3.3.1. Những mặt đạt được
Trong giai đoạn 2009 - 2011, công tác kiểm soát thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Cục thuế Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu. Cục thuế đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu chống chất thu ngân sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện hiệu quản luật quản lý thuế. Công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế giúp cho việc xác định, theo dõi quản lý số lượng doanh nghiệp khai thuế, lập sổ theo dõi hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, các chứng từ thu, nộp ngân sách. Cục thuế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kê khai và kế toán thuế.
Việc lập sổ thuế theo dõi việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện 100% bằng công nghệ tin học, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều thực hiện khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều, một số doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế điện tử.
Công tác quản lý, cấp mã số thuế, theo dõi biến động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều thực hiện bằng các phần mềm quản lý thuế. Cục thuế thường xuyên kiểm tra rà soát phát hiện các doanh nghiệp không kê khai thuế, không đăng ký thuế để kịp thời quản lý và xử lý vi phạm.
Công tác quản lý giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ có những chuyển biến tích cực, số lượng tờ khai thuế phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. ý thức chấp hành việc khai thuế và nộp thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tăng lên rõ rệt, các sai sót, vi phạm trong việc khai thuế, nộp thuế được giảm nhiều đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho NSNN.
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng được đặc biệt quan tâm. Cục thuế đã tập trung cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi cho công tác thanh tra kiểm tra, tăng số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra kết hợp kiểm tra, thanh tra thuế với thanh tra, kiểm tra giá góp phần kiềm chế lạm phát.
Cục thuế đã ký kết quy chế phối hợp với cơ quan Công an điều tra một số vụ tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế lớn thu hồi cho NSNN.
Công tác quản lý nợ thuế là một lĩnh vực quan trọng trong công tác quản lý thuế. Cục thuế quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý nợ như giao chỉ
tiêu thu nợ cho từng đơn vị thu, rà soát, phân loại nợ thuế tích cực đôn đốc nhắc nhở các doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp thuế. Kết quả tổng số nợ phải thu đến ngày 31/12/2011 của Cục thuế chỉ chiếm dưới 5% tổng thu trên địa bàn hoàn thành chỉ tiêu Tổng Cục thuế giao (Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, 2011).
Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế với phương châm cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành Cục thuế Thái Nguyên đã
tuyên truyền hỗ trợ các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền, giải đáp các chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tập huấn trực tiếp, mở trang thông tin điện tử, tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với người nộp thuế. Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi đến giao dịch tại cơ quan thuế. Cục thuế đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, rà soát cải cách các thủ tục hành chính thuế. Đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế gắn với việc duy trì phát huy những kết quả đạt được góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý thuế.
Về công tác cán bộ Cục thuế thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực chỉ đạo, lãnh
đạo điều hành, đổi mới phương pháp làm việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của cán bộ thuế trong hoạt động công vụ, duy trì kỷ luật kỷ cương trong toàn ngành thuế.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên trong 3 năm 2009 - 2011 Cục thuế Thái Nguyên đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách Bộ tài chính, Tổng Cục thuế và UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho.
Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác kiểm soát thu thuế TNDN từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Về quản lý đăng ký, kê khai thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
chưa cập nhật kịp thời các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp thành lập chi nhánh, cửa hàng trực thuộc dẫn đến các doanh nghiệp còn có hiện tượng chậm khai thuế, thậm chí trốn khai thuế. Có trường hợp doanh nghiệp báo nghỉ kinh doanh không khai thuế nhưng vẫn kinh doanh gây thất thu thuế. Một số doanh nghiệp thành lập ra không sản xuất kinh doanh thực sự mà lợi dụng kẽ hở của chính sách thành lập doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng, mua bán hoá đơn, có dấu hiệu sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Một số doanh nghiệp còn chậm nộp tờ khai thuế TNDN tạm nộp hàng quý, chậm nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, chất lượng kê khai thuế còn thấp, một số doanh nghiệp còn cố tình khai sai, khai thiếu thuế thậm chí trốn thuế. Một số đơn vị quản lý còn chưa cương quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, xử phạt đối với các trường hợp khai chậm, không nộp tờ khai hoặc khai thuế có nhiều sai sót.
