Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Trang 46 - 55)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC DAO TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HỒ THẦU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tổng quan về xã Hồ Thầu 2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Hồ Thầu nằm ở phía Bắc của huyện Tam Đường ,phía Tây Bắc giáp xã Giang Ma; phía Tây Nam giáp xã Bản Hon; phía Đông Bắc giáp xã Bình Lư và huyện Bát Xát – Lào Cai; phía Đông Nam giáp thị trấn Tam Đường . Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.490,09 ha, chiếm 6,3% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 2.927,63 ha, (trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 578 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 2.344,86 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là 55,27 ha; đất chưa sử dụng là 1.507,19 ha. Diện tích đất lâm nghiệp lớn là một trong những lợi thế lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế địa phương [12, tr. 1]

2.1.1.2. Dân số:

Theo báo cáo của chính quyền địa phương năm 2015, Hồ Thầu có 3.043 người gồm 4 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Thái, Dao và dân tộc khác, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 92% dân số, mật độ dân số là 67 người/km2.

2.1.1.3. Điều kiện tự nhiên

- Sông suối: Trên địa bàn có 1 hệ thống suối chính là suối Sử Thàng dài 4,5 km và 2 hệ thống suối phụ, phân bố đồng đều theo các khe núi, nguồn nước dồi dào phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp với các sản phẩm chất lượng cao

41

- Khí hậu, thời tiết:

+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam, có 1 mùa đông lạnh thực sự và sương muối. Ở các khu vực núi cao trên 1000 m thường có mây mù vào sáng sớm, khí hậu ẩm ướt thích hợp cho phát triển cây thảo quả và các loại cây ôn đới.

+ Chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào tháng 6 và tháng 7 là chính. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong khoảng thời gian này sông suối thường cạn kiệt, xuất hiện gió hanh khô. Do lượng mưa trong năm phân bố không đồng đều nên gây hiện tượng thừa nước vào mùa mưa còn thiếu nước vào mùa khô [10, tr. 1].

2.1.1.4. Các chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Hàng năm UBND xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ cho người nghèo như Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn và các chế độ chính sách khác cho hộ nghèo đảm bảo quy định. Năm 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 366.644.000 đồng, trong đó hỗ trợ theo Quyết định 102 là 75 triệu; hỗ trợ theo 755 là 260.000.000đ; hỗ trợ tiền điện 38.964.000đ;

hỗ trợ tiền dầu đèn 9.180.000đ…. [12, tr. 4] Việc thực hiện chính sách đảm bảo, đúng người đúng đối tượng. Ngoài ra từ năm 2013 xã đã triển khai dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-2015) với 42 tiểu dự án tổng kinh phí quyết toán là: 2.168.310.000 đồng. Hiện nay xã đang triển khai lập kế hoạch thực hiện dự án kéo dài đến năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 [10, tr. 3]

42

2.1.2. Thực trạng tình hình nghèo đói của xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

2.1.2.1. Số lượng hộ nghèo

Hồ Thầu là xã miền núi thuộc diện khó khăn của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, sự cố gắng nỗ lực của nhân dân nên Hồ Thầu đã có những bước phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, xã đã hoàn thành được 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, là một xã có 92% người dân là dân tộc Dao, địa hình núi dốc, trình độ dân trí thấp, nên tỷ lệ đói nghèo còn cao.

Năm 2013 số hộ nghèo của xã là 138/602 hộ chiếm 22,9%; năm 2014:

139 hộ nghèo/602 hộ chiếm 22,4%; năm 2015 có 208 hộ nghèo chiếm 34,8%;

hiện nay (2016) theo chuẩn mới toàn xã có 229 hộ nghèo chiếm 35,2%. Số liệu trên cho thấy, số hộ nghèo hàng năm tăng. Trong đó nghèo kinh niên/nghèo cố hữu (nghèo cả về thu nhập và tài sản) có 28 hộ chiếm 12%;

nghèo tạm thời (nghèo về thu nhập) chiếm 88%.

2.1.2.2. Đặc điểm của các hộ nghèo

Kết quả khảo sát tại xã cho thấy các chủ hộ nghèo chủ yếu là nam với 183 người chiếm 80%, chủ hộ là nữ 46 người chiếm 20%. Một số chủ hộ là nữ có liên quan đến tình trạng hôn nhân như ly dị, góa.

43

Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm của các hộ nghèo

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

GIỚI TÍNH CHỦ HỘ

Nam 183 79,9

Nữ 46 20,1

ĐỘ TUỔI

Dưới 30 tuổi 102 44,5

Từ 31 - 60 122 53,3

Trên 60 5 2,2

TRÌNH ĐỘ

THCS 2 0,9

Tiểu học 76 33,2

Đọc và viết tiếng Việt phổ thôngchưa thành thạo

151 65,9

QUY MÔ GIA ĐÌNH

Hộ gia đình quy mô nhỏ 2 0,9

4-6 nhân khẩu 196 85,6

7 người trở lên 31 13,5

TỔNG CỘNG 229 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2016 Về độ tuổi, chủ hộ 30 tuổi trở xuống có 102 người chiếm 44,5%, chủ hộ độ tuổi từ 31- 60 có 122 ngườichiếm 53,3%, chủ hộ độ tuổi từ 60 trở lên có 5 ngườichiếm 2,2%.

