Các loại phương án chiến lược

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh công ty cổ phần đầu tư và dầu khí sao mai bến đình (PVSB) đến năm 2024 (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

1.5 Các công cụ hỗ trợ sử dụng trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

1.5.1 Các loại phương án chiến lược

Khi hoạch định chiến lƣợc nhà quản trị phải vạch ra mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Mục tiêu định hướng lâu dài người ta thường gọi là mục tiêu chiến lược tổng quát hay gọi tắt là chiến lƣợc tổng quát. Chiến lƣợc tổng quát của doanh nghiệp bao

gồm các nội dung sau:

- Tăng khả năng sinh lợi của đồng vốn.

- Tạo được uy tín, thế lực, thương hiệu trên thị trường - Bảo đảm an toàn trong kinh doanh

Mục tiêu tỷ lệ sinh l i của đồng vốn và l i nhuận càng cao càng tốt là mục tiêu tổng quát của mọi doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có thể đặt cho mình cùng lúc cả ba mục tiêu chiến lƣợc nói trên cho một khoảng thời gian. Cũng có thể chỉ đặt một hay hai trong ba mục tiêu đó.

Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc tổng quát có thể vạch ra và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc bộ phận. Chiến lƣợc bộ phận lại bao gồm nhiều loại chiến lƣợc dựa vào bản thân doanh nghiệp, chiến lƣợc dựa vào khách hàng hoặc chiến lƣợc Marketing.

 Dựa vào căn cứ xây dựng chiến lƣợc có thể chia ra 3 loại chiến lƣợc bộ phận:

- Chiến lƣợc dựa vào khách hàng

- Chiến lƣợc dựa vào đối thủ cạnh tranh - Chiến lƣợc dựa vào thế mạnh của công ty

 Dựa vào nội dung của chiến lƣợc có thể chia ra:

- Chiến lƣợc khai thác các khả năng tiềm tàng - Chiến lƣợc tập trung vào các yếu tố then chốt - Chiến lược tạo ra các ưu thế tương đối

- Chiến lƣợc sáng tạo tấn công

 Căn cứ vào các hoạt động tiếp thị có hệ thống có thể chia ra:

- Chiến lƣợc sản phẩm - Chiến lƣợc giá

- Chiến lƣợc phân phối

- Chiến lược giao tiếp khuyếch trương

hạm vi nghiên cứu của đề tài là chiến lược tổng quát cấp công ty 1.5.1.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung

Là chiến lƣợc tập trung nguồn lực vào phát triển một hoặc một vài đơn vị kinh doanh chiến lƣợc hoặc lĩnh vực kinh doanh chiến lƣợc mà ở đó doanh nghiệp tự chủ về công nghệ sản xuất có ƣu thế về nguồn lực lợi thế về cạnh tranh.

 Ưu điểm của chiến lược tăng trưởng tập trung:

Phát huy thế mạnh của doanh nghiệp; tính chuyên môn hóa cao, do vậy chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cao, năng suất lao động cao, giá có ƣu thế để cạnh tranh;

doanh nghiệp có tính tự chủ cao trong sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh do sản xuất quy mô lớn, thị phần cao, quyền lực trên thương trường lớn.

 Nhƣợc điểm:

Tính thích ứng với sự thay đổi của thị trường thấp; độ rủi ro cao; quyền lực trên thương trường tập trung.

 Các hình thức của chiến lược tăng trưởng tập trung gồm có:

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược này nhằm mở rộng thị phần trong những miền thị trường hiện có của doanh nghiệp hoặc tăng dung lượng của thị trường.

- Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược mở rộng thị trường sang những khúc thị trường mới như từ trong nước ra nước ngoài, từ khu vực này sang khu vực khác, từ cung cấp cho người giàu sang cung cấp thêm cho cả người nghèo…

- Các cách để phát triển, mở rộng thị trường gồm: Mở rộng địa lý, mở rộng vào phân khúc thị trường mới.

- Chiến lƣợc cải tiến sản phẩm: Là chiến lƣợc mà trong đó vẫn trên lĩnh vực kinh doanh đã lựa chọn, doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, mở rộng nhiều mẫu mã sản phẩm.

Doanh nghiệp có thể đƣa ra các cánh nhƣ sau:

- Thêm nét đặc trƣng cho sản phẩm;

- Đƣa ra thế hệ sản phẩm mới.

1.5.1.2 Chiến lược tăng trưởng hội nhập - Liên kết hội nhập dọc ngƣợc chiều - Liên kết hội nhập thuận chiều - Liên kết hội nhập ngang.

1.5.1.3 Chiến lƣợc suy giảm:

Khi ngành không còn có cơ hội tăng trưởng dài hạn, khi nền kinh tế không ổn định hoặc khi doanh nghiệp tìm thấy những cơ hội khác hấp dẫn hơn sản xuất kinh doanh hiện tại thì cần có chiến lƣợc suy giảm phù hợp:

- Chiến lƣợc cắt giảm chi phí.

- Chiến lƣợc thu lại vốn đầu tƣ.

- Chiến lƣợc giải thể.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh công ty cổ phần đầu tư và dầu khí sao mai bến đình (PVSB) đến năm 2024 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)