Quan điểm, định hướng về tăng cường kiểm soát thu thuế TNDN từ

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 50)

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT

4.1. Quan điểm, định hướng về tăng cường kiểm soát thu thuế TNDN từ

4.1.1. Quan điểm

Công tác kiểm soát nguồn thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cục thuế Thái Nguyên là một vấn đề quan trọng, đặc biệt trong tình hình kinh tế suy giảm hiện nay, nhằm tăng thu cho NSNN, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời đảm bảo những ưu đãi về thuế của Chính phủ như giãn, giảm thuế được thực hiện tốt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chính vì vậy Cục thế Thái Nguyên đã có chủ trương nhằm kiểm soát thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:

- Đảm bảo 100% các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký thuế, kê khai thuế đúng hạn, hạn chế tối đa việc sai sót, khai sai, khai thiếu thuế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc kê khai nộp thế.

- Tiếp tục thực hiện tốt tiến trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế, đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thu thuế.

- Thực hiện thật tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN. Kịp thời khen thưởng các doanh nghiệp đạt nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, lãnh đạo Cục thuế, các trưởng, phó các phòng chuyên môn, Chi cục trưởng, Chi cục phó các Chi cục chỉ đạo, giám sát chặt chẽ cán bộ dưới quyền trong thực thi công vụ đảm bảo ngăn chặn mọi hành vi tiêu cực, sách nhiễu người nộp thuế. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cho cán bộ công chức ngành thuế.

Để ngăn chặn tình trạng nợ đọng thuế, bảo đảm chống thất thu ngân sách, trong thời gian tới ngành Thuế tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số giải pháp đó là: Phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ. Xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có số nợ

lớn để có những biện pháp chế tài cụ thể.

Đối với khoản nợ thuế khó thu hồi và khoản nợ thuế chờ xử lý, cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp quản lý phù hợp. Riêng đối với khoản nợ có khả năng thu được áp dụng nghiêm các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các biện pháp thu nợ và thiết lập hồ sơ bảo đảm chặt chẽ để tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật thuế. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp với cơ quan Công an trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, truy thu thuế cho nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống Kho bạc, Ngân hàng thương mại để cung cấp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, để thực hiện các bước theo quy định của pháp luật về cưỡng chế nợ thuế, góp phần tăng thu cho NSNN và ngăn ngừa các hành vi dây dưa, chây ỳ nợ đọng tiền thuế.

4.1.2. Căn cứ và định hướng 4.1.2.1. Căn cứ

Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp. Do đó cải cách hiện đại hoá ngành thuế phải nhằm thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm động viên đầy đủ, kịp thời các nguồn lực từ kết quả phát triển kinh tế vào NSNN nhằm tái đầu tư cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh. Do đó phải xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý, đơn giản, minh bạch dễ áp dụng và thực hiện phù hợp với thông lệ quốc tế đảm bảo nguồn thu ổn định có tăng trưởng vững chắc cho NSNN. Định hướng cải cách hệ thống thuế giai đoạn này là:

- Thuế phải là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, phát huy cao độ nguồn nội lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, và xuất khẩu đặc biệt là đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định vững chắc góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

- Thuế phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho NSNN phấn đấu mức tăng trưởng thu ngân sách hằng năm từ 10% trở lên đảm bảo tỉ lệ động viên thu ngân sách đạt 20 - 22% GĐP, đồng thời phải đảm bảo nuôi dưỡng phát triển nguồn thu thuế.

- Thuế phải đảm bảo môi trường pháp lý, bình đẳng công bằng, công khai minh bạch, chính sách thuế vừa góp phần bảo hộ sản xuất, trong nước vừa chủ động hội nhập, thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

- Từng bước đơn giản hoá chính sách thuế, thu gọn các mức thuế suất, giảm tần suất phải khai thuế, chính sách thuế phải dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, kiểm soát giúp cho người nộp thuế nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế cho toàn dân.

- Đẩy mạnh hiện đại hoá, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế nhằm hạn chế tối đa các hành vi khai sai, khai thiếu, gian lận thuế khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thuế.

Cơ quan thuế thực hiện tốt việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế. Xây dựng các quy trình quản lý thuế đơn giản, minh bạch và hiệu quả.

4.1.2.2. Phương hướng, mục tiêu a) Phương hướng

Xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người nộp thuế;

chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thuế, chức năng nhiệm vụ, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc phối hợp và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế thống nhất, ổn định ưu đãi về thuế TNDN, duy trì mức thuế suất thuế TNDN hợp lý nhằm chống chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong nước và giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời giảm thiểu sự biến động nguồn thu vào NSNN.

Tăng cường cải thiện sức cạnh tranh của đất nước, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và phát triển, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

b) Mục tiêu

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thời gian tới là hiện đại công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên của Đảng và Nhà nước thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, chủ động hội nhập quốc tế thì phải xây dựng Cục thuế Thái Nguyên ngày càng hiện đại chuyên nghiệp đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ chính trị là thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên. Đảm bảo quản lý thuế hiệu quả, minh bạch, công bằng theo đúng lộ trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế.

