Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương
3.3.3. Quản lý nguồn vốn
Tác giả có bảng phân tích các hệ số tài trợ nhƣ sau:
Bảng 3.10. Bảng phân tích các hệ số tài trợ
STT Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013-2012
Chênh lệch 20142013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) 197.164 109.290 554.565 -87.874 -44,57 445.275 407,43 2 Tổng nguồn vốn (Tr.đ) 1.031.592 1.211.646 1.608.254 180.054 17,45 396.607 32,73 3 Tài sản dài hạn (Tr.đ) 786.130 903.172 1.410.627 117.042 14,89 507.455 56,19 4 Tài sản cố định (Tr.đ) 733.785 872.475 1.384.618 138.690 18,90 512.143 58,70 5 Hệ số tài trợ (5=1/2) 0,19 0,09 0,34 -0,10 -52,81 0,25 282,29 6 Hệ số tự tài trợ tài sản
dài hạn (6=1/3) 0,25 0,12 0,39 -0,13 -51,75 0,27 224,89 7 Hệ số tự tài trợ tài sản
cố định (7=1/4) 0,27 0,13 0,40 -0,14 -53,38 0,28 219,74 (Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm 2012 hệ số tài trợ của Công ty bằng 0,19 tức vốn chủ sở hữu chiếm 19% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2013 hệ số tài trợ của Công ty rất thấp, giảm xuống chỉ còn 9% tổng nguồn vốn, tức giảm 52,81%, vốn của Công ty chủ yếu là vốn đi vay. Nhƣng đến năm 2012, hệ số tài trợ của Công ty đã tăng lên rõ rệt, tăng 0,25 tương ứng với 282% so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2014 VCSH tăng cao (tăng 445.275 triệu đồng, tương ứng 407,43%), tốc độ tăng của VCSH lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn rất nhiều (tổng nguồn vốn năm 2012 tăng 32,73% so với năm 2013). Nhìn chung khả năng tài trợ của Công ty năm 2014 cao nhất trong 3 năm, đặc biệt có sự tăng trưởng vượt trội. Điều đó chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của Công ty đã tăng lên rất nhiều;
Ngoài ra, cần tiến hành phân tích hệ số tài trợ Tài sản dài hạn. Hệ số tài trợ tài sản dài hạn của Công ty các năm 2012, 2013 và 2014 lần lƣợt là 0,25;
0,12; 0,39. Hệ số này của Công ty còn rất thấp, năm 2013 giảm 0,13 tương ứng giảm 51,75% so với năm 2012, đến năm 2014 đã tăng 0,27 tương ứng 224,89%
(nguyên nhân là do VCSH năm 2014 tăng 445.275 triệu đồng (407,43%), tài sản dài hạn tăng 507.455 triệu đồng nhưng tương ứng chỉ tăng 56,19%), nhưng hệ số này vẫn còn nhỏ hơn 1 rất nhiều, điều đó chứng tỏ số vốn của chủ sở hữu không đủ trang trải nợ dài hạn, Công ty có thể sẽ phải gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Tương tự, với hệ số tài trợ tài sản cố định, các hệ số này các năm 2012, 2013 và 2014 lần lƣợt là 0,27; 0,13; 0,4; nhƣ vậy năm 2013 hệ số này giảm 0,14 tương ứng 53,38% và mặc dù năm 2014 hệ số này có tăng 0,28 tương ứng 219,74% nhưng các hệ số đều nhỏ hơn 1, điều này chứng tỏ vốn chủ sở hữu vẫn không đủ trang trải tài sản cố định. Mặc dù các chỉ số này còn thấp, là dấu hiệu của khó khăn tài chính, nhƣng xét về đặc trƣng ngành điện là Tài sản cố định chiếm phần lớn trong tài sản dài hạn, đầu tƣ vào tài sản dài hạn của ngành điện luôn luôn đòi hỏi số vốn rất lớn, vì vậy với hệ số tài trợ tài sản cố định năm 2014 là 0,4 tức tăng lên rất nhiều so với năm 2013, có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nói tính độc lập, khả năng đảm bảo tài chính của Công ty chƣa đáng lo ngại và công ty sẽ ngày càng khắc phục đƣợc những khó khăn nêu trên.
