Tổng quan về Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 25 - 30)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương ra đời và phát triển có quan hệ tới quá trình phát triển của kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương ngày nay và Hải Hưng trước kia. Quá trình thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương cũng là quá trình thay đổi đơn vị quản lý của ngành điện Hải Dương mà bắt đầu được đánh dấu mốc lịch sử của sự ra đời của ngành điện lực Hải Hƣng. Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của điện lực là phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh Hải Hƣng, Sở quản lý và phân phối điện Hải Hƣng đƣợc thành lập ngày 8 tháng 4 năm 1969. Sở quản lý và phân phối điện Hải Hưng được thành lập trên cơ sở từ 2 đội quản lý điện của hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên trước khi sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng năm 1968. Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của Điện lực Hải Hƣng còn hạn chế, với 8 trạm trung gian (thị xã Hải Dương, thị xã Hưng Yên, Thanh Miện, Thanh Hà, Kim động, Phù Cừ, Hưng Long, Nhân Vinh) tổng dung lƣợng 9.300 KVA, 8 nguồn Diezel công suất 3.400 KVA và 317 trạm biến áp phụ tải có tổng dung lƣợng 84.130 KVA. Công suất sử dụng của các phụ tải thời gian đó vào khoảng từ 15.000 KW - 24.000 KW.

Phần lớn các thiết bị còn lại từ thời Pháp thuộc, nên độ an toàn không cao, khả năng cung cấp điện còn rất hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do có sự thay đổi trong tổ chức quản lý, Sở quản lý và phân phối điện Hải Hƣng đƣợc đƣa về trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hƣng từ năm 1979 đến 1982 và đổi tên là Sở điện lực Hải Hƣng với nhiệm vụ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, chủ yếu là các phụ tải trong nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và ánh sáng sinh hoạt cho nhân dân.

Từ năm 1982 - 1985: Sở điện lực Hải Hƣng đƣợc chuyển sang cho ngành điện quản lý, mô hình tổ chức quản lý đã đƣợc củng cố và phát triển bao gồm: 9 phòng chức năng, 2 tổ (điều độ và thiết kế), 3 đội (đại tu, thí nghiệm, lắp đặt 110KV), 1 phân xưởng, 2 trạm 110KV (E81 và E83), 9 chi nhánh điện (Thành phố Hải Dương, Nam Thanh, Chí Linh, Cẩm Bình - Thanh Miện, Mỹ Văn, Kim Môn, Hƣng Yên - Phù Tiên, Kim Thi, Ninh Giang - Tứ Kỳ).

Do yêu cầu phát triển trong thời kỳ đổi mới ngày càng cao, ngành điện lực tuy là ngành kinh tế quan trọng là doanh nghiệp nhà nước song cũng phải thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đó là một thách thức, đòi hỏi ngành điện phải từng bước đổi mới và đổi mới toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trước hết ngành phải tự đổi mới, đổi mới quản lý, đổi mới cách làm, hạch toán theo cơ chế thị trường, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đổi mới tổ chức. Cho đến cuối năm 1996 đầu năm 1997, trước khi Điện lực Hải Hƣng đƣợc chia tách thành lập Điện lực Hƣng Yên và đổi tên thành Điện lực Hải Dương, khách hàng của Điện lực Hải Hưng tăng nhanh nhất là các cơ sở công nghiệp trung ƣơng so với năm 1990 là: 506 tăng 455 khách, công nghiệp địa phương 115 tăng 47 khách hàng, giao thông vận tải 11 tăng 3 khách hàng, khách hàng nông nghiệp cũng tăng cao là: 662 khách hàng, sản lƣợng điện thương phẩm là: 418.384.000Kwh, so với năm 1995 tăng 13,1%.

Do những đặc điểm và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách Tỉnh Hải Hưng, tái lập hai Tỉnh Hải Dương và Hưng yên, Tổng công ty điện lực Việt Nam đã cho phép thành lập Điện lực Hƣng Yên và đổi tên Điện lực Hải Hƣng thành Điện lực Hải Dương. Điện lực Hải Dương chính thức hoạt động vào ngày 01/4/1997. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Điện lực Hải Dương, ngoài toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bộ hệ thống lưới điện, thiết bị, máy móc, đã có từ thời kỳ Điện lực Hải Hưng đến nay cũng đã có sự đầu tƣ, nâng cấp và trang bị mới hiện đại hơn. Toàn Điện lực có: 1 trạm 110 KV với dung lƣợng 50.000 KVA, 7 trạm trung gian 35/10 - 35/6 KV, 917 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lƣợng 252.940 KVA.

Đường dây dài 2187 km cho các loại điện áp từ 0,4KV đến 110KV. Về công tác tổ chức cán bộ: Điện lực Hải Dương đã nhanh chóng đi vào ổn định, tiêu chuẩn hoá hệ thống bộ máy quản lý từ điện lực xuống các đơn vị trực thuộc.

Đội ngũ kỹ sƣ, cán bộ kỹ thuật phần lớn là cán bộ trẻ năng động, sáng tạo. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Sau 7 năm chia tách, Điện lực Hải Dương đã nhanh chóng ổn định, đáp ứng yêu cầu phục vụ điện năng cho các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty đã thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường nhƣng vẫn đảm bảo chức năng phục vụ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thể hiện qua việc thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh như sau: Năm 1998: Điện thương phẩm: 473.350.000 Kwh, doanh thu: 283,901 tỷ đồng; đến năm 2004: Điện thương phẩm: 659.792.000 Kwh, doanh thu: 361,369 tỷ đồng.

Trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp. Ngày 20/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 213/QĐ-TTg chuyển đổi Điện lực Hải Dương - doanh nghiệp trực thuộc Công ty điện lực 1 là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam thành Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.

Công ty có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp.

3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1.2.1. Giới thiệu chung về Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1. Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Hải Dương

2. Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Điện lực Hải Dương 3. Tên giao dịch Quốc tế: HaiDuong Power Company Limited 4. Tên viết tắt tiếng Anh: HDPC

5. Địa chỉ trụ sở chính: Số 33 Đại lộ Hồ Chí Minh - Phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

6. Số điện thoại: 0320.6261122 Fax: 0320.6261122 Website : http//www.dlhaiduong.evn.com.vn 7. Nhãn hiện, lô gô của Công ty:

3.1.2.2. Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Mục tiêu hoạt động: Cung ứng điện cho hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố Hải Dương; Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của EVN NPC giao, sử dụng hợp lý các nguồn lực, tối đa hoá lợi nhuận, tích luỹ và đầu tƣ phát triển Công ty.

Ngành, nghề kinh doanh

- Sản xuất, kinh doanh điện năng. Hoạt động kinh doanh đến cấp điện áp 110kV: Xây dựng, cải tạo lưới điện; Sửa chữa, đại tu thiết bị điện; Tư vấn đầu tư xây dựng công trình lưới điện bao gồm: lập và quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế, giám thi công xây lắp; Gia công, chế tạo, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị lưới điện; Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị lưới điện; Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện.

- Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của Công ty, nhu cầu thị trường và được pháp luật cho phép.

Chức năng của Công ty: Công ty trực thuộc Tổng công ty điện lực Miền Bắc là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo luật doanh nghiệp nhà nước và điều lệ của tổng công ty điện lực Miền Bắc giao, có tài khoản, có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có con dấu riêng;

Công ty có chức năng điều hành hệ thống sản xuất kinh doanh trong Điện lực và địa phương trực thuộc điện lực quản lý; Quản lý vận hành, xây dựng, sửa chữa lưới điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo kế hoạch của Công ty điện lực Miền Bắc giao; Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng, an toàn liên tục và đảm bảo chất lượng; Quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, nguồn vốn… đã đƣợc Công ty điện lực Miền Bắc giao; Quản lý, sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhiệm vụ của đơn vị trong từng giai đoạn phát triển.

Nhiệm vụ của Công ty: Thực hiện, việc quản lý tập trung thống nhất toàn bộ các mặt công tác từ công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh điện, tài chính, quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, điều phối lưới điện tại địa phương trực thuộc;

Lập kế hoạch phát triển khách hàng hàng năm và dài hạn (5năm). Lập dự báo nhu cầu phụ tải hàng quý, hàng năm;

Trực tiếp giả quyết phương án cấp điện cho khách hàng ngoài diện công ty quản lý (điện áp dưới 110kV, công suất dưới 1000 kW).

Lập hồ sơ phương án cấp điện: Tổ chức khảo sát thực tế; Lập sơ đồ cấp điện (điểm đấu đường dây, nhánh dây); Tính toán dung lượng bù; Tính toán các thông số kỹ thuật cho sơ đồ cấp điện (khả năng tải của nguồn và các đường dây trước và sau khi lắp trạm biến áp mới, tổn thất điện áp); Hệ thống đo lường;

Đƣợc uỷ quyền kí kết và mua bán điện cho mọi khách hàng sử dụng điện trong địa bàn quản lý theo đúng Pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của công ty. Quản lý chặt chẽ hồ sơ mua bán điện. Hàng năm phải quyết toán và thanh lý hợp đồng mua bán điện hết hạn;

Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh điện năng có hiệu quả, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ viên chức có đủ trình độ chuyên môn, tƣ cách tốt để làm công tác này;

Phân tích điện thương phẩm và điện năng chuyên tải, phân phối, điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng tổn thất. Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng đƣợc giao và các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng;

Hàng tháng báo cáo tình hình quản lý và phát triển khách hàng theo mẫu báo cáo kinh doanh điện năng.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Công ty đƣợc tổ chức theo mô hình Công ty TNHH một thành viên trong đó: Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty; Giúp việc cho Giám đốc Công ty có 3 Phó giám đốc; + 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ; + 4 Phân xưởng (Thí nghiệm đo lường, xây lắp điện, sửa chữa thiết bị điện, 110 kV); 01 Xưởng tư vấn thiết kế; 12 Điện lực. Tổ chức bộ máy Công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Chủ tịch kiêm Giám đốc

