SEC ACCEPTANCE OF IFRS
23 23 FASB, “The Revenue Recognition Project,” The FASB Report, December 24, 2002.
Như là kết quả của thỏa thuận IOSCO đã thảo luận trước đây, SEC trước đây tập trung vào các chuẩn mực quốc tế liên quan đến việc SEC có nên cho phép các công ty nước ngoài sử dụng IFRS mà không cần điều chỉnh theo GAAP Mỹ hay không. SEC bắt đầu xem xét chính thức về câu hỏi này vào năm 2000 bởi việc ban hành một Phát hành Khái niệm (Concept Release) để lấy ý kiến về SEC có nên thay đổi yêu cầu điều chỉnh theo GAAP Mỹ hay không. Áp lực đặt lên SEC để thực hiện thay đổi này thúc đẩy việc chấp nhận IFRS trong EU năm 2005. Cuối cùng, vào Tháng 11/2007, SEC ban hành một nguyên tắc cuối cùng với tiêu đề khéo léo “Sự thừa nhận từ Các nhà phát hành tư nhân nước ngoài về Báo cáo tài chính được lập theo IFRS mà không cần điều chỉnh theo GAAP Mỹ”. Bắt đầu với báo cáo tài chính được nộp cho năm tài chính kết thúc sau ngày 15/11/2007, các công ty nước ngoài sử dụng IFRS không còn cung cấp thông tin theo GAAP Mỹ trong báo cáo thường niên nộp cho SEC. Gần 180 công ty có thể nộp báo cáo thường niên 2007 cho SEC mà không cần cung cấp một bản điều chỉnh theo GAAP Mỹ. Trong số các công ty là Rostelecom, đã được giới thiệu ở đầu chương. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài sử dụng GAAP nước ngoài ngoại trừ IFRS phải tiếp tục cung cấp một bản điều chỉnh theo GAAP Mỹ trên Mẫu 20-F của họ.
Sự loại bỏ yêu cầu điều chỉnh theo GAAP Mỹ đối với các nhà nộp báo cáo nước ngoài sử dụng IFRS dẫn đến một trường hợp bất cân xứng (asymmetric) đối với các công ty trong nước của Mỹ mà được yêu cầu sử dụng GAAP Mỹ. Để tạo một sân chơi, SEC ban hành một Phát hành Khai niệm (Concept Release) vào tháng 07/2007 để lấy ý kiến công chúng về ý tưởng cho phép các công ty Mỹ lựa chọn giữa GAAP Mỹ và IFRS. Đa số thư từ đóp góp ý kiến không ủng hộ việc cho phép lựa chọn giữa IFRS hoặc GAAP Mỹ, nhưng thay vào đó đề xuất rằng SEC yêu cầu sử dụng IFRS bởi các công ty Mỹ. Thậm chí chủ tịch FASB và Tổ chức Kế toán Tài chính (Financial Accounting Foundation (FAF)), cơ quan này giám sát FASB, bày tỏ sự chấp thuận cho một động thái tiến đến sử dụng IFRS ở Mỹ. Họ kết luận rằng: “Các nhà đầu tư sẽ được phục vụ tốt hơn nếu tất cả công ty đại chúng của Mỹ sử dụng các chuẩn mực kế toán bởi một nhà thiết lập chuẩn mực toàn cầu duy nhất như là cơ sở để lập báo cáo tài chính của họ. Điều này sẽ được thực hiện tốt nhất bằng cách đưa các công ty đại chúng của Mỹ vào một phiên bản đã được nâng cấp của IFRS” (nhấn mạnh thêm)24. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng việc chuyển đổi sang IFRS sẽ rất phức tạp, kéo dài nhiều năm mà sẽ liên quan đến các thay đổi đáng kể đối với hệ thống báo cáo tài chính của Mỹ, bao gồm thay đổi về chuẩn mực kiểm toán, các quy định về cấp bản quyền, và đạo tạo kế toán viên như thế nào.