3.3.3.2. Tình hình phải trả người bán
Tương tự như phân tích tình hình phải thu khách hàng, Công ty đã tiến hành phân tích tình hình phải trả người bán thông qua hai chỉ tiêu “Số vòng quay nợ phải trả người bán” và “Kỳ trả tiền bình quân”:
Bảng 3.11. Bảng phân tích tình hình phải trả người bán
STT Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013-2012
Chênh lệch 2014-2013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Giá vốn hàng bán (Tr.đ) 1.939.288 2.743.050 3.161.866 803.762 41,45 418.815 15,27 2 Nợ phải trả người bán
đầu năm (Tr.đ) 231.878 310.087 391.976 78.210 33,73 81.888 26,41 3 Nợ phải trả người bán
cuối năm (Tr.đ) 310.087 391.976 170.005 81.888 26,41 -221.971 -56,63 4 Nợ phải trả người bán
bình quân (Tr.đ) 270.983 351.032 280.990 80.049 29,54 -70.041 -19,95 5 Số vòng quay nợ phải trả
người bán (5=1/4) 7,16 7,81 11,25 0,66 9,19 3,44 44
6 Kỳ trả tiền bình quân
(6=365ngày/5) 51 46,71 32,44 -4,29 -8,42 -14,27 -30,56 (Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Qua bảng phân tích cho thấy, Số vòng quay nợ phải trả người bán tăng lên: Năm 2013 là 7,81 vòng, năm 2014 tăng lên là 11,25 vòng. Thời gian một vòng quay phải trả người bán năm 2014 rút ngắn hơn so với năm 2013 là 14,27 ngày (năm 2013:46,71 ngày, năm 2014: 32,44 ngày), tương đương giảm 30,56%. Nguyên nhân đƣợc lý giải là giá vốn hàng bán năm 2014 đã tăng 418.815 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 15,27%, trong khi đó nợ phải trả người bán bình quân năm 2014 đã giảm 70.041 triệu đồng, tương ứng giảm 19,95%. Như vậy kỳ trả tiền bình quân của Công ty năm 2014 tương đối ngắn. Mặt khác nhìn vào bảng 3.8 nhận thấy, kỳ thu tiền bình quân của Công ty
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong 3 năm có xu hướng giảm: năm 2013 giảm 4, 29 ngày so với năm 2012;
năm 2014 giảm mạnh: 14,27 ngày so với năm 2013. Việc Công ty càng ngày càng thanh toán sớm cho nhà cung cấp sẽ giúp các bên duy trì đƣợc mối quan hệ lâu dài, tạo uy tín cho đối tác, tuy nhiên kỳ trả tiền bình quân càng giảm sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền, từ đó ảnh hưởng tới chu kỳ vận động của vốn.
3.3.3.3. Quản lý vốn chủ sở hữu
VCSH là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tƣ, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH là chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả sử dụng VCSH.
Dựa vào bảng 3.6 có bảng phân tích tỷ suất sinh lời trên VCSH nhƣ sau:
Bảng 3.12. Bảng phân tích tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
(+/-) (%)
1 Tỷ suất lợi nhuận thuần (%) -2,97 2,47 5,44 183,16
2 Số vòng quay tổng tài sản (lần) 2,47 2,39 -0,08 -3,24
3 Hệ số tài sản/VCSH (lần) 7,32 4,25 -3,07 -41,97
4 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (%)
[(1)x(2)x(3)] -53,70 25,08 78,77 146,70
(Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Qua bảng 3.12, nhận thấy tỷ suất sinh lời trên VCSH trong năm 2014 bằng 25,08 tức mỗi đồng VCSH bỏ ra thu đƣợc 25,08 đồng lợi nhuận sau thuế, tức tăng 78,77 đồng so với năm 2013. Sự tăng lên với tỷ lệ tương đối 146,7% này do tác động của 3 yếu tố:
Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận thuần năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 (tỷ lệ tương đối tăng 183,16%). Đây là yếu tố tác động tích cực tới tỷ suất sinh lời trên VCSH vì đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
Thứ hai, số vòng quay tổng tài sản giảm so với năm 2013 (tỷ lệ tương đối giảm 3,24%). Đây là yếu tố tác động không tích cực tới tỷ suất sinh lời trên VCSH vì đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng TSCĐ, nhƣng tỷ lệ giảm nhỏ, không ảnh hưởng nhiều tới sự thay đổi tỷ suất sinh lời trên VCSH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ ba, hệ số tài sản/VCSH giảm giảm so với năm 2013 (tỷ lệ tương đối giảm 3,24%). Hệ số này đƣợc ví nhƣ con dao hai lƣỡi, mặt tích cực thể hiện đòn bảy tài chính, mặt tiêu cực thể hiện rủi ro tài chính. Việc Công ty đã giảm đƣợc hệ số này sẽ làm công ty đƣợc tự chủ tài chính hơn.
