Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 56 - 59)

Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

4.3. Một số kiến nghị

Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung đã đƣợc nới lỏng hơn; các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tụ chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô, với những chính sách kinh tế xã hội đã đƣợc ban hành. Bên cạnh đó, đối với ngành điện, là một lĩnh vực “nhạy cảm” của nền kinh tế, vẫn chịu sự can thiệp, quản lý của nhà nước vì vậy nhà nước luôn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng và tập đoàn Điện lực nói riêng có hiệu quả cao, tác giả xin đƣa ra một số kiến nghị:

Thứ nhất, đẩy nhanh lộ trình tăng giá điện giá điện, chuyển sang giá bán điện theo cơ chế thị trường:

Mặc dù trong thời gian vừa qua, mỗi lần tăng giá điện, ngành điện, Bộ Công thương và Nhà nước đều nhận được nhiều ý kiến không đồng tình của người dân, doanh nghiệp…bởi đối với doanh nghiệp việc tăng giá điện sẽ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận, tính cạnh tranh của doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp; đối với người dân, việc tăng giá điện sẽ kéo theo việc tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân. Nhưng thiết nghĩ, không thể không điều chỉnh giá điện. bởi giá điện không thể cứ đứng yên và Nhà nước không thể cứ "bao cấp" cho ngành điện mãi được, nhất là đối với khối DN sử dụng nhiều điện năng. Trong những năm gần đây ngành điện lỗ nặng là điều ai cũng biết. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, giá điện rẻ, đương nhiên các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi. Giá đầu vào là điện quá thấp đã tạo điều kiện cho không ít doanh nghiệp nước ngoài thu đƣợc những khoản lợi nhuận không hề nhỏ, bên cạnh đó một số nhà đầu tƣ còn đƣa vào Việt Nam máy móc cũ, tốn nhiều năng lƣợng để trục lợi do giá điện của Việt Nam thấp hơn so với khu vực và thế giới. Tất nhiên, lâu nay giá điện cũng đƣợc coi là một lợi thế cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, giá điện rẻ thì ngành điện phải chịu lỗ, và đáng quan tâm hơn, là không thu hút đƣợc vốn đầu tƣ vào sản xuất điện, dẫn đến thiếu điện. Theo thời gian, giá điện rẻ sẽ kích thích việc sử dụng điện, thậm chí sử dụng lãng phí, làm cho tốc độ tăng phụ tải điện mỗi năm một cao lên, còn việc tăng nguồn điện để cân đối cung - cầu thì ngày một kém đi do không thu hút đƣợc đầu tƣ. Hệ quả tất yếu là nguy cơ thiếu điện sẽ ngày càng gay gắt;

Tăng giá điện đương nhiên sẽ tạo sức ép không nhỏ đến các doanh nghiệp. Điều cần nhấn mạnh ở đây là sức ép đó sẽ tạo ra một thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán kỹ hơn đến bài toán đầu tƣ để ngừng sử dụng những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, sử dụng lãng phí điện năng, nhằm hạn chế tình trạng giá thành bị đội lên. Khi giá tăng các doanh nghiệp phải bàn phương án tiết kiệm điện năng và sắp xếp lại sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ phải tính toán kỹ hơn phương án đầu tư. Việc tăng giá điện ngoài mục tiêu cơ bản là tiến tới đảm bảo cân đối nguồn vốn cho sản xuất điện, thì còn là một tác nhân ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp theo hướng chọn lọc hơn, giảm những dự án đầu tư sử dụng năng lƣợng không hiệu quả bằng thiết bị cũ, lạc hậu. Có thể hiểu việc tăng giá điện là cần thiết nhằm điều chỉnh phù hợp với thị trường, mặt khác có thêm nguồn vốn đầu tƣ cho ngành điện. Nếu không tăng giá sẽ không khuyến khích đầu tư và điện có thể sẽ thiếu trầm trọng trong tương lai. Phương án này cũng đồng thời để đảm bảo ngành điện không quá khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng khắc phục tình trạng thiếu điện trong dài hạn, tăng thu ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp và người dân phải tiết kiệm hơn trong việc sử dụng điện năng;

Vì vậy mỗi khi giá điện tăng các doanh nghiệp không nên chỉ phản đối và gây sức ép với ngành điện mà cần có những nỗ lực và giải pháp khắc phục khó khăn nhƣ:

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, do có sự chênh lệch giữa giá bán điện giờ cao điểm và giờ thấp điểm, các doanh nghiệp có thể thay đổi giờ sản xuất kinh doanh, chuyển từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm hoặc giờ bình thường nhằm cân bằng và giảm áp lực truyền tải, đồng thời nâng cao chất lƣợng điện áp cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí tiền điện giảm sẽ giúp các doanh nghiệp giảm tối thiểu tác động tiêu cực từ việc tăng giá điện;

- Tiến hành xây dựng định mức sử dụng điện đến từng công đoạn, đơn vị. Triệt để tiết kiệm khoán điện dựa trên năng lực của thiết bị và công nghệ tiên tiến. Thực hiện đánh giá và có chế độ thưởng phạt đối với các đơn vị làm tốt và chưa tốt việc thực hành tiết kiệm. Các doanh nghiệp nên tăng cường áp dụng các sáng kiến khoa học - kỹ thuật;

- Chủ động nắm bắt và kiểm soát tình hình, tập trung triển khai điều hành quyết liệt các giải pháp trọng tâm, trọng điểm đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng nhóm sản phẩm. Tập trung xây dựng kế hoạch SXKD sát với tình hình thực tế, sẵn sàng ứng phó với diễn biến của thị trường; chủ động tạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dừng sản xuất để tập trung chiều sâu, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc, giảm chi phí đầu vào vật tư, nguyên nhiên liệu; rà soát phương án sản phẩm, giảm hàng tồn kho và đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, tiếp tục rà soát và tái cơ cấu các khoản nợ ngân hàng; siết chặt công tác quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng.

Nếu các doanh nghiệp thực sự nỗ lực đối phó với việc tăng giá điện thiết nghĩ sẽ không ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến đời sống người dân - những người tiêu dùng sản phẩm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sát sao chỉ đạo, tăng cường kiểm tra giám sát các đơn vị lợi dụng lúc giá điện tăng để tăng giá sản phẩm đầu ra cao hơn quy định để ảnh hưởng tới tiêu dùng, đời sống của người dân.

Thứ hai, Đa dạng hoá nguồn vốn, tạo điều kiện cho ngành điện được vay nhiều nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp:

Đầu tƣ xây dựng phát triển ngành điện luôn đòi hỏi lƣợng vốn lớn. Để công ty nói riêng, ngành điện nói chung có đủ nguồn vốn đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tƣ xây dựng, nhanh chóng đi vào vận hành sản xuất bên cạnh những nỗ lực từ bản thân Công ty và Tập đoàn, từng bước tăng khả năng huy động tài chính nội bộ thông qua các giải pháp nhƣ nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động, có tích lũy và đảm bảo vốn tự có cho đầu tƣ phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế cũng cần có sự giúp sức của Nhà nước trong việc khuyến khích đa dạng hoá dòng vốn từ xã hội, chuyển dịch cơ cấu đầu tư so với trước đây: Các dự án điện IPP (nguồn độc lập), BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) và cả BOO (đầu tư - khai thác - sở hữu) sẽ ngày càng phải chiếm tỷ trọng lớn. Nhà nước cần tạo điều kiện tối đa để triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân sách để đầu tƣ, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực, mặt khác, Nhà nước cũng cần bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các dự án trọng điểm, cấp bách; Thực hiện liên doanh trong và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoài nước nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước tham gia xây dựng phát triển các dự án điện. Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành điện nhà nước không cần giữ 100% vốn;

Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển các dự án điện. Tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài, bao gồm: vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại; ưu tiên các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn song phương của nước ngoài và bảo lãnh cho các hợp đồng vay vốn nước ngoài của tập đoàn cùng các đơn vị thành viên; xem xét cho phép Tập đoàn vay dài hạn để hoàn trả các khoản vay trung và ngắn hạn cho các dự án mà trước đó đã huy động vốn để đáp ứng tiến độ thi công;

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần sớm xây dựng đề án huy động vốn cho phát triển điện lực theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính sớm xây dựng cơ chế tài chính và cơ chế vốn đầu tƣ phát triển điện lực, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước giải quyết kịp thời, triệt để các khó khăn tồn tại về vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các thủ tục liên quan đến vốn đối với các dự án điện.

Thứ ba, xây dựng chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào ngành điện:

Bên cạnh việc thiếu vốn, sự chậm trễ của nhiều dự án còn do các chủ đầu tƣ phải dàn trải nguồn vốn, nhân lực hạn hẹp cùng lúc vào một số lƣợng lớn dự án nhƣng công tác điều hành chƣa thực sự quyết liệt, chƣa ƣu tiên đúng mức những dự án trọng tâm. Ngoài ra còn có tình trạng các nhà thầu không đủ năng lực, kể cả năng lực tài chính dẫn đến kéo dài thời gian xây dựng, các công trình xây dựng xong vận hành không ổn định, liên tục phải dừng máy để sửa chữa, thay thế, hiệu chỉnh. Nhiều dự án nguồn điện bị chậm, đặc biệt các dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Ngoài ra, các dự án nhà thầu Trung Quốc trúng thầu còn đƣa lao động Trung Quốc sang làm, không thuê công nhân, kỹ sƣ Việt Nam nên không tận dụng đƣợc lao động nội lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cho nên Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Đấu thầu theo hướng cho phép chủ đầu tư lựa chọn thiết bị có chất lƣợng cao, lựa chọn nhà thầu EPC (gói thầu bao gồm toàn bộ công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) có kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển, phải sử dụng nhân công Việt Nam; cần có cơ chế, chính sách để động viên, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, kể cả tư nhân có vốn, có điều kiện liên doanh, liên kết với nước ngoài (các nước G7, châu Âu) đầu tƣ các nguồn nhiệt điện, nên lựa chọn các nhà đầu tƣ từ các nước phát triển...;

Ngoài ra Chính phủ cần quan tâm hơn nữa về phát triển năng lƣợng tái tạo, đƣa ra các Chính sách cơ chế ƣu đãi đối với dự án đầu tƣ phát triển nhà máy điện sử dụng các nguồn năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo Thứ tư, Quy hoạch ngành điện kết hợp đồng bộ với quy hoạch các nguồn năng lượng khác:

Để ngành năng lƣợng làm tròn sứ mệnh đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, cũng như phục vụ đời sống nhân dân, đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương chỉ đạo việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch phân ngành năng lƣợng sao cho đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ. Quy hoạch phát triển điện lực phải đƣợc lập phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lƣợng sơ cấp (than, dầu khí, nguyên tử) cho phát điện, bao gồm các nguồn năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo bởi trong những năm tới nhu cầu sử dụng điện sẽ ngày càng tăng do xã hội phát triển, nguồn thuỷ năng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu điện năng của ngành điện không kể đến yếu tố thời tiết hạn hạn có thể xảy ra, vì vậy ngành điện cần sử dụng các nguồn năng lƣợng khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Công Thương cần chỉ đạo việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch phân ngành năng lƣợng sao cho đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn

Về vấn đề giá điện, EVN cần sớm minh bạch và công khai giá thành giá đầu vào và giá đầu ra, lỗ lãi, để khách hàng sử dụng điện biết từ đó việc tăng giá điện hay giảm giá điện nhƣ thế nào là hợp lý, để nhân dân đồng tình với việc tăng giá điện góp phần giải quyết các vấn đề giá điện, dần đƣa giá điện thực hiện theo cơ chế thị trường…

Về vấn đề vốn đầu tư, Tập đoàn cần tích cực làm việc với Các Bộ, Ngành, các nhà đầu tư để thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn vốn vay ưu đãi, vay tín dụng thương mại với lãi suất thấp.

Từ đó tạo điều kiện cho các Công ty, các đơn vị đƣợc tiếp cận các nguồn vốn với chi phí thấp để đầu tư, cải tạo lưới điện. Bên cạnh đó Tập đoàn cần phân bổ, sử dụng nguồn vốn hiện có một cách hiệu quả nhất, chỉ đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra tình hình dùng vốn, hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị đang trực tiếp sử dụng nguồn vốn. Nhanh chóng tìm ra những đơn vị, công trình đầu tƣ đang vi phạm, lãng phí và sử dụng nguồn vốn chƣa thực sự hiệu quả để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Về vấn đề quản lý tài chính, tăng cường kiểm tra công tác tài chính kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ xây dựng tại các đơn vị theo quy định, thực hiện tốt chương trình kiểm toán Nhà nước và tiếp tục thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)