Về trình độ học vấn, chủ hộ có trình độ học vấn trung học cơ sở là cao nhất và rất hiếm (2 người) chiếm 0,9%, chủ hộ có trình độ học vấn tiểu học cũng không nhiều với 76 người chiếm 33,2%, chủ hộ đọc và viết tiếng Việt phổ thông chưa thành thạo nhiều nhất với 151 người chiếm 65,9%. Trình độ học vấn thấp nên cơ hội thoát nghèo bền vững càng trở lên mong manh hơn.

44

Về quy mô gia đình, đa số gia đình có 4-6 nhân khẩu (85,6%), số gia đình có 7 người trở lên với 31 hộ chiếm13,5%, số hộ gia đình quy mô nhỏ chỉ có 2 hộ chiếm 0,9%. Theo thống kê đa số hộ nghèo đều là các hộ có đông con.

2.1.2.3. Biến động về hộ nghèo

Hàng năm cả xã có gần 20 hộ thoát nghèo, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có rủi ro về bệnh tật, thiên tai nên có trên ngần đấy số hộ lại rơi vào hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu tại địa phương cho thấy, hàng năm số hộ rơi vào chuẩn nghèo tăng khoảng 8% .Trong đó, đa số hộ rơi vào hộ nghèo từ 4 năm trở lên. Kết quả trên cho thấy, muốn giảm nghèo bền vững yêu cầu không chỉ nhằm vào việc làm giảm hộ nghèo mà còn phải tác động làm giảm nguy cơ trở thành người nghèo của các hộ trong cộng đồng, mà trọng tâm vào các hộ mới thoát nghèo hoặc các hộ cận nghèo.

Biểu 2.1: Thời gian trở thành hộ nghèo

0 10 20 30 40 50 60 70 80

2016 2015 2014 2013 Từ 2012 trở

về trước

Biểu 2.1: Thời gian trở thành hộ nghèo

45

2.1.2.4. Nguyên nhân nghèo đói của các hộ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan đóng vai trò chính.

Dưới góc độ tự đánh giá của người nghèo thông qua phiếu hỏi cho thấy, các nguyên nhân chính khiến họ rơi vào hộ nghèo như: thiếu kiến thức để trồng trọt chăn nuôi sao có hiệu quả cao, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh, thiếu phương tiện để sản xuất, kinh doanh, thiếu đất sản xuất, điều kiện phát triển KT-XH của địa phương kém phát triển, do các biến cố rủi ro về thiên tai và dịch bệnh, do các biến cố rủi ro về bệnh tật… Những yếu tố về thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo không được người nghèo đề cập cao.

Bảng 2.2. Lý do rơi vào hộ nghèo

STT Lý do rơi vào hộ nghèo Tỷ lệ % số hộ được hỏi

1 Thiếu kiến thức để trồng trọt chăn nuôi sao có hiệu quả cao

94,4%

2 Thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh 88,9%

3 Điều kiện phát triển KT-XH của địa phương kém phát triển

86,1%

4 Do các biến cố rủi ro về thiên tai và dịch bệnh 83,3%

5 Thiếu phương tiện để sản xuất, kinh doanh 77,8%

6 Thiếu đất sản xuất 58,3%

7 Gia đình thường xuyên có người ốm đau 44,4%

8 Do các biến cố rủi ro về bệnh tật 38,9%

9 Không có người làm ra tiền, làm ra thóc, ngô… 22,2%

10 Lý do khác: thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, thiếu sự trợ giúp từ các nguồn lực người thân, cộng đồng…

25,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2016

46

Kết quả thảo luận nhóm lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của địa phương, nhóm cộng đồng và cả nhóm người nghèo cũng cho đánh giá nguyên nhân nghèo rộng hơn. Theo những nhận định chung, vấn đề đói nghèo của địa phương bao hàm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó tính ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, thiếu ý chí, thiếu khát vọng vươn lên thoát nghèo là nguyên nhân chính.

2.1.2.5. Hoạt động kinh tế và vấn đề việc làm của các hộ nghèo

Hoạt động kinh tế của hộ nghèo tại các thôn thuộc xã Hồ Thầu chủ yếu tập trung vào hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và một số hoạt động khác cụ thể:

Bảng 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ nghèo xã Hồ Thầu

STT Nghề nghiệp Tỷ lệ

1 Nông nghiệp 88,8

2 Lâm nghiệp 72,2

3 Công nhân 5,5

4 Chăn nuôi 69,4

5 Dịch vụ 8,3

6 Làm ăn xa 27,7

7 Công việc khác

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2016 Hiện tại hoạt động sản xuất tại các thôn đều tập trung vào loại hình nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm trên 70%. Đa số các hộ có chăn nuôi lợn và gà. Các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả khảo sỏt cũng cho thấy, cú ẳ số hộ nghốo cú người đi làm ăn xa (chủ yếu lao động tự do bất hợp pháp ở Trung Quốc). Các lao động này đóng góp khoản thu đáng kể cho gia đình trong thời gian dài nên thu hút lao động của địa phương, mặc dù các rủi ro về kinh tế (chủ bóc lột, lừa gạt, đối xử thô bạo đối

47

với lao động làm thuê bất hợp pháp) không an toàn ở xứ người (do vượt biên trái phép) luôn luôn là nỗi lo thường trực.