Nhƣ vậy Tỷ suất sinh lời trên VCSH tăng trong năm 2014 là do yếu tố tỷ suất lợi nhuần thuần tăng, trong khi đó hệ số tài sản/VCSH giảm điều này chứng tỏ Công ty đã làm ăn hiệu quả hơn mà không phải đơn giản do Công ty đã gánh chịu rủi ro tài chính cao hơn nên phát huy đƣợc tác dụng của đòn bẩy tài chính.
3.3.3.4. Quản lý vốn vay
Để có nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã huy động vốn vay từ các nhà cung cấp tín dụng, và một trong những vấn đề luôn đƣợc Công ty quan tâm là chi phí lãi vay. Để chủ động trong sản xuất cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu của các nhà cho vay, trong phân tích thực trạng quản lý tài chính, Công ty luôn thực hiện phân tích chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán lãi vay”.
Bảng 3.13. Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay
STT Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013-2012
Chênh lệch 2014-2013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay (Tr.đ) 17.233 -61.116 105.440 -78.349 -454,64 166.555 272,52 2 Chi phí lãi vay (Tr.đ) 11.711 20.993 22.301 9.282 79,26 1.308 6,23 3 Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay (3=1/2) 1,47 -2,91 4,73 -4,38 -297,84 7,64 262,40 (Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Hệ số khả năng thanh toán của Công ty tăng rất nhanh trong năm 2014.
Năm 2013: -2,91, đến năm 2014: 4,73, như vậy hệ số này đã tăng 7,64 tương đương 262,4%. Nếu như năm 2013, thu nhập của Công ty hoàn toàn không có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khả năng chi trả lãi vay do lợi nhuận trước thuế và lãi vay âm, với một đồng chi phí lãi vay lợi nhuận Công ty đang âm 2,91 đồng, điều này cho thấy năm 2013 Công ty hoàn toàn không có khả năng chi trả lãi vay, tình hình tài chính đang ở mức rủi ro cao. Nhƣng đến năm 2014, tình hình thanh toán lãi vay có thay đổi khi hệ số này bằng 4,73 tức lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty lớn gấp 4,73 lần chi phí lãi vay hay với một đồng chi phí lãi vay có 4,73 đồng lợi nhuận để trả lãi. Điều này cho thấy khả năng chi trả lãi vay của Công ty trong năm 2014 đã đƣợc đảm bảo. Nguyên nhân là trong năm 2014, vay ngắn hạn và vay dài hạn đã tăng 9,9% so với năm 2013 (năm 2013: 387.168 triệu đồng, năm 2014: 425.344 triệu đồng), trong đó hoàn toàn là tăng vay dài hạn và giảm nợ vay ngắn hạn, điều đó dẫn đến chi phí lãi vay tăng 1.308 triệu đồng, tương ứng tăng 6,23%. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 166.555 triệu so với năm 2013, tương ứng tăng 272,52% làm cho hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng 262,4%.
