Khái quát tình hình tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 30 - 35)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Khái quát tình hình tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương

3.2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty

Không giống như các doanh nghiệp thương mại,với ngành điện tài sản luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định kết quả sản xuất của ngành, vốn đầu tƣ vào tài sản luôn rất lớn. Vì vậy, khi tiến hành phân tích quản lý tài chính của ngành nói chung và của Công ty nói riêng, phân tích cơ cấu tài sản luôn là bước không thể thiếu. Tác giả phân tích qua bảng 3.1.

Qua bảng phân tích, nhận thấy: Quy mô tổng tài sản của Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2014 tăng lên tương đối nhiều. Cuối năm 2014 tổng tài sản so với đầu năm tăng 396.608 triệu đồng tương đương tăng 32,73%, điều này chứng tỏ năng lực sản xuất, quy mô của Công ty đƣợc mở rộng phát triển trong năm vừa qua;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

Số tiền (Tr.đ)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỉ trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỉ lệ (%)

Tỉ trọng

(%)

1 2 3 4 5=3-1 6=(3-1)/1 7=4-2

A- Tài sản ngắn hạn 308.474 25,46 197.627 12,29 -110.847 -35,93 -13,17 I- Tiền và các khoản tương

đương tiền 203.562.7 16,80 125.179 7,78 -78.384 -38,51 -9,02 II- Các khoản đầu tƣ tài

chính ngắn hạn - - - - - - - III- Các khoản phải thu

ngắn hạn 61.309 5,06 33.410 2,08 -27.899 -45,51 -2,98

IV- Hàng tồn kho 33.152 2,74 34.203 2,13 1.051 3,17 -0,61 V- Tài sản ngắn hạn khác 10.450 0,86 4.835 0,30 -5.615 -53,73 -0,56 B- Tài sản dài hạn 903.172 74,54 1.410.627 87,71 507.455 56,19 13,17 I. Các khoản phải thu dài

hạn - - - - - - - II. Tài sản cố định 872.475 72,01 1.384.618 86,09 512.143 58,70 14,09 III. Bất động sản đầu tƣ - - - - - - - IV. Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 7.500 0,62 7.500 0,47 -0,15

V. Tài sản dài hạn khác 23.197 1,91 18.509 1,15 -4.688 -20,21 -0,76 TỔNG TÀI SẢN 1.211.646 100 1.608.254 100 396.608 32,73

(Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn cuối năm 2014 giảm 110.847 triệu đồng tương ứng với giảm 35,93%, trong khi đó tài sản dài hạn của Công ty lại tăng lên khá nhiều: cuối năm 2014 tăng 507.455 triệu đồng so với đầu năm 2014, tương đương 56,19%. Về tỷ trọng, đầu năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 25,46%, tài sản dài hạn chiếm 74,54 %, nhƣng đến cuối năm 2014, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 12,29%, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên 87,71%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vì vậy cơ cấu tài sản của cuối năm 2014 thay đổi so với đầu năm theo hướng tăng tỉ trọng tài sản dài hạn, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn là lượng tiền và tương đương tiền giảm 9,02% và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn do tài sản cố định tăng 14,09%. Tuy nhiên, cả đầu năm và cuối năm 2014, tỷ trọng tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty vì đặc trƣng của ngành điện tài sản chủ yếu là máy móc, đường dây..đều là những tài sản dài hạn.

Về tài sản ngắn hạn, so với đầu năm, cuối năm 2014 tài sản ngắn hạn giảm 110.847 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng giảm 13,17%. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm giảm 78.384 triệu đồng so với đầu năm, tỷ trọng giảm 9,02%. Đây là nguyên nhân chính khiến tài sản ngắn hạn của Công ty giảm so với đầu năm. Mặc dù lƣợng tiền mặt nhàn rỗi giảm xuống và đƣợc sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của Công ty để tạo ra giá trị nhƣng điều này dẫn đến khả năng thanh toán tức thời của Công ty thấp, mức độ rủi ro trong thanh toán cao.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 27.899 triệu đồng, tỷ trọng giảm 2,98%. Trong đó chủ yếu là giảm khoản trả trước cho người bán (Đầu năm:

26.868 triệu đồng, cuối năm: 9.261 triệu đồng) và giảm các khoản phải thu khác (Đầu năm: 20.077 triệu đồng, cuối năm: 8.062 triệu đồng). Nguyên nhân: trong năm 2014, công tác quản lý thu chi của Công ty đã sát sao hơn, các bộ phận làm việc hiệu quả hơn; bên cạnh đó tình hình kinh tế năm 2014 đã bớt khó khăn hơn so với năm 2013 nên các doanh nghiệp đối tác thanh toán đúng hạn hơn so với năm trước. Như vậy cuối năm 2014 vốn của Công ty bị chiếm dụng ít hơn so với đầu năm. Đây là dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của Công ty;

+ Hàng tồn kho tăng 1.051 triệu đồng, nhƣng tỷ trọng giảm 0,61%. Giá trị hàng tồn kho của Công ty là do trong năm 2014 hoạt động sản xuất kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh của Công ty mở rộng, xuất bán điện tới nhiều khu vực nông thôn nên Công tơ, vật tƣ đƣợc Công ty đầu tƣ nhiều hơn so với cuối năm, bên cạnh đó nhu cầu vật tƣ dự phòng để sửa chữa sự cố tăng lên;

+ Tài sản ngắn hạn khác giảm 5.615 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0,56%.

Nguyên nhân chủ yếu là thuế GTGT đƣợc khấu trừ giảm 5.465 triệu đồng (Đầu năm 2014: 4.447 triệu đồng, cuối năm 2014: 9.912 triệu đồng).

Về tài sản dài hạn, so với đầu năm, cuối năm 2014 tài sản dài hạn tăng 507.455 triệu đồng, tỷ trọng tăng 13,17%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:

+ Tài sản cố định cuối năm 2014 tăng lên so với đầu năm 512,143 triệu đồng, tỷ trọng tăng 14,09%. Đây là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tỷ trọng của tài sản dài hạn tăng. Điều này đƣợc lý giải trong năm Công ty đã mở rộng đầu tư các tài sản máy móc, đường dây nhằm phục vụ sản xuất, cho thấy đây là một dấu hiệu tốt nhằm tăng năng lực sản xuất, phát triển kinh doanh của Công ty. Trong cơ cấu tài sản, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng rất cao (Đầu năm: 72,01%, cuối năm: 86,09%), đây là nét đặc trƣng của ngành điện, giá trị tài sản máy móc, trạm biến áp, đường dây truyền tải luôn có giá trị rất lớn;

+ Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn đầu năm và cuối năm không thay đổi là 7.500 nhƣng tỷ trọng giảm xuống 0,15%. Do trong năm 2014, Công ty không đầu tƣ thêm vốn ra ngoài ngành nên tính đến thời điểm cuối năm 2014 số vốn Công ty góp vào Công ty cổ phần bất động sản Sài Gòn vina vẫn là 7.500 triệu đồng. Nhƣng do tổng tài sản cuối năm tăng lên 32,73% dẫn đến tỷ trọng của khoản mục này giảm 0,15%;

+ Tài sản dài hạn khác giảm 4.688 triệu đồng, tỷ trọng giảm 0,76%.

Nguyên nhân là khoản chi phí trả trước dài hạn của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm, cụ thể: chi phí trả trước dài hạn cuối năm là 18.509 triệu đồng giảm 4.789 triệu đồng so với đầu năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có những đặc điểm khác biệt, và đó là hai nhân tố quan trọn ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Do đó Tác giả phân tích cơ cấu nguồn vốn thông qua bảng phân tích sau:

Bảng 3.2. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Số tiền (Tr.đ)

Tỉ trọng

(%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỉ trọng

(%) Số tiền

(Tr.đ) Tỉ lệ (%) Tỉ trọng (%)

1 2 3 4 5=3-1 6=(3-1)/1 7=4-2

A- Nợ phải trả 1.102.356 90,98 1.053.688 65,52 -48.668 -4,41 -25,46 I- Nợ ngắn hạn 756.161 62,41 430.302 26,76 -325.859 -43,09 -35,65 II- Nợ dài hạn 346.195 28,57 623.386 38,76 277.191 80,07 10,19 B - Vốn chủ sở hữu 109.290 9,02 554.565 34,48 445.275 407,43 25,46 I- Vốn chủ sở hữu 109.290 9,02 554.565 34,48 445.275 407,43 25,46

II- Nguồn kinh phí - - - - - - -

TỔNG NGUỒN VỐN 1.211.646 100 1.608.254 100 396.607 32,73 (Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2014 so với đầu năm tăng 396.607 triệu đồng, tương ứng tăng 32,73%. Chứng tỏ khả năng huy động vốn của Công ty tốt hơn so với đầu năm, Công ty đã nỗ lực nhiều trong việc huy động vốn để mở rộng, phát triển sản xuất. Cụ thể nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thay đổi tổng nguồn vốn là:

- Thứ nhất là việc tăng giá trị vốn chủ sở hữu: cuối năm 2014 tăng 445.275 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng 407,43%. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng đáng kể: 357.641 triệu đồng (đầu năm 2014: 203.441 triệu đồng, cuối năm 2014: 561.082 triệu đồng), bên cạnh đó quỹ đầu tƣ phát triển của Công ty nếu nhƣ đầu năm là -2.670 triệu đồng thì đến cuối năm quỹ đầu tƣ phát triển là 0 đồng, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối đầu năm là -82.253 triệu đồng, đến cuối năm lợi nhuận bằng 0 đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy, tỷ trọng của của vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 đã tăng 25,46% (Từ 9,02% tăng lên 34,48%). Đây là một biểu hiện tích cực, chứng tỏ tính tự chủ tài chính của Công ty đƣợc nâng cao;

- Thứ hai là việc giảm nợ phải trả. Cụ thể: Nợ phải trả cuối năm 2014 giảm 48.668 triệu đồng, tương ứng giảm 4,41% và tỷ trọng của nợ phải trả cũng giảm 25,46% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm 325.859 triệu đồng, tỷ trọng giảm 35,65% và nợ dài hạn tăng 277.191%, tỷ trọng tăng 10,19%. Nhƣ vậy, tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng nợ dài hạn có tăng lên nhƣng không quá lớn, dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả cuối năm giảm tương đối nhiều. Trong đó, khoản phải trả người bán giảm 221.971 triệu đồng (đầu năm: 391.976 triệu đồng, cuối năm: 170.005 triệu đồng) tương ứng 56,6% là nguyên nhân chính khiến nợ ngắn hạn cuối năm giảm so với đầu năm 2014. Đây là một dấu hiệu tích cực, các khoản phải trả người bán được thanh toán kịp thời, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tăng lên.

Trong cơ cấu nguồn vốn, đầu năm 2014: nợ phải trả chiếm 90,98%;

VCSH chiếm 9,02 %. Đây là một cơ cấu thể hiện sự mất cân đối khi nợ phải trả chiếm quá lớn, điều đó chứng tỏ tài sản của Công ty chủ yếu đƣợc tài trợ từ các nguồn đi vay, tình hình tài chính sẽ gặp rủi ro cao. Đến cuối năm 2014, cơ cấu nguồn vốn dần trở nên cân đối hơn: tỷ trọng nợ phải trả giảm 25,46% còn 65,52%, tỷ trọng VCSH tăng lên 25,46 % tức bằng 34,48%. Với những khó khăn của ngành điện trong năm 2012 và 2013 do yếu tố thời tiết và giá cả ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Điện lực thì đến năm 2014 tình hình tài chính của Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn.

Để có thể đánh giá cụ thể hơn về mối quan hệ của nợ phải trả với vốn chủ sở hữu, Tác giả tiến hành nghiên cứu giữa Công ty với các công ty thành viên khác và Tổng công ty trong năm 2014.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Chỉ tiêu nợ phải trả/VCSH của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên

Đơn vị Nợ phải

trả/VCSH Đạt (<3)

Công ty mẹ 1,19 Đạt

Công ty TNHH MTV ĐL Hải Phòng 1,61 Đạt

Công ty TNHH MTV ĐL Hải Dương 1,9 Đạt

Công ty TNHH MTV ĐL Ninh Bình 1,08 Đạt

Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện 2,35 Đạt

Công ty TNHH MTV tƣ vấn điện MB 3,3 Không đạt

Công ty TNHH MTV KS, DL & TMDV ĐL 0,49 Đạt

Các công ty cổ phần chi phối 2,51 Đạt

(Nguồn: Báo cáo hội nghị tài chính kế toán năm 2015 của EVN NPC) Vì đặc trưng của ngành điện vốn đầu tư lớn nên vốn nhà nước hay VCSH thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nợ phải trả, vì vậy theo đánh giá của Tổng công ty tỷ số nợ phải trả/VCSH nhỏ hơn 3 là đạt. Nhƣ vậy tỷ số này của Công ty bằng 1,9 là đạt. Nhƣng so với các đơn vị thành viên, tỷ số này của Công ty vẫn cao (chỉ thấp hơn 3 đơn vi: Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện, Công ty TNHH MTV tƣ vấn điện MB và Các công ty cổ phần chi phối).

Vì vậy xét về chiến lƣợc lâu dài để nâng cao khả năng tự chủ tài chính, cơ cấu nguồn vốn của Công ty cần đƣợc nâng cao tỷ trọng VCSH và giảm tỷ trọng nợ phải trả hơn nữa.

3.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

Để có cái nhìn tổng quát nhất về kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2014, Tác giả sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh khái quát hiệu quả kinh doanh để phân tích và đƣợc tính toán qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4. Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh chung S

TT

Chỉ tiêu Năm

2012 Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch 2013-2012

Chênh lệch 2014-2013 (+/-) (%) (+/-) (%) 1 Doanh thu thuần (Tr.đ) 2.047.225 2.767.322 3.366.676 720.096 35,17 599.355 21,66 2 Lợi nhuận gộp (Tr.đ) 107.937 24.271 204.811 -83.666 -77,51 180.539 743,84 3 Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 4.245 -82.253 83.021 -86.498 -2,037,68 165.273 200,93 4 Tài sản đầu năm (Tr.đ) 835.034 1.031.592 1.211.646 196.559 23,54 180.054 17,45 5 Tài sản cuối năm (Tr.đ) 1.031.592 1.211.646 1.608.254 180.054 17,45 396.607 32,73 6 Tài sản bình quân (Tr.đ) 933.313 1.121.619 1.409.950 188.306 20,18 288.331 25,71 7 Vốn chủ sở hữu đầu năm (Tr.đ) 186.281 197.164 109.290 10.883 5,84 -87.874 -44,57 8 Vốn chủ sở hữu cuối năm (Tr.đ) 197.164 109.290 554.565 -87.874 -44,57 445.275 407,43 9 Vốn chủ sở hữu bình quân (Tr.đ) 191.723 153.227 331.928 -38.495 -20,08 178.701 116,62 10 Tỉ suất lợi nhuận thuần (%)

(10=(3/1)x100) 0,21 -2,97 2,47 -3,18 -1.533,46 5,44 182,96 11 Tỉ suất lợi nhuận gộp (%)

(11=(2/1)x100 5,27 0,88 6,08 -4,40 -83,36 5,21 593,61 12 Số vòng quay tổng tài sản

(Lần) (12=1/6) 2,19 2,47 2,39 0,27 12,48 -0,08 -3,22 13 Tỉ suất sinh lời của tài sản

(ROA) (%) (13=(3/6)*100) 0,45 -7,33 5,89 -7,79 -1,712,36 13,22 180,29

14

Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (%) (14=(3/9)*100)

2,21 -53,68 25,01 -55,89 -2,524,48 78,69 146,59

(Nguồn: Tác giả phân tích trên cơ sở dữ liệu Phòng TCKT - Công ty) Qua bảng tính, tỷ suất lợi nhuận gộp các năm 2012, 2013 và 2014 lần lƣợt là: 5,27; 0,88 và 6,08. Tác giả nhận thấy tỷ suất này giảm mạnh trong năm 2013. Nguyên nhân: qua các năm doanh thu thuần của Công ty tăng đều đặn (Doanh thu thuần năm 2013 tăng 35,17% so với năm 2012, năm 2014 tăng 21,66 % so với năm 2013), nhƣng lợi nhuận gộp của Công ty giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mạnh trong năm 2013 (giảm 77,51% so với năm 2012) do trong năm 2013 giá vốn của sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của Công ty tăng đáng kể (mua điện với giá cao) (năm 2012: 1.939.288 triệu đồng, năm 2013: 2.743.050 triệu đồng nên tăng 803.762 triệu đồng), đến năm 2014, lợi nhuận gộp tăng khá nhanh so với năm 2013 (tăng 743,84%), do giá vốn hàng bán cũng tăng lên (năm 2013: 2.743.050 triệu đồng, năm 2014: 3.161.866 triệu đồng nên tăng 418.816 triệu đồng) nhƣng tăng ít hơn so với năm 2013: 384.946 triệu đồng.

Nhƣ vậy trong 3 năm khoảng cách chênh lệch giữa giá bán và giá vốn sản phẩm, dịch vụ của năm 2013 chênh lệch ít nhất, năm 2014 chênh lệch cao nhất thể hiện năm 2014 Công ty đã làm ăn hiệu quả hơn, điều kiện kinh doanh của Công ty bớt khó khăn hơn so với năm 2013.

Nhìn vào bảng 3.4 nhận thấy, tỷ suất lợi nhuận thuần của Công ty trong năm 2014 đã thay đổi rõ rệt: năm 2012: 0,21%, năm 2013: -2,97%, năm 2014:

2,47 %. Cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì năm 2012 Công ty chỉ có lãi 0,21 đồng, đến năm 2013 lỗ 2,97 đồng, nhƣng đến năm 2014 Công ty đã thu lãi về 2,34 đồng. Với nền kinh tế khó khăn năm 2012 và đặc biệt năm 2013 nói chung và ngành điện nói riêng, Công ty đã không ngừng thoát ra khỏi khó khăn, từng bước đi lên và kinh doanh có lãi.

Về tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ số này qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt bằng 0,45%; -7,23% và 5,89%. Điều đó có nghĩa với 100 đồng tài sản tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 lãi 0,45 đồng, năm 2013 lỗ 7,23 đồng, năm 2014 lãi 5,89 đồng.

Năm 2012 mặc dù tỷ suất sinh lời của tài sản dương nhưng hệ số này vẫn còn rất nhỏ, mặc dù Công ty bỏ ra 100 đồng tài sản nhƣng chỉ thu về đƣợc 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn chƣa cao. Trong năm 2014, tốc độ tăng của lợi nhuận sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuế lớn hơn hơn tốc độ tăng của tài sản bình quân năm 2013 (lợi nhuận sau thuế tăng 200,93%, tài sản bình quân tăng 25,71%) dẫn đến tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2014 đã tăng so với năm 2013 từ -7,33% lên 5,89%, nhƣ vậy đã tăng lên 13,22% hay cứ 100 đồng tài sản đã làm gia tăng lợi nhuận sau thuế 13,22 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của Công ty năm 2014 đã đƣợc cải thiện đáng kể.

Về tỷ suất sinh lời của VCSH, tỷ suất này qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 2,21; -53,68; 25,01 tức với 100 đồng VCSH đem vào sản xuất năm 2012 lãi 2,21 đồng, năm 2013 lỗ 53,68 đồng, năm 2014 lãi 25,01 đồng. Năm 2012, mặc dù Công ty kinh doanh có lãi, nhƣng tỷ số này vẫn còn quá thấp, hiệu quả do đồng VCSH bỏ ra chƣa cao. Năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khó khăn, công ty làm ăn thua lỗ 53,68 đồng với 100 đồng VCSH bỏ ra. Trong năm 2014 tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng 78,69% so với năm 2013, nhƣ vậy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty đã tăng lên so với năm 2013. Với 100 đồng VCSH đƣa vào sản xuất thì năm 2014 đã tăng 78,69 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng này là tốc độ gia tăng của Vốn chủ sở hữu bình quân nhỏ hơn tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế. Nhƣ vậy Công ty đã phát huy đƣợc nguồn VCH đã huy động đƣợc, chiến lƣợc gia tăng nguồn VCSH của Công ty đã mang lại hiệu quả trong năm 2014.

Tóm lại, qua phân tích tổng quát hiệu quả kinh doanh, Tác giả nhận thấy trong 3 năm nghiên cứu, năm 2014 các chỉ số nghiên cứu của Công ty đang đạt kết quả cao nhất, với những khó khăn chủ quan và khách quan Công ty đã vƣợt lên khó khăn để đạt đƣợc những kết quả nhất định. Nhƣng với những chỉ số xem xét nhận thấy kết quả vẫn chƣa cao. Công ty nói riêng và Tập đoàn Điện lực nói chung cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)