỗ trợ tình trạng thương tật, nhà ở, việc làm, hỗ trợ tinh thần …là rất quan trọng.
Công tác xã hội cũng cần phải tập trung trợ giúp nhiều hơn nữa cho nhóm thương binh có vết thương sọ não, bệnh binh mắc bệnh tâm thần đang được điều dưỡng tại các Trung tâm, ngoài ra công tác xã hội cũng phải quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với thân nhân, gia đình nhóm thương binh, bệnh binh này vì họ là những người thiệt thòi nhất trong những người có công.