Về công tác thu nợ và cưỡng chế thuế: mặc dù Cục thuế Thái Nguyên đã quyết liệt triển khai công tác thu nợ và cưỡng chế thuế tuy nhiên hiệu quả công tác này chưa cao, nợ không có khả năng thu, nợ thuế kéo dài trên 90 ngày có xu hướng tăng cao và phức tạp. Các biện pháp cưỡng chế thu nợ chủ
yếu mới dừng ở việc phong toả tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế nói chung và nợ thuế TNDN nói riêng. Khi thực hiện cưỡng chế thì hầu hết tài khoản tại ngân hàng không có số dư, các doanh nghiệp mở tài khoản ở nhiều ngân hàng thậm chí mở tài khoản tại ngân hàng ngoài tỉnh nhằm né tránh việc cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế.
Việc cưỡng chế thuế thông qua bên thứ 3 hoặc cưỡng chế tài sản của doanh nghiệp thuế chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Việc theo dõi nợ
thuế cũng chưa chính xác còn để xẩy ra nợ ảo, sai lệch số liệu nợ thuế, nguyên nhân: do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn các doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng nên các doanh nghiệp sử dụng tiền thuế phải nộp vào các mục đích khác chiếm dụng tiền thuế, trì hoãn nộp thuế, vì nếu đi vay ngân hàng số tiền đó doanh nghiệp phải trả lãi suất cao hơn và phải có tài sản thuế chấp. Một số doanh nghiệp nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp huế chưa cao chưa tự giác.
Việc đối chiếu nợ thuế giữa các phòng, đội thuế liên quan tại Cục thuế và các Chi cục thuế và giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp nợ thuế chưa thường xuyên còn để xảy ra nợ ảo, sai lệch số liệu nợ thuế.
Việc nợ thuế còn do đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ chưa được bố trí đầy đủ kịp thời, đội ngũ cán bộ quản lý nợ không được đào tạo bài bản, còn thiếu và yếu về trình độ.
Các chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ chưa đủ mạnh để răn đe các vi phạm, nợ đọng thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng.
Về công tác thanh tra kiểm tra: qua kết quả thanh tra kiểm tra cho thấy tình hình trạng khai sai, khai thiếu, trốn thuế TNDN từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn diễn ra khá phổ biến làm thất thu ngân sách, tạo sự bất bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật thuế.
Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Ba năm gần đây Cục thuế Thái Nguyên rất quan tâm đến công tác thanh tra kiểm tra thuế. Tuy nhiên số doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra còn quá ít.
- Do lực lượng cán bộ làm cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra còn mỏng, thiếu nhiều, một số đồng chí trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.
- Công tác thanh tra kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng trong bối cảnh nước ta trình độ dân trí còn thấp, nhận thức trách nhiệm pháp luật chưa cao, chất lượng công tác kiểm tra còn hạn chế chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận về thuế như kê khai thuế, nộp thuế.
Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp.
Chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách thuế. Hiện tại theo quy định thì chỉ
có cấp quản lý Cục thuế trở lên mới có chức năng thanh tra còn cấp Chi cục thuế thì chưa có.
Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện đại. Thái độ, phong cách văn hoá ứng xử của một số cán bộ thuế còn chưa tận tụy, công tâm khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước và quyền lợi của người nộp thuế, chưa trở thành bạn đồng hành, là đối tác tin cậy của người nộp thuế.
Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan: Một số cấp Ủy, chính quyền địa phương, cơ quan Công an… chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác thuế, chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương mình. Các cơ quan, ban ngành như Công an, viện kiểm sát, ngân hàng, báo chí…có lúc có nơi thiếu sự phối hợp hỗ trợ cơ quan thuế về cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp để hỗ trợ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tiền thuế vào NSNN. Nguyên nhân là cơ quan thuế các cấp chưa chủ
động trong công tác phối hợp và các ngành, các cấp. Các ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan chưa nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác thu ngân sách.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tuy đã có nhiều cố gắng nhưng qua tổng hợp các phiếu điều tra thì tỷ lệ các doanh nghiệp hài lòng với cơ quan thuế chưa cao. Một trong những nguyên nhân là do công tác tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên với quy mô lớn
Chương 4