Do đó hướng đổi mới công tác kiểm soát thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải phù hợp với mục tiêu Tổng Cục thuế là hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế về các mặt như công tác chỉ đạo, điều hành, công tác cải cách hành chính thuế, phương pháp quản lý, công tác tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thuế, kiểm soát được tất cả các đối tượng nộp thuế, hạn chế tối đa thất thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Để đáp ứng các mục tiêu trên thì các mục tiêu cụ thể là:

Về thể chế quản lý:

Cục thuế tham mưu cho Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế, Luật Thuế TNDN, từng bước đơn giản chính sách thuế, thu gọn mức thuế suất, giảm tần suất kê khai thuế, nộp thuế nhằm giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho người nộp thuế, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, cải thiện sức cạnh tranh quốc gia, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phát triển góp phần ổn định nguồn thu NSNN.

Cục thuế tham mưu cho Bộ tài chính, Tổng Cục thuế kiến nghị Nhà nước bổ sung thêm chức năng điều tra thuế cho cơ quan thuế để ngành thuế có thêm công cụ hiệu quả trong việc chống các hành vi gian lận thuế, tội phạm về thuế.

Về tổ chức bộ máy:

Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao. Công tác tuyển dụng phải chú trọng để tuyển được những sinh viên Đại học ưu tú gia nhập ngành thuế. Ngành thuế phải có chế độ ưu tiên, ưu đãi thu hút các nhà khoa học, những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kinh tế, tài chính luật pháp tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi các luật thuế và tham gia vào công tác quản lý thuế.

Tổ chức bộ máy của Cục thuế, các Chi cục thuế phải sắp xếp tinh gọn đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong quản lý thuế, tăng cường cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế và cán bộ làm công tác thu nợ thuế. Đảm bảo cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra đạt tối thiểu 30% tổng số cán bộ thuế và cán bộ làm công tác thu nợ đạt 10% tổng số cán bộ thuế. Hằng năm Cục thuế xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận cơ bản và nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức kiểm tra trong nội bộ ngành và kiểm tra về nghiệp vụ thuế. Cán bộ thuế nào không đạt thì cho luân chuyển công tác hoặc chuyển ngành.

Thường xuyên thực hiện việc luân phiên luân chuyển cán bộ theo quy định của Tổng Cục Thuế.

Phấn đấu đến năm 2015:

Tỉ lệ cán bộ có trình độ từ thạc sĩ trở lên tối thiểu đạt 15% trở lên.

Tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học đạt tối thiếu 70% trở lên.

100% cán bộ thành thạo về tin học, ứng dụng tốt các phần mềm quản lý thuế.

Về tuyên truyền hỗ trợ:

Cục thuế chủ động phối hợp với Báo Thái Nguyên, Đài truyền hình Thái Nguyên để đăng tin, bài tuyên truyền về chính sách thuế, tăng cường hỗ trợ người nộp thuế qua trang thông tin điện tử của ngành thuế và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tổ chức tập huấn cho 100% các doanh nghiệp khi có chính sách, pháp luật thuế mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế.

Tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mỗi quý một lần đi tiếp thu lắng nghe các ý kiến phản hồi, các kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, giải đáp kịp thời các vướng mắc về chính sách thuế cho các doanh nghiệp và người nộp thuế. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm dịch vụ tư vấn thuế, đại lý thuế.

Đến năm 2015, tối thiểu 70% các doanh nghiệp nhỏ và vừa hài lòng với các dịch vụ mà Cục thuế cung cấp. Tối thiểu 70% các doanh nghiệp sử dụng các các dịch vụ thuế điện tử và 80% doanh nghiệp khai thuế qua mạng Internet.

Về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế:

Hồ sơ, thủ tục về khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đơn giản, minh bạch dễ thực hiện, dễ quản lý, giảm tần suất khai thuế, nộp thuế.

Tỉ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu 95% trở lên.

Tỉ lệ sai sót của hồ sơ khai thuế đạt dưới 2%.

Tỉ lệ giải quyết quyết các thủ tục thuế cho người nộp thuế đúng hạn, đúng quy định đạt 100%.

Số tiền thuế nộp qua hệ thống ngân hàng thương mại đạt tối thiểu 80%

số thuế đã kê khai.

Chế độ kế toán thuế được thống nhất theo nguyên tắc hạch toán tập trung phù hợp với định hướng xây dựng kế toán Nhà nước, xác định chính xác kịp thời số thuế phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, số thuế nộp thừa…

Về thanh tra, kiểm tra thuế:

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan các khiếu nại tố cáo của người nộp thuế.

Tỉ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thanh tra thuế hàng năm đạt 3% trở lên.

Tỉ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được kiểm tra thuế hàng năm đạt 25% trở lên.

Ứng dụng tốt các phần mềm hỗ trợ phân tích rủi ro kê khai thuế của các doanh nghiệp để lựa chọn đúng đối tượng có rủi ro khai thuế cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.

Về công tác thu nợ và cưỡng chế thuế:

Phấn đấu thu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% tổng thu ngân sách của năm đó.

Thường xuyên đối chiếu nợ thuế giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp đảm bảo không có nợ ảo và 100% các khoản nợ thuế được theo dõi trên sổ nợ thuế.

Các khoản nợ trên 90 ngày dài được tiến hành cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và quy trình thu nợ của Tổng Cục thuế 90%

hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng luật và thời gian theo quy trình . Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước… trong công tác thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.

Về dự kiến số thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 Dự kiến đến năm 2015, tổng số thu NSNN của tỉnh Thái Nguyên đạt xấp xỉ 4.700 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2011, trong đó dự kiến thu thuế TNDN từ các DN nhỏ và vừa đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn 2009 -2011 đã ổn định sản xuất kinh doanh, bắt đầu có lợi nhuận và có thuế TNDN nộp NSNN.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)