“ Hồ Thầu là xã nghèo, kinh tế dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp.

Diện tích cấy lúa không nhiều mà nếu có làm thì cũng chỉ làm được một vụ nên thanh niên ở đây thiếu việc làm. Không ít người phải sang Trung Quốc làm ăn bất hợp pháp, vì đi làm bất hợp pháp nên chịu rủi ro nhiều như chủ lừa gạt công lao động, có người đi làm 3 tháng mà về tay không. Toàn xã có đến vài trăm thanh niên đi làm ăn như vậy ”

(PVS Bí thư Đoàn xã Hồ Thầu) 2.1.2.6. Thu nhập và mức độ chi tiêu của các hộ nghèo

Mức thu nhập bình quân theo đầu người mà các hộ thuộc diện nghèo trong mẫu khảo sát được áp dụng hiện nay là từ 700.000 đồng/người/tháng.

Đây là chuẩn nghèo mới mà địa phương đang áp dụng dựa trên Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Trước thời điểm này, mức thu nhập bình quân theo đầu người mà các hộ thuộc diện nghèo được áp dụng theo chuẩn cũ là từ 400.000 đồng/người/tháng (áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015). Kết quả khảo sát cho thấy,mức thu nhập của người nghèo (Tính tất cả các khoản thu từ làm thuê, chăn nuôi, thóc, ngô được quy đổi ra tiền để tính thu nhập) là rất thấp khoảng 1,6 triệu đồng/hộ/tháng, do nguồn thu nhập của đa số người nghèo là lương thực, trong khi giá lương thực không cao. Một số hộ có mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng thường có người đi làm thuê kiếm tiền (kể cả lao động bất hợp pháp ở Trung Quốc).

Có sự chênh lệch khá lớn từ thu nhập và các khoản trong chi tiêu sinh hoạt hằng ngày của những hộ nghèo và nhóm bình thường.

48

Bảng 2.4: So sánh mức thu nhập và chi tiêu của hộ bình thường và hộ nghèo Thu nhập và chi tiêu Hộ không nghèo Hộ nghèo Thu nhập bình quân hàng

tháng 3.6 Triệu đồng 1.6 triệu đồng

Chi tiêu sinh hoạt hằng ngày 70 nghìn đồng 30 nghìn đồng Chi tiêu y tế và giáo dục

hàng năm 4 triệu đồng 1,5 triệu đồng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2016 Mức thu nhập bình quân hàng tháng của các gia đình hộ bình thường cao hơn nhiều so với những gia đình hộ nghèo. Theo khảo sát trung bình các hộ bình thường thu nhập 3.6 triệu đồng/tháng, các hộ nghèo bình quân thu nhập khoảng 1.5 /tháng.

Mức chi tiêu sinh hằng ngày cũng có sự chênh lệch giữa hộ bình thường và đồng bào nghèo. Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn trung bình một ngày hộ bình thường chi phí hết khoảng 70 nghìn đồng cho thức ăn, gạo..

thì người nghèo chỉ bỏ ra số tiền bằng gần một nữa khoảng 30 nghìn đồng. Sở dĩ có tình trạng như vậy do thu nhập không ổn định dẫn đến chi tiêu hạn chế.

Nhà mình có hai vợ chồng, 2 đứa con nhỏ và đứa em trai đang học lớp 4. Thu nhập hàng tháng của gia đình không biết tính thế nào,vì cấy lúa, trồng ngô chỉ để ăn và nuôi con lợn thôi. Hiện tại cả nhà có 3 sào ruộng chỉ trông chờ vào đây và mỗi năm cũng chỉ thu hoạch một vụ với 30 bao thóc đủ ăn cho người và lợn trong 9 tháng, còn lại nhà nước cấp gạo cứu đói 15 kg/khẩu/tháng nhưng năm được năm không. Những chi phí học cho em,tiền chi cho khám chữa bệnh và hiếu hỷ nữa phải trông chờ vào bán con lợn.

Nếu tính tất cả quy ra tiền thì mỗi tháng chỉ thu nhập triệu rưỡi hay triệu sáu là cùng.

(Phụ nữ nghèo thôn Bản Phô)

49

Các hộ nghèo tại xã đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế miễn phí không phải đóng học phí, tuy nhiên vẫn phải chi một số tiền khá lớn cho chi phí y tế và giáo dục.Theo quy định các hộ nghèo đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế nhưng chi phí khám chữa bệnh hàng năm của những hộ nghèo nhất là hộ đồng bào dân tộc vẫn chiếm một khoản khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ nghèo thường có người bị bệnh nặng phải điều trị công nghệ cao với thời gian lâu dài do đó chi phí cho điều trị bệnh cao. Nhưng thực tế đời sống của họ khó khăn cũng là một trong những rào cản để các hộ thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)