Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác Cảng container

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh công ty cổ phần đầu tư và dầu khí sao mai bến đình (PVSB) đến năm 2024 (Trang 58 - 69)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ DẦU KHÍ SAO MAI – BẾN ĐÌNH

2.2. Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lƣợc kinh doanh

2.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong

2.2.2.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác Cảng container

Sự phát triển của phương thức vận chuyển hàng hoá bằng container đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của hệ thống cảng biển trên toàn thế giới. Rất nhiều cảng chuyên dụng container trên thế giới với tính chất, quy mô ngày càng lớn đã đƣợc xây dựng, đặc biệt là các quốc gia có bờ biển dài, nằm gần tuyến hàng hải chính trên thế giới.

Trên thế giới hiện nay có thể chia thành 3 tuyến vận tải container chính là tuyến Đông – Tây, tuyến vận tải Bắc – Nam và tuyến vận tải nội bộ khu vực, trong đó Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đóng vai trò cầu nối cho các tuyến vận tải Châu Mỹ - Châu Âu. Một số tuyến vận tải có liên quan đến Việt Nam là tuyến Viễn Đông - Địa Trung Hải – Châu Âu, tuyến Châu Mỹ - Châu Á và tuyến nội bộ Châu Á.

Đội tàu vận chuyển container chuyên dụng trên thế giới ngày càng đƣợc hiện đại, số lƣợng ngày càng nhiều, khả năng chuyên chở ngày càng xa, tốc độ ngày càng cao, tầm hoạt động ngày càng rộng. Một đặc điểm nổi bật là việc tăng lên nhanh chóng của cỡ tàu Post Panamax (> 4.000 TEU). Năm 1980 khối lƣợng container vận chuyển trên toàn thế giới mới đạt 36 triệu TEU thì đến năm 1995 đã lên tới 140 triệu TEU. Ƣớc tính khối lƣợng container trên thế giới đến năm 2014 sẽ lên đến 168 triệu TEU.

Tình hình vận chuyển container ở Việt Nam

Châu Á đang là khu vực vận chuyển container sôi động nhất thế giới. Năm 1992, tổng sản lƣợng bốc xếp của các cảng container trên thế giới là 100,70 TEU, trong đó các cảng của Châu Á đạt gần 41,6 triệu TEU chiếm 41,3%. Châu Á, đặc biệt là khu

vực Đông Nam Á đã trở thành trung tâm chuyển vận lớn nhất trên thế giới. Trong 10 cảng container lớn nhất thế giới thì có 5 cảng tại Châu Á với 4 cảng đứng ở vị trí đầu.

Tại Việt Nam, khối lƣợng container thông qua các cảng biển đã tăng gấp 10 lần trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2002. Đặc biệt, năm 1999 khối lƣợng container thông qua các cảng biển Việt Nam đã vƣợt qua ngƣỡng 1 triệu TEU. Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây đạt 20%. Trong đó, các cảng thuộc khu vực TP.

Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ ổn định khoảng 75% tổng khối lƣợng container thông qua tất cả các cảng trong nước.

Các cảng Việt Nam hiện nay có khả năng tiếp nhận hàng container bao gồm các cảng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (cảng Sài Gòn, Bến Nghé, Tân Cảng, VICT), cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân và một số cảng nhỏ khác.

Theo dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, khối lƣợng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2014 là 10.200.000 TEU.

Tổng quan đánh giá, các cảng container hiện đang khai thác của Việt Nam có các đặc điểm:

- Đại bộ phận đƣợc chuyển từ cảng xếp dỡ hàng bách hoá sang xếp dỡ container, do đó cơ sở kỹ thuật không đồng bộ và thường không đầy đủ;

- Thiết bị xếp dỡ không hiện đại, năng suất thấp;

- Không thể tiếp nhận các tàu container thế hệ thứ 3, thậm chí cả thế hệ thứ 2, cho nên phần lớn chỉ có thể đóng vai trò là các cảng gom hàng cho các tàu feeder tầm gần;

- Phần lớn các cảng nằm trong phạm vi thành phố, giao thông vận tải thường gây ách tắc cho hoạt động dân sinh;

- Việc tổ chức khai thác cảng container cũng chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường;

- Tính cạnh tranh của cảng container tại Việt Nam thấp.