Nhìn chung trong 3 năm, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2014 cao nhất, điều này chứng tỏ khả năng chi trả lãi vay của Công ty năm 2014 khả quan nhất. Chi phí lãi vay tăng qua các năm (năm 2013 tăng 9.282 triệu đồng so với năm 2012, năm 2014 tăng 1.308 triệu đồng so với năm 2013), tác giả nhận thấy năm 2013 chi phí lãi vay tăng đột biến, nguyên nhân vì trong năm 2013 nguồn điện bị hạn chế do yếu tố thời tiết, Tập đoàn điện lực phải mua điện của nước ngoài và mua than, dầu khí thay cho nguồn thuỷ năng bị thiếu thốn với giá cao buộc phải đi vay vốn trong và ngoài nước, hơn nữa trong năm 2013 lãi suất vay vốn tăng mạnh..khiến chi phí lãi vay năm này tăng mạnh (tăng 79,26% so với năm 2012), sang năm 2014, chi phí lãi vay tăng thêm 1.308 tỷ so với năm 2013, điều này đƣợc lý giải bởi trong năm 2014, Công ty có đầu tƣ nhiều vào tài sản dài hạn (tăng 56,19% so với năm 2013) vì vậy cần có nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ mở rộng sản xuất. Về lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty, do năm 2013 Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ty bị lỗ 61.116 triệu đồng do điều kiện sản xuất khó khăn nên không có khả năng thanh toán lãi vay, đến năm 2014 lơi nhuận này tăng rất mạnh: tăng 166.555 triệu đồng (tăng 272.25 %), mặc dù chi phí lãi vay tăng không nhiều nhưng lợi nhuận trước thuấ và lãi vay của Công ty đã tăng đáng kể chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn nhiều so với năm 2013, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty đƣợc cải thiện rõ rệt.
3.3.4. Khả năng thanh toán của Công ty 3.3.4.1. Khả năng thanh toán tổng quát
Tác giả đánh giá khái quát về khả năng thanh toán thông qua bảng phân tích khả năng thanh toán tổng quát:
Bảng 3.14. Bảng phân tích khả năng thanh toán tổng quát
STT Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013-2012
Chênh lệch 2014-2013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Tổng tài sản (tr.đ) 1.031.592 1.211.646 1.608.254 180.054 17,45 396.607 32,73 2 Tổng nợ phải trả (tr.đ) 834.428 1.102.356 1.053.688 267.928 32,11 -48.668 -4,41 3 Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát (lần) (=1/2) 1,24 1,10 1,53 -0,14 -11,09 0,43 38,86 (Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty năm 2013 đã giảm 0,14 (từ 1,24 năm 2012 xuống 1,1 năm 2013), nguyên nhân do tốc độ tăng của tài sản nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Cụ thể, năm 2013 tổng tài sản tăng 17,45%, nợ phải trả tăng 32,11%. Trong năm 2014, chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có chiều hướng tăng do tổng tài sản tăng và nợ phải trả giảm. Cụ thể: Năm 2013, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là 1,1. Tức cứ 1 đồng nợ phải trả của Công ty đƣợc thanh toán bởi 1,1 đồng tài sản, điều đó chứng tỏ với tổng tài sản của Công ty hiện có đảm bảo trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả; Năm 2014, hệ số này của Công ty là 1,53, tức cứ 1 đồng nợ phải trả đƣợc thanh toán bởi 1,53 đồng tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản. Nếu nhƣ năm 2013 hệ số khả năng thanh toán của Công ty lớn hơn 1 không nhiều, thì đến năm 2014 hệ số này đã tăng nhiều hơn: Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,43 lần, tương ứng với 38,86%. Nguyên nhân do trong năm 2014 tài sản tăng 32,73%, trong khi đó nợ phải trả giảm 4,41% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ Công ty có thừa khả năng thanh toán tổng quát.
Trên thực tế, mặc dù lƣợng tài sản có thừa để trang trải các khoản nợ đến hạn trả, nếu không đủ tiền và các khoản tương đương tiền Công ty cũng không bao giờ đem bán toàn bộ tài sản để trả nợ, vì vậy trị số của hệ số này thông thường phải lớn hơn hoặc bằng 2 thì chủ nợ mới có khả năng thu hồi được nợ khi đáo hạn. Nhƣ vậy trong cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 khả năng thanh toán tổng quát của Công ty vẫn đƣợc đảm bảo nhƣng chƣa thực sự an toàn.