Công ty

Phó Giám đốc Đầu tƣ xây dựng Phó Giám đốc

Kỹ thuật Phó Giám đốc

Kinh doanh

Văn phòng Công ty

Phòng Kế hoạch Công ty

Phòng Tổ chức nhân sự

Phòng Kỹ thuật

Phòng Tài chính -

Kế toán

Phòng Vật tƣ và xuất nhập khẩu

Phòng KD điện năng và điện

nông thôn

Phòng Quản lý xây dựng

Phòng an toàn và bảo hộ lao động

Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế

Phòng điều độ

Phòng Viễn thông và công nghệ thông tin

Các điện

Xưởng Tư vấn thiết

kế và các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty (Nguồn: Phòng Tổ chức và Nhân sự - Công ty) 3.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty

3.1.3.1. Bộ máy tổ chức công tác kế toán tại Công ty

Bộ máy kế toán của Công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Bộ máy kế toán Công ty (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty)

Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm:

- Kế toán Trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo trước Giám đốc công ty, hướng dẫn toàn diện công tác kế toán, thống kê trong doanh nghiệp thực hiện

Phòng Kế toán tại các đơn vị trực thuộc KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ TRƯỞNG

PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Kế toán

vật tƣ

Kế toán sửa chữa lớn, thường

xuyên

Kế toán tài sản

cố định

Kế toán ngân hàng công nợ

Thủ quỹ

Kế toán công cụ dụng

cụ

Kế toán tiền mặt Kế

toán sản xuất phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các quy định của pháp lệnh kế toán,…

- Phó trưởng phòng: Phụ trách kế toán tổng hợp theo dõi, tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính, tổ chức luân chuyển chứng từ sổ sách kế toán Lập báo cáo tài chính về EVN.

- Phó trưởng phòng: Phụ trách kế toán xây dựng cơ bản theo dõi và tiếp nhận hồ sơ của các công trình xây dựng cơ bản từ khi phát sinh cho đến khi hoàn thành quyết toán,…

- Kế toán sản xuất phụ: Phụ trách kinh doanh phụ, hạch toán toàn bộ doanh thu, chi phí lãi lỗ sản xuất kinh doanh từ khi quyết toán các công trình, hạng mục công trình thuộc công việc công nghiệp.

- Kế toán vật tƣ: Theo dõi tình hình biến động về nguyên vật liệu hàng hoá, tình hình nhập, xuất,…

- Kế toán sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên: Chịu trách nhiệm tập hợp chi phí cho công việc sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên,…

- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình hiện có, tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ báo cáo,…

- Kế toán ngân hàng, công nợ: Thanh toán các khoản phải thu của khách hàng, phải chi trả cho nội bộ công nhân viên, thanh toán các nguồn mua bán vật tƣ hàng hoá,…

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu tiền của khách hàng, rút tiền và nộp tiền tại ngân hàng, chi lương và các khoản được thưỏng cán bộ công nhân,…

- Kế toán công cụ dụng cụ: Thực hiện việc mở sổ theo dõi chi tiết từng công tơ, công cụ dụng cụ bao gồm số lƣợng đơn giá,…

- Kế toán tiền mặt: Thực hiện việc tập hợp và kiểm tra chi tiết các chứng từ hợp lệ trước khi thanh toán theo dõi việc phân bổ tiền lương, an toàn,…

3.1.3.2. Phân cấp quản lý tài chính

Quản lý, bảo toàn vốn phát triển đƣợc giao. Công ty có quyền huy động vốn theo pháp luật để phục vụ chung cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của điện lực. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, Công ty quản lý, sử dụng và phát triển vốn. Cụ thể nhƣ sau:

- Trách nhiệm của Công ty trong việc quản lý công tác kế hoạch hoá tài chính:

+ Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính đồng thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Công ty vào tháng 10 của năm trước năm kế hoạch;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính năm đã đƣợc Công ty duyệt đảm bảo tiết kiệm, hạ giá thành, tăng doanh thu và lợi nhuận thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ kinh tế tài chính Nhà nước qui định.

- Trách nhiệm của Công ty trong việc quản lý tài sản và các loại vốn:

+ Quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và nguồn lực do Công ty giao đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước và qui định hiện hành của Tổng công ty;

+ Lập hồ sơ đúng thủ tục trình công ty xét duyệt (Hoặc trình Tổng công ty xét duyệt ) việc thanh lý xử lý tài sản cố định không cần sử dụng, sử dụng không hiệu quả, lạc hậu kỹ thuật, hƣ hỏng. Thuộc vốn ngân sách do Công ty hoặc Tổng công ty cấp cho điện lực;

+ Đƣợc quyền thanh xử lý tài sản cố định do điện lực đầu tƣ, mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung theo các thủ tục qui định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hạch toán lãi lỗ theo đúng chế độ tài chính hiện hành;

+ Trong trường hợp cần thiết điện lực được Công ty uỷ quyền vay vốn tín dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tƣ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

+ Lợi nhuận đƣợc để lại (sau khi nộp về Công ty) thuộc phần sản xuất kinh doanh khác, điện lực đƣợc quyền sử dụng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

- Trách nhiệm của Công ty trong công tác tổ chức hạch toán kế toán:

+ Đƣợc mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, thanh toán nội và ngoại tệ tại các

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)