Lộ trình IFRS
IFRS Roadmap
Về phản ứng đối với việc bày tỏ ủng hộ IFRS, SEC ban hành một nguyên tắc được đề xuất về khả năng sử dụng IFRS bởi các công ty công ty của Mỹ vào tháng 11/200825. Đây được gọi là Lộ trình IFRS (IFRS Roadmap) thiết lập trước một số cột mốc mà, nếu đạt được, có thể dẫn đến yêu cầu các nhà phát hành của Mỹ sử dụng IFRS. SEC sẽ giám sát những cộc mốc này cho đến 2011, và nếu tiến trình quan trọng đã được thực hiện vào thời gian đó thì SEC sau đó sẽ yêu cầu bắt buộc áp dụng IFRS đối với các công ty đại chúng Mỹ trong thời gian chu kỳ 3 năm bắt đầu năm 2014. Các công ty lớn có vốn hóa thị trường lớn hơn $700 triệu (so-called large accelerated filers) sẽ là được yêu cầu đầu tiên sử dụng IFRS, bắt đầu với báo cáo thường niên cho năm tài chính đang kết thúc hoặc năm sau.
Ngày 15/12/2014; những công ty nộp đơn nhanh nhất (accelerated filers) sẽ áp dụng IFRS năm 2015 và những công ty còn lại năm 2016. Lộ trình có thể hình dung cung cấp một số lượng giới
24 Letter to Ms. Nancy M. Morris, Securities and Exchange Commission, signed by Robert E. Denham, Chairman, Financial Accounting Foundation, and Robert H. Herz, Chairman, Financial Accounting Standards Board, dated November 7, 2007 (accessed December 6, 2007, at www.fasb.org/FASB_FAF_Response_SEC_Release_msw.pdf).
25 The SEC’s “Roadmap for the Potential Use of Financial Statements Prepared in Accordance with International Financial Reporting Standards by U.S. Issuers” is available at www.sec.gov/rules/proposed/2008/33-8982.pdf.
hạn công ty mà cơ hội áp dụng IFRS trước khi bắt buộc, sớm nhất 2010. Hai điều kiện phải được thỏa mãn được đủ điều kiện áp dụng sớm:
1. Một công ty mà trong số 20 công ty giao dịch đại chúng lớn nhất (được đo lường bởi vốn hóa thị trường) trong ngành trên toàn thế giới.
2. Nhiều công ty trong số 20 công ty lớn nhất trong ngành sử dụng IFRS hơn so với bất kỳ bộ chuẩn mực kế toán nào khác.
SEC ước tính rằng ít nhất 110 công ty Mỹ trong 34 ngành nghề sẽ đủ điều kiện để áp dụng sớm.
Một số cột mốc mà SEC sẽ giám sát cho đến năm 2011 là:
1. Những cải tiến trong IFRS. SEC muốn nhìn thấy những cải tiến đã thực hiện đối với IFRS trước 2011, đặc biệt từ quá trình hội tụ IASB–FASB, và kêu gọi hai hội đồng này tiếp tục nỗ lực trong vấn đề này. Lộ trình này đề cập một cách cụ về sự thể hoàn thành các dự án kết hợp như là ghi nhận doanh thu trình bày báo cáo tài chính là rất quan trọng.
2. Trách nhiệm và tài trợ cho IASB. Ủy ban này sẽ xem xét cẩn thận mức độ trách nhiệm và tài trợ Tổ chức IASC, giám sát IASB, có thể phát triển một cơ chế an toàn, tài trợ ổn định mà cho phép IASB hoạt động một cách độc lập. Lộ trình cho biết rằng các đóng góp tài chính bắt buộc từ một khu vực rộng rãi sẽ giúp đảm bảo chức năng độc lập của IASB trong quá trình thiết lập chuẩn mực.