3.3.4.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Về phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, tác giả tiến hành nghiên cứu về tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu: “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” và “Hệ số khả năng thanh toán tức thời” và lập bảng tính sau:
Bảng 3.15. Bảng phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
STT Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013-2012
Chênh lệch 2014-2013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Tài sản ngắn hạn (Tr.đ) 245.462 308.474 197.627 63.012 25,67 -110.848 -35,93 2 Tiền và tương đương tiền
(Tr.đ) 160.733 203.563 125.179 42.830 26,65 -78.384 -38,51 3 Hàng tồn kho (Tr.đ) 31.640 33.152 34.203 1.512 4,78 1.051 3,17 4 Tổng nợ ngắn hạn (Tr.đ) 510.961 756.161 430.302 245.200 47,99 -325.859 -43,09 5 Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn (5=1/4) 0,48 0,41 0,46 -0,07 -15,08 0,05 12,58 6 Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (6=(1-3)/4) 0,42 0,36 0,38 -0,05 -12,99 0,02 4,31 7 Hệ số khả năng thanh toán
tức thời (7=2/4) 0,31 0,27 0,29 -0,05 -14,42 0,02 8,06 (Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để có thể đánh giá cụ thể hơn về khả năng thanh toán của Công ty, Tác giả nghiên cứu, so sánh với các đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn Điện lực Miền Bắc thông qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Bảng 3.16. Các hệ số về khả năng thanh toán của Tổng Công ty
Đơn vị
Khả năng thanh toán
tổng quát
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Công ty mẹ 1,7 0,88 0,56
Công ty TNHH MTV ĐL Hải Phòng 1,47 0,92 0,31
Công ty TNHH MTV ĐL Hải Dương 1,53 0,46 0,38
Công ty TNHH MTV ĐL Ninh Bình 1,86 1,18 0,46
Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện 1,84 1,37 0,61
Công ty TNHH MTV tƣ vấn điện MB 1,77 1,23 0,60
Công ty TNHH MTV KS, DL & TMDV ĐL 1,49 1,05 0,44
Các công ty cổ phần chi phối 1,71 0,28 0,24
(Nguồn: Báo cáo hội nghị tài chính kế toán năm 2015 và Báo cáo Tổng kết công tác SXKD năm 2014 của EVN NPC)
Năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty bằng 0,48, tức 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc trang trải bằng 0,48 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2013, hệ số này giảm 0,07 tương đương 15,08%. Nguyên nhân do trong năm 2013 nguồn vốn huy động khó khăn, các khoản vay nợ, phải trả phải nộp của Công ty tăng lên khiến nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn tăng 63.012 triệu đồng, tương đương 25,67%, nợ ngắn hạn tăng 245.200 triệu đồng, tương đương 47,99%).
Năm 2014, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là 0,46 tức 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty sẽ đƣợc đảm bảo thanh toán bằng 0,46 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này vẫn còn quá thấp. So với năm 2013 hệ số này đã tăng 0,05 lần, tương ứng 12,58 % so với năm 2013, nguyên nhân là do tốc độ giảm nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ giảm tài sản ngắn hạn (Nợ ngắn hạn giảm 43,09%, tài sản ngắn hạn giảm 35,93 %). Nhƣng hệ số này lại giảm so với năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2012. Mặc dù đã có nỗ lực trong việc cải thiện tình hình thanh toán nợ ngắn hạn nhƣng năm 2014 Công ty vẫn chƣa đảm bảo đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty thấp. Mặt khác, qua bảng Các hệ số về khả năng thanh toán của Tổng Công ty trên nhận thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty không đạt yêu cầu, khá yếu so với các đơn vị khác, chỉ cao hơn các công ty cổ phần chi phối (khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chỉ đạt 0,28 lần), mặc dù Công ty mẹ và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng cũng không đạt yêu cầu do hệ số nhỏ hơn 1 nhƣng vẫn trị số của chỉ tiêu này tại 2 đơn vị trên cũng cao hơn nhiều so với trị số chỉ tiêu này tại Công ty (Công ty mẹ: 0,88; Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: 0,92).
