Chương 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU THUẾ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU THUẾ
3.2. Thực trạng kiểm soát thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tổng quan về Cục thuế tỉnh Thái Nguyên 3.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cục thuế tỉnh Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định của pháp luật.
Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trước đây là Cục thuế tỉnh Bắc Thái được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đến năm 1996, Cục thuế Tỉnh Bắc Thái được tách ra thành Cục thuế tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn theo quyết định số 1137/TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hiện nay, tổng số cán bộ của Cục thuế Thái Nguyên là 582 người, trong đó cán bộ công chức là 546 người; hợp đồng 36 người, có 50 người có trình độ thạc sỹ chiếm 8,6%; Có 406 người có trình độ đại học chiếm 69,8%;
có 126 người có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 21,6%.
Bảng 3.1. Trình độ học vấn của cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2011
Chỉ tiêu
Số cán bộ Trình độ học vấn Số người % Thạc sỹ Đại học Cao đẳng và
Trung cấp
Cán bộ công chức 546 93,8 50 406 90
Cán bộ hợp đồng 36 6,2 36
Tổng số 582 50 406 126
(Nguồn: Cục thuế Thái Nguyên)
3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục thuế tỉnh Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục thuế tỉnh Thái Nguyên được xây dựng theo mô hình tổ chức quản lý theo chức năng gồm 11 Phòng, và 9 Chi cục thuế các huyện, thị xã và thành phố. Mô hình này bắt đầu thực hiện từ ngày 01/7/2007.
Cục thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể (Bộ Tài chính, 2010a):
Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý
thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.
Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế.
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế.
Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục thuế.
Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng Cục thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục thuế.
Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào NSNN.
Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.
Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục thuế.
Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
* Các phòng thuộc Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế.
Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý.
Phòng Kê khai và Kế toán thuế.
Phòng Kê khai và Kế toán thuế có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý.
Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế.
Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ
và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
Phòng Kiểm tra thuế.
Phòng kiểm tra thuế có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục thuế.
Phòng Thanh tra.
Phòng thanh tra có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế;
giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục thuế quản lý.
Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán.
Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục thuế quản lý.
Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân.
Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá
nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.
Phòng Tin học
Phòng Tin học có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm
ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
Phòng Kiểm tra nội bộ.
Phòng Kiểm tra nội bộ có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế.
Phòng Tổ chức cán bộ.
Phòng Tổ chức cán bộ có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế.
Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ.
Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế.
* 9 Chi cục thuế các huyện là:
1. Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên 2. Chi cục thuế Đồng Hỷ
3. Chi cục thuế Võ Nhai 4. Chi cục thuế Định Hóa 5. Chi cục thuế Phú Lương 6. Chi cục thuế Đại Từ
7. Chi cục thuế Phổ Yên 8. Chi cục thuế Phú Bình 9. Chi cục thuế Thị xã Sông Công
Các Chi cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
51
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục Trưởng Cục trưởng
Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ
người nộp thuế
Phòng Kê khai và Kế toán thuế
Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ
thuế Phòng Kiểm tra thuế
Phòng Thanh tra
Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán
Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá
nhân Phòn g tin học
Phòn g kiểm
tra nội bộ
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng hành chính - Quản trị - tài vụ- ấn chỉ
Đội tuyên truyền và
hỗ trợ
người nộp thuế
Đội KK kế toán thuế và Tin học
Đội Quản lý nợ &
cưỡng chế người nộp thuế
Đội kiểm tra thuế
Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
Đội thuế liên phường
xã
Đội quản lý thuế thu nhập
cá nhân
Đội hành chính- Nhân sự - Tài vụ- Quản trị - Ấn
chỉ
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2. Thực trạng kiểm soát thuế TNDN từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nhiệm vụ và qưyền hạn của cơ quan thuế, nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc thực hiện Luật thuế TNDN như sau:
3.2.2.1. Đối với cơ quan thuế
Cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định; Thông báo nộp thuế cho cơ sở kinh doanh đúng thời gian (trước ngày nộp thuế tối thiểu là 03 ngày);
Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh; Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về thuế; Có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế, yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức cá nhân có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế; Lưu trữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác đã cung cấp.
Ngoài ra, cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp: các cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế; không chịu xuất trình sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ, kinh doanh không giấy phép.
3.2.2.2. Đối với cơ sở nộp thuế Đăng ký thuế TNDN:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký thuế TNDN cùng với đăng ký thuế GTGT. Khi đăng ký thuế phải khai rõ các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập và các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ. Các đơn vị hạch toán độc lập doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, còn các đơn vị hạch toán báo sổ thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế, quyết toán thuế.
Kê khai thuế TNDN: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm kê khai và nộp kê khai thuế tạm nộp hàng quý theo mẫu quy định. Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của quý phải kê khai thuế.
Nộp thuế TNDN: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạm nộp thuế hàng quý và quyết toán thuế ở cuối năm theo quy định.
Quyết toán thuế TNDN: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện quyết toán thuế và nộp các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Quyết toán thuế phải thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu: doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, thu nhập chịu thuế, số thu thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã
tạm nộp trong năm, số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; số thuế TNDN nộp thiếu hoặc nộp thừa theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
Việc quyết toán thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chính xác, trung thực, đúng thời gian quy định. Việc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế do thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp hoặc cấp trên quyết định.
Thủ tục kê khai thuế: Người nộp thuế TNDN thực hiện kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý; theo từng lần phát sinh đối với thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
Hồ sơ khai thuế TNDN:
Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý là tờ khai thuế TNDN quý;
Hồ sơ khai thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tờ khai thuế TNDN về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và các tài liệu liên quan;