3. Nâng cao khả năng sử dụng số liệu tương tác để lập báo cáo tài chính. SEC sẽ đánh giá tiến trình được thực hiện bởi IASB trong việc hoàn toàn nguyên tắc phân loại XBRL chi tiết hóa mà sẽ cho phép các hãng nộp báo cáo tài chính IFRS trong một mẫu định dạng số liệu tương tác tại một mức chi tiết lớn hơn so với khả năng hiện tại.
4. Giáo dục và đào tạo. SEC cũng sẽ đánh giá mức độ giao dục và đào tạo tổng thể ở Mỹ về IFRS trước khi áp dụng bắt buộc. Đào tạo nhà đầu đầu tư đặc biệt quan trọng bởi vì lợi ích bắt nguồn từ một bộ chuẩn mức kế toán được chấp nhận toàn cầu có chất lượng cao có thể thực hiện được chỉ khi các nhà đầu tư hiểu được cơ sở tạo ra kết quả báo cáo.
SEC nhận hơn 170 thư góp ý về Lộ trình IFRS với một phạm vi quan điểm rộng được bày tỏ, từ việc không ủng hộ đến việc ủng hộ hoàn toàn về IFRS. Một số phê bình tiêu cực bày tỏ bởi các đại diện liên quan:
IFRS là một bộ chuẩn mực không hoàn chỉnh (ví dụ, thiếu hướng dẫn các ngành cụ thể).
IFRS không tương thích với môi trường tố tụng ở Mỹ.
Nền kinh tế Mỹ có nhiều vấn đề quan trọng hơn để xử lý (như là khủng khoản tài chính).
Quốc hội không cho phép SEC gọi tên IASB như là một nhà thiết lập chuẩn mực của Mỹ.
Một số lá thư được viết bởi các hãng kiểm toán đề nghị rằng SEC tiên phong và ra quyết định chấp nhận IFRS và thiết lạp một ngày cụ thể để áp dụng IFRS nhằm tránh sự không chắc chắn liên quan với việc đánh giá đối với các cột mốc 2011. Mặc khcs, một số lượng thư đáng kể được viết bởi các nhà lập báo cáo tài chính bày tỏ một sự ưa thích hội tụ giữa IFRS và GAAP Mỹ thay vì chuyển sang IFRS. Trong thư góp ý của họ, các chủ tịch FASB và FAF bảy tỏ quan tâm đến Lộ trình IFRS và nói lại cam kết của họ tiếp tục quá trình hội tụ như sau:
. . . chúng tôi duy trì cam kết tiếp tục làm việc sát cánh với IASB để cải thiện cả GAAP Mỹ và IFRS và loại bỏ các khác biệt giữa chúng. Chúng tôi tin rằng các nỗ lực kết hợp này sẽ cải tiết chất lượng của các chuẩn mực và khả năng so sanh của thông tin tài chính toàn cầu và sẽ nâng cao nỗ lực tiến tới một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu có chất lượng cao duy nhất26.
26 Letter to Ms. Florence E. Harmon, Securities and Exchange Commission, signed by John J. Brennan, Chairman, Financial Accounting Foundation, and Robert H. Herz, Chairman, Financial Accounting Standards Board, dated March 11, 2009 (accessed July 23, 2009, at http://www.fasb.org/cs/ContentServer? c=Document_C&pagename=FASB
%2FDocument_C%2FDocumentPage&cid=1176156242108).
Ngày
chuyển tiếp Kỳ so sánh Báo cáo tài chính IFRS đầu tiên Ngày lập báo cáo
31/12/2013
01/01/2013 01/01/2014
Trong thời gian chờ đợi, họ có thể kêu gọi SEC thực hiện nghiên cứu thêm để “xác định, tìm hiểu, và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, chi phí và lợi ích của các phương pháp khả thi tốt hơn mà Mỹ thực hiện trong việc tiến đến mục tiêu đó.”