Lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Trang 31 - 46)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.3. Lý luận về phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo

1.3.1. Một số khái niệm:

1.3.1.1. Cộng đồng:

Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn PTCĐ, 1997)

Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất; Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm; Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó (Tự điển Đại học Oxford, 1999)

26

1.3.1.2. Phát triển:

Phát triển là làm cho biến đồi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp (Tự điển tiếng Việt, 2011)

Theo Liên Hiệp Quốc (1997): “Phát triển là tạo ra những cơ hội ngày càng nhiều cho tất cả mọi người để có đời sống tốt hơn, điều thiết yếu là tăng cường và cải thiện các điều kiện cho giáo dục, sực khỏe, dinh dưỡng, nhà ở và an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường”

1.3.1.3. Phát triển cộng đồng:

Khái niệm PTCĐ được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940: “PTCĐ là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”

Murray G. Ross, 1955: “PTCĐ là một diễn tiến qua đó CĐ nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của CĐ, biết sắp xếp các nhu cầu ưu tiên và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng,biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài CĐ để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong CĐ”

Theo định nghĩa chính thức của LHQ, 1956: “PTCĐ là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện KT, XH, VH của các CĐ và giúp các CĐ này hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia”

Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh, 1995: “PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến CĐ nghèo, thiếu tự tin thành CĐ tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực phát triển”.

27

Càng ngày người ta càng thừa nhận rằng phương pháp phát triển cộng đồng có khả năng giải quyết vấn đề phát triển và những thách thức mà những cộng đồng ở nông thôn và thành thị ở các nước đang phát triển gặp phải cũng như những vấn đề của các nhóm bị mất quyền lợi, bị thiệt thòi và bị gạt ra bên lề xã hội ở các nước đã phát triển. Phương pháp phát triển cộng đồng là phương pháp lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, và quan tâm trước tiên đến việc nâng cao nhân phẩm và tiềm năng của họ. Phương pháp này giả định rằng để dân chúng có thể tự kiểm soát và quyết định tương lai của họ thì trước hết họ phải tự nhận ra được giá trị và tiềm năng của mình.

Phương pháp này tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng được tham gia vào mọi phương diện liên quan đến quá trình phát triển. Thời kỳ đầu người ta lấy toàn bộ cộng đồng làm đối tượng cho thấy lợi ích phát triển ít đến trong nhóm người nghèo nhất vì vậy ngày nay đối tượng của chiến lược phát triển đó là những nhóm xã hội bị thiệt thòi. Mục đích làm nhằm tăng quyền lực, nâng cao nhận thức và phát huy khả năng lãnh đạo của cộng đồng. Điều thiết yếu là quá trình này phải được chính cộng đồng khởi xướng, với sự giúp đỡ của các nhân viên công tác xã hôi. Ở Việt Nam, phát triển cộng đồng được xem xét như một phương pháp công tác xã hội.

Tóm lại, phát triển cộng đồng là một tiến trình phát triển làm chuyển biến từ cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực bằng chính tiềm năng của họ và với sự khởi xướng, đỡ đầu và khuyến khích bởi nhiều tổ chức khác nhau: Chính quyền, đoàn thể, tổ chức phát triển trong và ngoài nước v.v…

1.3.1.4. Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo

Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo là một tiến trình phát triển làm chuyển biến từ cộng đồng nghèo, thiếu

28

tự tin thành cộng đồng tự lực, làm cho bộ phận dân cư nghèo của người dân tộc Dao nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.

1.3.2. Mục đích của phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong xóa đói giảm nghèo

Phương pháp phát triển cộng đồng được hình thành nhằm tạo ra những điều kiện cải thiện về kinh tế và xã hội cho cộng đồng, đẩy mạnh công bằng xã hội, củng cố thiết chế xã hội và tổ chức xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của quần chúng và tăng quyền lực cho cộng đồng. Như vậy, mục đích chung của phát triển cộng đồng là:

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tộc Dao với sự cân bằng cả vật chất và tinh thần qua đó tạo sự chuyển biến trong việc tự chủ trong thoát nghèo, thoát dần sự phụ thuộc vào trợ giúp của Nhà nước.

- Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng. Trong đó tăng cường vai trò vị trí của các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân… trong xóa đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy ở các xã đều có các tổ chức chính trị xã hội, tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng phát huy tốt vai trò vị trí của mình đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo.

- Người nghèo thường có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, ngại tham gia các sinh hoạt đoàn thể, do vậy cần tạo điều kiện để người nghèo trong cộng đồng được bình đẳng trong sự tham gia, đặc biệt là nhóm thiệt thòi để họ có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển qua đó đẩy mạnh công bằng xã hội như là việc đề xuất các nguyện vọng tham gia các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế để thoát nghèo, nguyện vọng đề xuất sự hỗ trợ của Nhà nước về điều kiện sản xuất, giống cây trồng…

29

- Bảo đảm tối đa sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển.

Thực tế cho thấy những người nghèo thường là có trình độ học vấn thấp nên họ ngại tham gia đóng góp ý kiến. Không ít các cuộc trưng cầu ý kiến của người nghèo về các giải pháp thoát nghèo chỉ có tính hình thức, người nghèo ít được bày tỏ các ý kiến, sáng kiến của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phần lớn họ tham dự các cuộc họp nhưng không đóng góp ý kiến.

1.3.3. Nguyên tắc hành động của phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số trong xóa đói giảm nghèo

Trong phát triển cộng đồng khi thực hiện tiến trình cần lưu ý một số nguyên tắc hành động sau:

- Phát triển cộng đồng phải xuất phát từ chính nhu cầu của người dân.

Cần chú ý đôi khi nhu cầu của người dân rất khác với nhu cầu của nhà tài trợ, hoặc của chính quyền địa phương. Do đó phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp tiếp cận từ dưới lên: phải xuất phát từ nhu cầu đích thực của người dân. Ví dụ: người dân được trực tiếp đề xuất các nhu cầu của mình như nhu cầu lựa chọn các giải pháp bảo vệ và nâng cao độ phì đất (nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước thì chọn giải pháp làm ruộng bậc thang; nơi có điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết thì lựa chọn các loại cây ăn quả để trồng trên các băng chắn vừa góp phần hạn chế tốc độ dòng chảy và xói mòn đất, vừa đem lại thu nhập cho người sử dụng đất, v.v…) hoặc nhu cầu lựa chọn phát triển các loại/giống cây, con phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (nơi người dân có kinh nghiệm trong sản xuất có thể lựa chọn các loại giống lai có tiềm năng năng suất cao, trong khi đó ở những địa phương mà trình độ người dân còn hạn chế, người dân có thể lựa chọn các giống cây, con truyền thống, tiềm năng năng suất có thể không cao nhưng trước mắt phù hợp với trình độ cũng như khả năng đầu tư vốn của họ), v.v..

30

- Sự tham gia của người dân là rất quan trọng. Một yếu tố chính trong chiến lược phát triển cộng đồng là sự tham gia của người dân. Phương pháp phát triển cộng đồng đặt nền tảng trên sự giả định rằng phát triển bắt đầu ở cấp thấp nhất với sự đóng góp của quần chúng từ sáng kiến, nhân lực, vật lực huy động để thực hiện chiến lược phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa mức độ và cường độ tham gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển.

Mức độ tham gia của cộng đồng thường tập trung cao độ vào thời điểm đầu của chiến lược phát triển cộng đồng và giảm dần tới chỗ chỉ còn hình thức.

Mức độ tham gia của quần chúng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của dự án phát triển và các yếu tố khác như: Mô hình phát triển, phong cách quản lý, mức độ nâng cao quyền lực, bối cảnh văn hóa xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương. Ví dụ: Sự tham gia của người dân xã Hồ Thầu trong dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010 - 2015). Người dân được tham gia trong quá trình lập kế hoạch và hành động của dự án (có ít nhất 2 cuộc họp tổ chức tại mỗi thôn bản trong chu kỳ kế hoạch hàng năm với sự tham gia ít nhất 51% số hộ gia đình trong thôn bản trở lên tham gia thì mới được tổ chức; các hoạt động của dự án huy động lao động tại chỗ để tạo việc làm cho người dân cộng đồng như làm đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp nước…); người dân tham dự các cuộc họp để thảo luận việc sử dụng ngân sách của dự án một cách hợp lý, người dân có đóng góp gì (tiền, công hoặc hiện vật) nếu cần và thấy phù hợp.

- Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người dân không thể hành động tốt nếu thiếu năng lực. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức các hoạt động thông qua việc đào tạo, huấn luyện là hết sức cần thiết. Hơn nữa cần làm cho người dân hiểu rằng họ thực hiện các hoạt động phát triển là nhu cầu của chính họ, họ đang làm cho họ và vì lợi ích của

31

họ chứ không phải “làm cho dự án”, làm cho xã hoặc huyện. Phát triển chỉ có thể thành công trên cơ sở xuất phát từ ý chí và nội lực từ bên trong. “Làm thay”, “nghĩ hộ” là những tư duy và hành động xa lạ với phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên trong thực tế cho thấy, các địa phương ít quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực cho người dân có những kiến thức cần thiết giúp họ nhận diện vấn đề, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Không ít các tiểu dự án trong các hợp phần ngân sách phát triển xã có quy mô nhỏ, người dân không được tư vấn những kiến thức cần thiết để lập tiểu dự án nên khi họ đăng ký có tính chất phong trào (cùng đăng ký nuôi thỏ hoặc chim bồ câu… mà không biết mình có khả năng nuôi được hay không) nên kết quả thực hiện các tiểu dự án rất thấp.

- Đảm bảo công bằng xã hội: công bằng phải dẫn đến sự tái phân phối tài nguyên bao gồm cả tiền bạc, kiến thức, quyền lực, v.v... Điều này rất quan trọng vì không ít chương trình phát triển đã tạo thêm khoảng cách giàu – nghèo. Ví dụ: Việc giúp các hộ nghèo thông qua các tiểu dự án quy mô nhỏ phát triển sinh kế như nuôi chim bồ câu, nuôi dê, nuôi thỏ với mục đích góp phần tăng thu nhập cho các hộ nghèo tiến tới xóa nghèo bền vững, tuy nhiên do người nghèo không có kiến thức chăn nuôi nên số dê, chim bồ câu, thỏ của tiểu dự án thiệt hại, họ phải chuyển số gia súc trên cho hộ khá, hộ giàu đảm nhận. Do đó hộ nghèo vẫn nghèo, mặc dù Nhà nước đã có sự trợ giúp để họ thoát nghèo.

- Tin tưởng vào khả năng thay đổi và phát triển của người dân và cộng đồng. Người dân dù nghèo hoặc khó khăn nhưng họ đều có óc sáng tạo và tính gắn bó, mong muốn thay đổi cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Ví dụ một thanh niên nghèo, trình độ học vấn thấp, hàng ngày đi làm thuê cho hiệu sửa chữa xe máy nhưng thông qua lớp dạy nghề và lớp bồi dưỡng kiến thức sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội nên sau khi tham gia khóa học

32

nghề bản thân đã tự tin vay vốn mở cửa hiệu sửa chữa xe máy, đến nay đã tự chủ thoát nghèo.

- Khuyến khích người dân cùng thảo luận, lấy quyết định chung, hành động chung để họ đồng hóa mình với những chương trình hành động. Điều này nhằm xây dựng, củng cố năng lực cộng đồng, đồng thời giúp cộng đồng làm chủ những hoạt động của mình ngay từ đầu tiến trình giải quyết vấn đề.

- Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để dẫn đến các thành công nhỏ. Như thành lập những nhóm tín dụng tiết kiệm với số thành viên khoảng 5-7 người/nhóm, phát vay tín dụng với số vốn vừa phải khoảng vài trăm ngàn cho một thành viên. Với những hoạt động nhỏ, người dân được tập dần cách điều hành và quản lý các hoạt động để đạt được thành công. Tuy nhiên điểm hạn chế của chương trình tín dụng tiết kiệm này là người nghèo ngại tham gia vì lý do không có tiền góp vào quỹ tín dụng.

- Vận động thành lập nhóm nhỏ để thực hiện dự án, không chỉ để giải quyết được một vấn đề cụ thể, mà còn để củng cố, làm vững mạnh tổ chức tự nguyện của người dân. Để phát huy hành động chung trong cộng đồng, tất cả các hoạt động nên thông qua hình thức nhóm nhỏ, khoảng 7-10 thành viên/một nhóm. Ví dụ ban đại diện cộng đồng, nhóm thiếu niên bảo vệ môi trường, nhóm chăn nuôi gia súc, gia cầm…

- Cung cấp nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và phát sinh các hoạt động chung, qua đó các thành viên vừa đạt được cảm xúc tự hoàn thành nhiệm vụ vừa góp phần cải thiện an sinh cho nhóm. Cả hai điều này đều quan trọng như nhau. Ví dụ phân công những người có tay nghề sẽ hướng dẫn những người học nghề trong một nhóm, hoặc tổ chức các buổi họp để người dân cùng bàn cách giúp đỡ những người già neo đơn, hoặc phụ nữ đơn thân trong cộng đồng.

33

- Quy trình “Hành động – Suy ngẫm rút kinh nghiệm – Hành động mới” cần áp dụng để tiến đến những chương trình hành động chung lớn hơn, trình độ quản lý cao hơn. Bất kỳ hoạt động nào cũng nên áp dụng quy trình này, cho dù là tổ chức một buổi sinh hoạt cho trẻ em nghèo, hay ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, hoặc làm một công trình như xây nhà văn hóa thôn bản, và thực hiện những tiểu dự án hỗ trợ sinh kế…

- Thiết lập mối liên kết với các tổ chức khác để có thêm hỗ trợ và hợp tác với nhau. Phương pháp này được gọi là “tạo mạng lưới” (net- working), thí dụ liên kết giữa những nhóm trong cộng đồng như nhóm giáo dục xoá mù chữ; nhóm truyền thông môi trường; nhóm chăn nuôi, trồng trọt; nhóm thể thao, văn nghệ. Hoặc liên kết với các nhóm khác ngoài cộng đồng như các nhóm tiết kiệm-tín dụng của cộng đồng X sẽ liên kết với cộng đồng Y để tạo thành các cụm hoặc trung tâm. Việc liên kết này sẽ tạo thêm hiệu quả, sức mạnh vì các nhóm có thể trao đổi, sử dụng nguồn lực của nhau. Đồng thời tăng thêm tiếng nói cho các cộng đồng, nếu có vấn đề cần đề xuất chính.

1.3.4. Các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo

1.3.4.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cung cấp cho người dân những hiểu biết nhằm giúp họ thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi theo chiều hướng nào đó mà người nêu thông tin mong muốn.

Trong luận văn này hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về công tác giảm nghèo là các hoạt động truyền thông giúp cho người dân có những hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, các chương trình can thiệp của Chính phủ và địa phương đối với công tác xóa đói giảm nghèo nhằm giúp cho người dân thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, tự chủ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)