Để thấy đƣợc vị trí của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Dầu khí Sao Mai – Bến Đình so với các đối thủ trong lĩnh vực khai thác cảng container và để từ đó giúp lãnh đạo công ty đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp tôi tiến hành phân tích công ty điển hình là Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn và Công ty TNHH cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) theo năm bước đã nêu trong Chương I như sau.

Bước 1: Liệt kê đối thủ cạnh tranh trong khai thác cảng container:

Công ty TNHH cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT)

Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) đƣợc thành lập ngày 26 tháng 1 năm 2007 trên cơ sở liên doanh giữa Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và Tập đoàn APM Terminals – tập đoàn khai thác cảng Công-ten-nơ hàng đầu thế giới của Đan Mạch. Đây là dự án cảng công-ten-nơ nước sâu tại khu vực Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 48 héc ta. CMIT có cầu cảng dài 600 mét, công suất hơn 1,1 triệu TEU, có khả năng đón các tàu container có trọng tải lớn đạt 160.000 DWT. Với hệ thống cơ sở vật chất vận hành và khai thác cảng hiện đại, CMIT có thể cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao cho các hãng tàu và khách hàng với thời gian nhanh nhất, thông qua các tuyến vận chuyển quốc tế trực tiếp từ Việt Nam đến các thị trường lớn như Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

Chính sách của CMIT là hoạt động kinh doanh hiệu quả, chú trọng vào vấn đề bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho các bộ công nhân viên và cộng động địa phương.

Thông tin cổ đông:

Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đƣợc thành lập vào tháng 4 năm 1995 và là một trong những tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam. Vinalines chiếm thị phần lớn trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam cũng như các tuyến thương mại trong khu vực. Đội tàu hiện tại của Tổng công ty với tổng tải trọng hơn 4 triệu DWT. Vinalines cũng là nhà vận hành và khai thác cảng biển và cảng container lớn tại Việt Nam, với hệ thống hơn 15 cảng biển trên toàn quốc.

Cảng Sài Gòn là một trong những nhà hoạt động khai thác cảng lớn của Việt Nam với lịch sự hình thành và phát triển lâu đời từ năm1860. Công ty quy tụ hơn 3.500 nhân viên, Cảng Sài Gòn hiện đang vận hành và khai thác 4 cảng phức hợp tại thành phố Hồ Chí Minh cùng với các dự án đầu tư xây dựng cảng nước sâu tại khu vực Thị Vải – Cái Mép. Cảng Sài Gòn đồng thời cũng là thành viên sáng lập của Hiệp hội cảng biển Việt Nam

(VPA) ngay từ những ngày đầu tiên.

Tập đoàn APM Terminals là nhà vận hành và khai thác cảng biển, cảng container và dịch vụ container nội địa quốc tế với hơn 50 cảng biển và cảng container,..122 cơ sở hạ tầng cùng với 22.000 nhân viên ở 64 quốc gia tại 5 châu lục, với 10 cảng biển đang trong giai đoạn mở rộng và xây dựng mới. Ngành vận chuyển hàng hóa bằng container mà APMT Terminals và các cảng khác đang cung cấp dịch vụ, chuyên chở lƣợng hàng hóa trị giá 4,6 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị thương mại toàn cầu.

TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÕN

Tân Cảng Sài Gòn đƣợc thành lập ngày 15/03/1989 theo quyết định 41/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ tháng 12/2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Ngày 09/02/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 418/QĐ-BQP chuyển Công ty Tân Cảng Sài Gòn thành Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Với 26 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với các dịch vụ khai thác cảng biển nhƣ: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ cảng container, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phòng, xây dựng công trình dân sự, quân sự ... và vận tải đa phương thức. Là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 85% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) đang cung cấp các dịch vụ cảng, logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng.

Cảng container Tân Cảng- Cái Mép ( Cảng TCCT, TCIT và TCOT) là Cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động từ ngày 03/06/2009, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 160,000 DWT (tương đương 13,000 Teu). Hiện Cảng Tân Cảng - Cái Mép có tuyến dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam sang Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ, sang Châu Âu và tuyến Nội Á đi Nhật do các Liên minh Hãng tàu lớn nhƣ The New World Alliance, The Grand Alliance, CHYK và Evergreen triển khai. Cảng Container Quốc tế Tân Cảng- Cái Mép (TCIT) là Cảng Liên doanh giữa Tổng Công ty TCSG với

3 hãng tàu lớn của châu Á là Mitsui O.S.K Lines, Hanjin Shipping và Wan Hai Lines.

Cảng TCIT hiện đang tiếp nhận 7 tuyến dịch vụ mỗi tuần gồm: tuyến dịch vụ trực tiếp sang Bờ Đông nước Mỹ, tuyến dịch vụ sang Bờ Tây nước Mỹ , tuyến sang Châu Âu và tuyến Nội Á sang Nhật.

Hệ thống ICD với tổng diện tích kho hàng gần 500.000 m2 bao gồm kho CFS, kho ngoại quan, kho mát, kho IMDG theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng tại chỗ mọi nhu cầu của khách hàng. Tổng Công ty TCSG hiện đang cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở các thế mạnh về năng lực vận tải thủy bộ gồm đội vận tải thủy với đội sà lan trên 50 chiếc, tổng sức chở trên 4,000 Teu/

lượt chuyên chở và đội vận tải bộ với trên 300 xe đầu kéo hoạt động trên khắp cả nước cũng như thị trường Lào và Campuchia.

Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã và đang hướng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ trọn gói trong giao nhận hàng hóa cho khách hàng với phương châm “Đến với Tân Cảng Sài Gòn- Đến với chất lƣợng dịch vụ hàng đầu”

2) Bước 2: Chọn tiêu chí để đánh giá đối thủ cạnh tranh Cơ sở vật chất.

Vị trí địa lý.

Đường vào/tiếp cận.

Công nghệ.

Thương hiệu của cảng.

Chức năng của cảng.

Lao động.

Bước 3: Cách tính điểm cho từng tiêu chí như sau:

Nghiên cứu mức độ quan trọng theo từng tiêu chí, tôi đƣa ra cách tính điểm theo từng tiêu chí nhƣ sau:

Cơ sở vật chất:

Mức độ Điểm

Bến sâu, diện tích lưu kho rộng, trang thiết bị tiên tiến, đầy đủ. 12 Bến sâu, diện tích lưu kho trung bình, trang thiết bị tiên tiến, chưa đầy

đủ. 7

Bến nông, diện tích lưu kho nhỏ, trang thiết bị lạc hậu. 2 ị trí địa lý:

Mức độ Điểm

Trệch với hướng hàng hải chính ít nhất. 10

Trệch với hướng hàng hải chính trung bình. 6

Trệch với hướng hàng hải chính nhiều nhất. 2

Đường vào/tiếp cận:

Mức độ Điểm

Đường vào rộng, gần thành phố HCM và những khu công nghiệp hiện

tại 8

Đường vào rộng, xa thành phố HCM và những khu công nghiệp hiện tại 5 Đường vào hẹp, xa thành phố HCM và những khu công nghiệp hiện tại 2 Thương hiệu:

Mức độ Điểm

Cao và có nhiều khách hàng trung thành 8

Thấp và có ít khách hàng trung thành 5

Thấp và chƣa có khách hàng trung thành 2

Chức năng của cảng.