Nhƣ vậy trong những năm tới cần có lộ trinh cải thiện hệ số thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2013 là 0,36, tức với 1 đồng nợ ngắn hạn, Công ty có 0,36 đồng tài sản ngắn hạn (không tính đến giá trị hàng tồn kho là bộ phận chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn của Công ty) để thanh toán. Năm 2014, hệ số này là 0,38, tức tăng 4,31%. Mặc dù hệ số tăng lên so với năm 2013 thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt hơn so với năm 2013, nhƣng hệ số này nhỏ hơn so với năm 2012 (năm 2012: 0,42) và nhỏ 1 rất nhiều, chứng tỏ Công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong năm. So với các đơn vị khác trong Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, hệ số này của Công ty đạt mức trung bình, tất cả các đơn vị trong Tổng Công ty đều không đạt yêu cầu về khả năng thanh toán nhanh, về chỉ tiêu này, Công ty chỉ cao hơn Điện lực Hải Phòng (bằng 0,31) và Các Công ty Cổ phần chi phối (bằng 0,24), nhƣ vậy so với toàn Tổng Công ty, hệ số này vẫn còn tương đối thấp. Vì vậy Công ty cũng cần xem xét, có những giải pháp chiến lƣợc phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2014 của Công ty là 0,29, tức với 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty có 0,29 đồng tiền và các khoản tương đương tiền có thể thanh toán tức thời. Hệ số này tăng 8,06% so với năm 2013 (năm 2013 hệ số thanh toán tức thời bằng 0,27), nguyên nhân là do tốc độ giảm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoản tiền và tương đương tiền (bằng 38,51%) nhỏ hơn tốc độ giảm của khoản nợ ngắn hạn (bằng 43,09%). Mặc dù vậy, hệ số này của năm 2014 vẫn nhỏ hơn năm 2012 (năm 2012: 0,31) và cả 3 năm: 2012, 2013 và 2014, hệ số này đều rất nhỏ chứng tỏ với số nợ ngắn hạn hiện có khả năng thanh toán tức thời của Công ty không thể đảm bảo.
3.3.4.3. Khả năng thanh toán dài hạn
Phân tích khả năng thanh toán dài hạn cũng là bước không thể thiếu trong phân tích tài chính tại Công ty bởi nguồn vốn vay dài hạn của Công ty luôn rất cao từ việc đi vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đầu tư TSCĐ, mở rộng sản xuất. Do đó, để có chiến lƣợc tốt trong việc sử dụng vốn và trả nợ cũng nhƣ các hoạt động tài chính khác, Tác giả tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản và lập Bảng 3.17. Phân tích khả năng thanh toán của tài sản dài hạn với nợ dài hạn.
Bảng 3.17. Phân tích khả năng thanh toán của tài sản dài hạn với nợ dài hạn
STT Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 2013-2012
Chênh lệch 2014-2013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Nợ phải trả (Tr.đ) 834.428 1.102.356 1.053.688 267.928 32,11 -48.668 -4,41 2 Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) 197.164 109.290 554.565 -87.874 -44,57 445.275 407,43 3 Tổng nguồn vốn (Tr.đ) 1.031.592 1.211.646 1.608.254 180.054 17,45 396.607 32,73 4 Nợ dài hạn (Tr.đ) 323.467 346.195 623.386 22.728 7,03 277.191 80,07 5 Tài sản dài hạn (Tr.đ) 786.130 903.172 1.410.627 117.042 14,89 507.455 56,19 6 Hệ số nợ (6=1/3) 0,81 0,91 0,66 0,10 12,48 -0,25 -27,99 7 Hệ số tài trợ (7=2/3) 0,19 0,09 0,34 -0,10 -52,81 0,25 282,29 8 Hệ số nợ phải trả/vốn
chủ sở hữu (8=1/2) 4,23 10,09 1,90 5,85 138,33 -8,19 -81,16
9
Hệ số thanh toán của tài sản dài hạn với nợ dài hạn (9=5/4)
2,43 2,61 2,26 0,18 7,35 -0,35 -13,26
(Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty)