Thực trạng các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Trang 55 - 71)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HỒ THẦU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

2.2. Thực trạng các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao

2.2.1. Các hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

2.2.1.1. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân cộng đồng đặc biệt là người nghèo hiểu biết các chủ trương chính sách của Nhà nước, các chương trình dự án hỗ trợ cho người nghèo thoát nghèo bền vững là một trong những hoạt động quan trọng trong phát triển cộng đồng. Tuy nhiên để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền, tài liệu, trình độ dân trí, kiến thức và kỹ năng của người làm công tác truyền thông. Thực tế tại xã Hồ Thầu cho thấy, đây là một xã cộng đồng người Dao sống ở khu vực khó khăn, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác truyền thông còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, không ít người còn chưa nói rõ tiếng Việt. Toàn xã có 10 bản thì có 5 bản có nhà văn hóa, hệ thống loa truyền thanh xây dựng cách đây 10 năm trước, nay đã hư hỏng. Xã không có điểm truy cập dịch vụ Internet. Xã có 1 bưu điện văn hóa nhưng người dân rất ít khi đến giao dịch. Xã được cấp các ấn phẩm báo, tạp

50

chí miễn phí theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên rất ít người dân đến đọc. Các thông tin tuyên truyền phổ biến tới người dân chủ yếu thông qua các cuộc họp của thôn bản, các cuộc họp của các tổ chức chính trị xã hội. Theo đánh giá của người dân chất lượng các dịch vụ xã hội trong đó dịch vụ về văn hóa thông tin chưa được đánh giá cao, phần nhiều người dân chưa hài lòng.

Bảng 2.5: Bảng số liệu nghiên cứu thực trạng dịch vụ hỗ trợ xã hội

STT Dịch vụ

Đánh giá chất lượng các dịch vụ công của địa phương hiện nay

Hoàn toàn

hài lòng

Phần nhiều hài lòng

Hài lòng

Phần nhiều chưa

hài lòng

Hoàn toàn chưa hài lòng

1 Văn hóa thông tin X (thiếu loa

truyền thanh, các

ấn phẩm tuyên truyền dành

cho người dân tộc Dao, dịch

vụ Internet…)

2 Trợ giúp pháp lý X

3 Khuyến nông X

4 Điện X

5 Nước sạch X

6 Cấp giấy xác nhận, chứng thực ở xã

X

Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm của tác giả, 2016 Theo kết quả thảo luận nhóm và phóng sâu cho thấy, trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông của xã còn hạn chế nhưng xã cũng đã chủ động xin các tài liệu tuyên truyền về công tác xóa đói

51

giảm nghèo, các chủ trương và các giải pháp của địa phương chuyển tải tới người dân. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với công tác truyền thông là đối tượng người nghèo cần được tuyên truyền để họ hiểu hơn về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các giải pháp của địa phương liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo không được người nghèo quan tâm. Người nghèo rất ít khi tham gia các cuộc họp thôn cũng như cuộc họp của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội (kênh tuyên truyền chủ yếu); các băng hình tuyên truyền về công tác xóa đói giảm nghèo dành cho DTTS rất ít.

“Hồ Thầu là xã miền núi khó khăn, trên 90% người dân tộc Dao trình độ dân trí thấp, địa phương kém phát triển kinh tế, xã hội nên công tác tuyên truyền rất khó khăn. Hiện tại xã có bưu điện nhưng hầu như người dân ít khi sử dụng, có các tài liệu, sách về khuyến nông nhưng không mấy người đọc, cũng có thể do hạn chế về tiếng Việt. Các thông tin truyền thông đến người nghèo và người dân cộng đồng chủ yếu thông qua họp thôn bản. Khi họp người nghèo ít tham dự, nếu đến cũng không tham gia phát biểu ý kiến”

(PVS trưởng bản Phô) Theo đánh giá của người dân, ngoài các thông tin truyền thông đến người nghèo về công tác xóa đói giảm nghèo của trưởng thôn bản, Hội liên hiệp Phụ nữ xã và thôn bản là người thường giúp họ những thông tin về chủ trương chính sách và các dự án xóa đói giảm nghèo. Hội liên hiệp xã là thành viên trong Ban phát triển xã thực hiện các hợp phần ngân sách phát triển xã trong dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2. Do vậy Hội liên hiệp Phụ nữ xã thường xuyên có cuộc họp với hội viên bàn về thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo như các thông tin về vốn, ngân sách phát triển xã trong năm, mức ngân sách cho từng thôn bản; tiêu chí lựa chọn các tiểu dự án; tổ chức đánh giá nông thôn có sự tham gia. Theo ý kiến đánh giá của Hội liên hiệp Phụ nữ xã cho thấy các hộ nghèo thường ngại tham gia các cuộc họp

52

liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo hoặc có đến nhưng không phát biểu ý kiến. Do đó đây là trở ngại lớn trong hoạt động phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo bền vững.

“Cái khó trong công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay là trình độ dân trí và sự tham gia của người nghèo trong xóa đói giảm nghèo còn thấp.

Người nghèo ngại tham gia các cuộc họp, sinh hoạt các tổ chức đoàn thể xã hội, ngại đóng góp ý kiến, họ trông chờ và ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, do đó công tác xóa đói giảm nghèo còn rất khó khăn khi người nghèo chưa thực sự hiểu những vấn đề của người nghèo và có ý thức vươn lên thoát nghèo ”

(PVS Trưởng bản Rừng Ổi) 2.2.1.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế

- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo NQ số 30a/2008.

Trong đó triển khai hỗ trợ hộ nghèo mua máy bừa, máy xay sát, máy tẽ ngô đối với những hộ có lao động, có nhu cầu vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc cần vốn để làm các nghề khác, tăng thu nhập, thì được ngân sách Trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm (QĐ số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Nhờ có cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần làm giảm sức lao động từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, do đặc thù là nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ nên đã xảy ra tình trạng mua sắm máy móc, nông cụ theo phong trào mà không tính đến hiệu quả nên máy mua về không sử dụng. Theo phản ánh của các thành viên tham gia thảo luận nhóm, trong năm 2014-2015 xã có 50 hộ được cấp máy xay sát nhưng chỉ rất ít máy sử dụng vì các hộ nghèo không có đường dây điện đủ tải và tính năng tác dụng của máy không phù hợp. Tại bản Phô có tổng số 56 hộ, năm 2015 có

53

6/15 hộ nghèo được cấp máy xay sát nhưng đến thời điểm khảo sát (tháng 6 năm 2016) tất cả các máy trên đều không được các hộ sử dụng vì những lý do trên.

Năm 2014 nhà em được phổ biến chủ trương Nhà nước cấp mua máy móc và nông cụ sản xuất, thấy nhiều người trong bản đăng ký lấy nên nhà em cũng đăng ký theo. Năm 2015 chính quyền địa phương mang máy đến cho gia đình nhưng do đường dây điện yếu quá và thấy mọi người nói máy này sử dụng không phù hợp nên nhà em chưa sử dụng

(PVS gia đình nghèo bản Phô) Đối với công tác dạy nghề, Nhà nước đã có các chính sách dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn của địa phương thực hiện chưa hiệu quả. Ví dụ, năm 2014 tổ chức được 1 lớp dạy nghề chăn nuôi gia súc gia cầm cho 30 học viên. Nhưng một nửa số học viên tham gia không ứng dụng được kiến thức học được trong thực tiễn. Dẫn đến tình trạng các tiểu dự án như nuôi thỏ, nuôi chim bồ câu, nuôi gà không thành công. Đặc biệt là có những nghề đào tạo mà không gắn với giải quyết việc làm cho người học nghề. Năm 2015 xã có mở 2 lớp dạy nghề sửa chữa xe máy và máy nông nghiệp, mỗi lớp 30 học viên. Thời gian học là 3 tháng. Sau khi kết thúc khóa học đến nay chỉ có 3 học viên có việc làm (tự mở hiệu sửa chữa xe máy hoặc đi làm công cho người khác)

- Hỗ trợ hoạt động khuyến nông: Hội Liên hiệp Phụ nữ xã là thành viên của ban phát triển xã. Từ năm 2003 đến nay (năm thực hiện dự án phát triển xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi giai đoạn 2) Hội phụ nữ xã đã hướng dẫn các chi hội phụ nữ bản tham gia vào hợp phần ngân sách phát triển xã. Từ năm 2013 đến nay các thành viên của Hội phụ nữ xã đã tham gia 29 tiểu dự án. Thông qua các hoạt động của dự án này, phụ nữ xã được trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình từ họp đề xuất lập dự án tại các thôn bản để lập kế hoạch. Trong đó hội phụ nữ thông tin cho các thành viên về tổng vốn ngân

54

sách của hợp phần ngân sách phát triển xã, mức ngân sách cho từng thôn bản, nhắc lại danh mục các tiểu dự án không hợp lệ. Thông tin này còn được niêm yết công khai tại nơi công cộng. Để giúp phụ nữ lựa chọn được các tiểu dự án phù hợp, các chi hội phụ nữ thôn bản đã hướng dẫn cho các thành viên cách lựa chọn các tiểu dự án và tổ chức các cuộc họp thôn bản để lập kế hoạch xây dựng tiểu dự án các xã. Quá trình tham gia lập kế hoạch các tiểu dự án, các chi hội phụ nữ đã sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) với sự giúp đỡ của ban phát triển xã và hướng dẫn viên cộng đồng của huyện. Quá trình tổ chức thực hiện, ban chấp hành phụ nữ xã đã hướng dẫn phụ nữ lựa chọn giống cây con phù hợp với mục đích, mục tiêu của các tiểu dự án. Kết quả hoạt động của các tiểu dự án do phụ nữ đăng ký thường đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, có một số dự án do phụ nữ đăng ký theo cảm tính nên hiệu quả chưa cao như: dự án nuôi thỏ, nuôi gà, chim bồ câu.

Bảng 2.6. Đánh giá kết quả thực hiện các tiểu dự án thuộc Chương trình giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-2015) khoản tín

dụng từ ngân hàng thế giới của nhóm phụ nữ xã Hồ Thầu:

STT Tiểu dự án Nơi thực hiện (Bản)

Kết quả 1 Nuôi dê sinh

sản (3 tiểu dự án)

Bản Phô, Chù Lìn, Tà Chải

Không có bãi thả nên kết quả không cao

2 Nuôi lợn nái (6 tiểu dự án)

Bản Nhiều Sang, Khèo Thầu, Gia Khâu

Kết quả tốt

3 Nuôi gà siêu trứng (3 tiểu dự án)

Đội 4, bản Tà Chải, Chù Lìn

Kết quả không cao vì gà giống chết nhiều.

55

4 Nuôi cá trắm, cá chép (1 tiểu dự án)

Bản Rừng Ổi Kết quả tốt

5 Nuôi thịt vịt (3 tiểu dự án)

Bản Tà Chải Kết quả tốt 6 Nuôi chim bồ

câu (2 tiểu dự án)

Đội 4, Bản Nhiều Sang, Khèo Thầu

Chỉ có một số bộ phận khá nuôi trồng được, còn lại các hộ nghèo nuôi không hiệu quả, do không biết nuôi.

7 Nuôi thỏ (2 tiểu dự án)

Đội 4, Bản Nhiều Sang, Rừng Ổi

Chỉ có một số bộ phận khá nuôi trồng được, còn lại các hộ nghèo nuôi không hiệu quả, do không biết nuôi.

8 Nuôi trâu (2 tiểu dự án)

Bản Thâu Chải, Chù Lìn

Kết quả tốt-cho sức kéo và trâu sinh sản.

9 Nuôi ngan (1 tiểu dự án)

Bản Chù Lìn Kết quả tốt 10 Trồng lúa chất

lượng cao (1 tiểu dự án)

Bản Rừng Ổi Kết quả tốt

11 Trồng cà chua (2 tiểu dự án)

Đội 4 Kết quả tốt

12 Trồng ngô lai (2 tiểu dự án)

Bản Chù Lìn Kết quả tốt 13 Trồng lạc (1

tiểu dự án)

Bản Phô Kết quả tốt

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2016

Qua 3 năm thực hiện dự án giảm nghèo, hội phụ nữ chúng em được trưởng thành rất hiều từ dự án này như: biết lập kế hoạch các tiểu dự án, vận động phụ nữ tham gia xây dựng sinh kế của gia đình mình, tổ

56

chức các hoạt động giúp phụ nữ thực hiện các tiểu dự án đã đăng ký.

Phần lớn những người tham gia dự án là người nghèo. Tuy nhiên, những người nghèo thì thực hiện các tiểu dự án hiệu quả không cao do họ chưa có kiến thức, chưa có kinh nghiệm thực hiện phát triển sản xuất, chăn nuôi. Không ít chị em thực hiện theo phong trào, mọi người đăng ký gì thì mình cũng đăng ký theo mà chưa lường hết những khó khăn của mình

(PVS Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản Rừng Ổi?) - Hỗ trợ tín dụng: Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo. Ngoài việc giúp phụ nữ tăng cường năng lực thực hiện dự án giảm nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2, Hội liên hiệp Phụ nữ xã đã động viên các hội viên thành lập quỹ giúp đỡ người nghèo. Qua 3 năm thực hiện, nhiều chi hội đã xây dựng được quỹ tín dụng tiết kiệm giúp đỡ các thành viên của hội xoay vòng vốn cho các thành viên từ 6 tháng đến 1 năm để mua phân đạm và cây giống phục vụ sản xuất chăn nuôi.

Mỗi thành viên đóng góp 100.000 đồng/năm. Đến nay tổng số quỹ hiện tại là 24 triệu. Nhờ có quỹ tín dụng tiết kiệm nhiều phụ nữ đã phát triển tốt kinh tế gia đình và không tái nghèo. Hạn chế lớn nhất của quỹ này là các phụ nữ nghèo ngại tham gia vì không muốn đóng quỹ tín dụng tiết kiệm.

“Chi hội phụ nữ chúng em có 8 thành viên tham gia trong quỹ tín dụng tiết kiệm cho phụ nữ thành lập. Đến nay, mọi hoạt động của quỹ đều suôn sẻ.

Số vốn không nhiều nhưng đã hỗ trợ kịp thời cho thành viên mua sắm đạm, lân, gà giống… Tuy nhiên điểm băn khoăn nhất của chúng em là các thành viên hộ nghèo không tham gia sinh hoạt hoạt động của hội phụ nữ và họ cũng không tham gia quỹ tín dụng tiết kiệm này ”

(PVS hội viên hội phụ nữ Bản Rừng Ổi)

57

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam. Đoàn xã đang quản lý trên 1000 thanh niên địa phương, trong đó có 102 thanh niên thuộc hộ nghèo. Trong những năm qua, Đoàn xã đã hướng dẫn thanh niên tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho sản xuất chăn nuôi. Đến nay, vốn vay qua ngân hàng chính sách xã hội do Đoàn thanh niên bảo lãnh với dư nợ là 3954 triệu đồng. Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật và vốn vay nên một bộ phận thanh niên của xã đã thoát nghèo.

Trước đây em thuộc gia đình nghèo, phải bươn chải làm ăn ở nhiều nơi trong đó có phụ giúp cho một cửa hàng sửa chữa xe máy trên phố.

Được biết thông tin của bản về mở lớp dạy nghề sửa chữa xe máy và máy công cụ nông nghiệp cho thanh niên địa phương nên em đã đăng ký tham gia. Với những kiến thức đã tích lũy được từ cơ sở sủa chữa xe máy trước đây và 3 tháng dạy nghề của các thầy, em đã đủ tự tin mở cửa hàng sửa chữa xe máy tại địa phương. Đến nay gia đình em đã thoát nghèo. Trong thời gian học nghề không phải đóng học phí học nghề, ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ 900 nghìn đồng tiền ăn (15.000 đồng/ngày/người). Học xong được Đoàn thanh niên giới thiệu cho vay vốn để mua thêm đồ nghề. Em mong đợi Nhà nước sẽ hỗ trợ cho người học 1 bộ đồ nghề sau khi học xong.”

(PV sâu Thanh niên sửa chữa xe máy Bản Rừng Ổi) 2.2.1.3. Hoạt động hỗ trợ dịch vụ xã hội cơ bản

- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo như thực hiện trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, miễn giảm học phí, hỗ trợ học bổng. Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Nhờ có chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo nên một bộ phận con em gia đình nghèo được tiếp tục theo học ở tại cơ sở công lập.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)