Mức độ Điểm

Đầy đủ chức năng hiện tại của cảng 7

Thiếu chức năng hiện tại của cảng 4

Không có chức năng hiện tại của cảng 1

Công nghệ:

Mức độ Điểm

Khả năng đƣa công nghệ mới vào phần mềm và nguồn nhân lực: khả năng cung cấp dịch vụ tốt với năng suất và chất lƣợng cao. 7 Khả năng đƣa công nghệ mới vào phần mềm và nguồn nhân lực: khả năng cung cấp dịch vụ trung bình với năng suất và chất lƣợng trung bình.

4 Khả năng đƣa công nghệ mới vào phần mềm và nguồn nhân lực: khả năng cung cấp dịch vụ thấp với năng suất và chất lƣợng thấp. 1 Lao động:

Mức độ Điểm

Đủ lao động lành nghề 5

Thiếu lao động lành nghề 3

Rất thiếu lao động lành nghề 1

4) Bước 4: Tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh theo

tiêu chí đã lựa chọn:

Các điểm mạnh, điểm yếu của công ty PVSB và của các đối thủ cạnh theo tiêu chí đã chọn tổng kết trong bảng 2-6.

5) Bước 5: Lập ảng đánh giá đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác cảng container: Vị thế của công ty PVSB so với đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp dầu khí đƣợc thể hiện trong bảng 2-10.

Bảng 2-9. Tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ theo các tiêu chí cạnh tranh trong dịch vụ khai thác cảng container.

TT Tên đối thủ

Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh Cơ sở vật

chất

Vị trí địa

Đường vào/tiếp cận

Thương hiệu

Chức năng

của cảng Công nghệ Lao động

1

Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn

Bến sâu, diện tích lưu kho rộng, trang thiết bị tiên tiến, đầy đủ

Trệch với hướng hàng hải chính ít nhất.

Đường vào rộng, gần thành phố HCM và những khu công nghiệp hiện tại

Cao và có nhiều khách hàng trung thành

Đầy đủ chức năng hiện tại của cảng

khả năng cung cấp dịch vụ tốt với năng suất và chất lƣợng cao

Đủ lao động lành nghề

2 Công ty CMIT

Bến sâu, diện tích lưu kho rộng, trang thiết bị tiên tiến, đầy đủ

Trệch với hướng hàng hải chính ít nhất

Đường vào rộng, xa thành phố HCM và những khu công nghiệp hiện tại

Thấp và chƣa có khách hàng trung thành

Thiếu chức năng hiện tại của cảng

khả năng cung cấp dịch vụ tốt với năng suất và chất lƣợng cao

Thiếu lao động lành nghề

3 Công ty PVSB

Bến sâu, diện tích lưu kho rộng, trang thiết bị tiên tiến,

Trệch với hướng hàng hải chính ít

Đường vào hẹp, xa thành phố HCM và những khu công nghiệp hiện tại

Thấp và chƣa có khách hàng trung thành

Đầy đủ chức năng hiện tại của cảng

khả năng cung cấp dịch vụ trung bình với năng suất và chất lƣợng

Rất thiếu lao động lành

chƣa đầy đủ nhất trung bình nghề

Bảng 2-10. Bảng điểm đánh giá vị thế cạnh tranh của Công ty PVSB so với các đối thủ khác trong lĩnh vực khai thác cảng container

STT Tiêu chí đánh giá

Điểm số đánh giá của từng Công ty Tổng Công ty

Tân cảng Sài Gòn

Công ty CMIT

Công ty PVSB

1 Cơ sở vật chất 12 12 7

2 Vị trí địa lý 10 10 10

3 Đường vào/tiếp cận 8 5 2

4 Thương hiệu 8 2 2

5 Chức năng của cảng 7 4 7

6 Công nghệ 7 7 4

7 Lao động 5 3 1

Tổng điểm 57 43 33

Xếp hạng 1 2 3

Kết luận: Thông qua bảng 2-7, chúng ta có thể thấy trong lĩnh vực khai thác cảng container mức độ cạnh tranh khá mạnh, Công ty PVSB đứng ở vị trí thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh chính. So với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và Công ty CMIT, PVSB đang thua kém hầu hết ở các phương diện do công ty mới được thành lập và đang trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Về cơ sở vật chất: hiện tại PVSB đang thua kém Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và Công ty CMIT. Tuy nhiên, với lợi thế là cảng biển, diện tích lưu kho khoảng 100ha, thì trong tương lai PVSB có thể ngang bằng hoặc nhỉnh hơn các đối thủ của mình nếu PVSB có một chiến lƣợc phát triển hợp lý, hiệu quả.

Về vị trí địa lý: cả 3 đơn vị đều có vị trí thuận lợi để khai thác cảng container.

Đường vào/tiếp cận: hiện nay PVSB đang yếu hơn đối thủ cạnh tranh về điều kiện này, để phục vụ chiến lƣợc phát triển lâu dài thì PVSB phải làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc mở rộng đường vào cảng.

Thương hiệu: hiện nay, PVSB đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, với lợi thế là đơn vị trong Tổng Công ty PTSC (là đơn vị hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí) và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có khoảng 28 Nhà thầu Dầu khí nước ngoài đăng ký hoạt động trên địa bàn thì tiềm năng phát triển cảng container của PVSB là rất lớn.

Bảng 2-11. Danh sách các nhà thầu dầu khí nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Stt Tên nhà thầu Địa chỉ trụ sở điều hành

1 P.B Exploration Cảng hạ lưu PTSC, Vũng Tàu

2 J.V.P.C Petrotower, Vũng Tàu

3 Conocophillips (U.K) Ltd TP. Hồ Chí Minh 4 Talisman Vietnam Ltd TP. Hồ Chí Minh

5 Ongc Videsh Ltd New Delhi, India

6 KNOC TP. Hồ Chí Minh

7 JSC Zarubezhneft Moskva, Russia

8 PREMIER OIL TP. Hồ Chí Minh

9 Fairfield Vietnam Ltd TP. Hồ Chí Minh

10 ATI P Hà Nội

11 PETRONAS Hà Nội

12 VRJ Co Số 8 Hoàng Diệu, TP. Vũng Tàu

13 CHEVRON Ltd TP. Hồ Chí Minh

14 Mitsubishi Corporation for rang dong fpso Số 2 Phan Đình Phùng Vũng Tàu 15 Sedcoforex international, INC Số 8 Hoàng Diệu, Vũng Tàu 16 Globalsantafe International INC 65A đường 30/4 Vũng Tàu

17 BJ Services omp.Pte.Ltd 65A Cảng PTSC đường 30/4 Vũng Tàu 18 KMC oiltools Vieco-PS, 973, đường 30/4, Vũng Tàu 19 Geoservices Estern Inc 65A Cảng PTSC đường 30/4 Vũng Tàu 20 The JM Sherman Company Số 806/52G đường 30/4, Vũng Tàu

21 Amsito Worldwide 65A đường 30/4 Vũng Tàu

22 Romona International VN 12 Lê Lợi, Vũng Tàu

23 Fastad Shipping (India pacific) Số 8 Hoàng Diệu, Vũng Tàu

24 Modec Management S.Pte, Ltd 65A Cảng PTSC đường 30/4 Vũng Tàu 25 Baker Hughes Asia Pacific Ltd Cảng PTSC

26 Far east marine geology engineering Ltd. Số 1 Mạc Đĩnh Chi, Vũng Tàu 27 Halliburton international INC 65A đường 30/4 Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh công ty cổ phần đầu tư và dầu khí sao mai bến đình (PVSB) đến năm 2024 (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)