CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Sự đa năng kế toán quốc tế (Trang 38 - 42)

OBSTACLES TO WORLDWIDE COMPARABILITY OF FINANCIAL STATEMENTS

IFRS và GAAP Mỹ là các chuẩn mực kế toán ưu thế trên thế giới. Vào Tháng 01/2007,một nghiên cứu được thực hiện bởi Financial Times xác định rằng GAAP Mỹ được sử dụng bởi nhiều công ty bao gồm 35% vốn hóa thị trường toàn cầu; các công ty chiếm 55% vốn hóa trị trường toàn cầu đang sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng IFRS; và chỉ 10% đang sử dụng một số bộ quy định khác cho mục đích lập báo cáo tài chính34. Nếu dự án hội tụ FASB–IASB đang tiến đến điểm mà phần lớn các khác biệt giữa hai bộ chuẩn mực này đã được bỏ, hoặc SEC yêu cầu áp dụng IFRS đối với các công ty Mỹ, thì một ngày nào đó đa số công ty lớn trên trên thế giới cso thể sử dụng các quy định kế toán giống nhau. Khi ngày đó đến, mục tiêu hài hòa kế toán có đạt được không? Báo cáo tài chính sẽ hoàn toàn có thể so sánh trong các quốc gia được không? Sử dụng một bộ chuẩn mực kế toán chung là cần thiết nhưng không phải là một điều kiển đủ để đảm bảo khả năng có thể so sánh được trên thế giới. Một số trở ngại tồn tại trong cách mà một bộ chuẩn mực chung được giải thích và được áp dụng trong một cách thức nhất quan trong tất cả quốc gia35.

Chuyển đổi IFRS sang các ngôn ngữ khác

Translation of IFRS into Other Languages

IFRS được viết bằng Tiếng Anh và do đó phải được dịch sang các ngôn ngữ khác để sử bởi các nhà kế toán không nói Tiếng Anh. IASB thành lập một quy trình chuyển ngữ chính thức vào năm 1997, và đến trước cuối năm 2006, IFRS đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ khác nhau. Hầu hết các bản chuyển ngữ là sang các ngôn ngữ Châu Âu bởi vì EU yêu cầu sử dụng IFRS. Tuy nhiên, IFRS cũng được chuyển ngữ sang Trung Quốc, Nhật, và Ả Rập. Mặc dù IASB quan tâm vào quá trình chuyển ngữ, nhưng một số nghiên cứu đề nghị rằng một số diễn đạt ngôn ngữ Tiếng Anh được sử dụng trong IFRS rất khó chuyển ngữ nếu không làm sai nghĩa. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên

32 U.S. Securities and Exchange Commission, “Study Pursuant to Section 108(d) of the Sarbanes-Oxley Act of 2002 on the Adoption by the United States Financial Reporting System of a Principles-Based Accounting System,”

www.sec.gov/news/studies/principlesbasedstand.htm (accessed January 28, 2007).

33 Katrin Burkhardt and Silvia Schütte, representing the Bundesverband deutscher Banken, in a letter written to Sir David Tweedie, chairman of the IASB, dated October 21, 2003, and cataloged by the IASB as CL59 Bundesverband deutscher Banken.

34 Financial Times, “IFRS vs US GAAP,” January 9, 2007, www.ft.com.

35The following discussion is based on George T. Tsakumis, David R. Campbell Sr., and Timothy S. Doupnik, “IFRS: Beyond the Standards,” Journal of Accountancy, February 2009, pp. 34–39.

cứu Canada xem xét sinh viên nói Tiếng Anh và sinh viên nói Tiêng Pháp về các giải thích đối với các diễn đạt khả năng như là có thể (probable), không thể (not likely), và đảm bảo hợp lý (reasonable assurance) dùng để thiết lập các ngưỡng ghi nhận và công bố trong IASs36. Các giải thích của sinh viên nó tiếng Anh về các diễn đạt này khách đáng kể với các giải thích được thực hiện bởi các sinh viên nói Tiếng Pháp của bản dịch Tiếng Pháp. Trong một nghiên cứu khác, các kế toán viên của Đức thông thạo tiếng Anh phân bổ các giá trị cho cả hai bản gốc Tiếng Anh và bản dịch Tiếng Đức về diễn đạt khả năng được sử dụng trong IFRS37. Một số trình bày, bản gốc và bản dịch được giải thích rất khác nhau, đề nghị rằng bản dịch Tiếng Đức sai lệch so với nghĩa gốc.

Một ví dụ, IFRS (và GAAP Mỹ) sử dụng thuật ngữ remote (không chắn chắn)mà đặc biệt khó khăn để dịch trong một cách thức nhất quán. IAS 37, “Dự phòng, Nợ tiềm tài và Tài sản tiềm tàng”, cho thấy rằng một khoản nợ tiềm tàng được công bố “trừ khi khả năng luồng đi ra của nguồn lực biểu hiện các lợi ích kinh tế là (remote) không chắc chắn” (đoạn 28), và IAS 31, “Lợi ích trong Liên doanh”, yêu cầu công bố riêng biệt các loại cụ thể của nợ tiềm tài “trừ khi khả năng của khoản lỗ là (remote) không chắc chắn” (đoạn 54). Điều đó thể hiện rằng remote được chủ ý thiết lập một ngưỡng giống nhau để công bố trong cả hai chuẩn mực

Các bản dịch tiếng Pháp về thuật ngữ “remote” trong cả hai IAS 31 và IAS 37 sử dụng từ faible (weak: yếu). Tuy nhiên tính từ trés (very: rất) được thêm vào hình thức diễn đạt trés faible trong IAS 31. Do đó, từ remote được dịch là “yếu” (faible) trong IAS 37 và “rất yếu” (trés faible) trong IAS 31. Các nhà lập báo cáo tài chính sử dụng bản dịch tiếng Pháp của IFRS có thể giải thích IAS 31 như là thiết lập một kiểm tra mạnh hơn IAS 37 để tránh công bố.

Dịch từ remote sang tiếng Đức thậm chí khó khăn nhiều hơn. IAS 31 sử dụng từ tiếng Đức unwahrscheinlich (improbable: khụng chắc sẽ xẩy ra), và IAS 37 sử dụng cụm từ ọuβerst gering (extremely remote). Bản dịch tiếng Đức IAS 31 thể hiện thiết lập một ngưỡng khắt khe hơn để không công bố các khoản nợ tiềm tàng hơn bản dịch tiếng Đức IAS 37, và điều đó làm nghi ngờ ngưỡng này có giống như bản gốc Tiếng Anh không. SEC thừa nhận hoàn toàn vấn đề tiềm năng khi dịch IFRS sang các ngôn ngữ khác trong việc loại bỏ quy định (rule) yêu cầu đối chiếu GAAP Mỹ đối với các nhà niêm yết nước ngoài. Quy định đó áp dụng chỉ đối với các công ty nước ngoài mà lập báo cáo tài chính theo phiên bản ngôn ngữ tiếng Anh của IFRS.

Ảnh hưởng của văn hóa đến lập báo cáo tài chính

The Impact of Culture on Financial Reporting

Ngay cả khi dịch IFRS sang các ngôn ngữ khác tiếng Anh là không quá khó, các khác biệt về các giá trị văn hóa quốc gia có thể dẫn đến các khác biệt về giải thích và áp dụng IFRS. Như đã đề cập trước ở chương này, Gray đề nghị một mô hình mà các giả thuyết một mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa, các giá trị kế toán và các quy định lập báo cáo tài chính mà được phát triển trong một quốc gia. Gần đây, mô hình của Gray được mở rộng giả thuyết rằng các giá trị kế toán không chỉ ảnh hưởng đến các quy định kế toán của một quốc gia mà còn cách thức mà những quy định này được áp dụng38. Giả thuyết này có các hàm ý quan trọng đối với một thế giớ mà các nước với văn hóa khác nhau sử dụng cùng chuẩn mực kế toán. Nó hàm ý rằng đối với các vấn đề kế toán mà các nhà kế toán phải sử dụng xét đoán của họ khi áp dụng một nguyên tắc kế toán, các thiên vị dựa trên văn hóa có thể gây ra cho các nhà kế toán trong một quốc gia áp dụng chuẩn mực khác biệt với các nhà kế toán ở quốc gia khác.

36 Ronald A. Davidson and Heidi Hadlich Chrisman, “Interlinguistic Comparison of International Accounting Standards:

The Case of Uncertainty Expressions,” The International Journal of Accounting 28 (1993), pp. 1–16.

37 Timothy S. Doupnik and Martin Richter, “Interpretation of Uncertainty Expressions: A Cross-National Study,”

Accounting, Organizations and Society 28 (2003), pp. 15–35.

38 Doupnik and Tsakumis, “A Critical Review of Gray’s Theory.”

Một số nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này39. Ví dụ, một nghiên cứu khám phá rằng, với cùng bộ sự kiện được cho trước, các kế toán viên ở Đức và Pháp ước tính giá trị chi phí bảo hành cao hơn so với các kế toán vien ở Anh Quốc40. Kết quả này phù hợp với các khác biệt về mức độ giá trị kế toán của chủ nghĩa bảo thủ trong các quốc gia này là kết quả từ các khác biệt về giá trị văn hóa.

Người sử dụng báo cáo tài chính cần biết rằng sử dụng một bộ chuẩn mực kế toán chung sẽ không dẫn đến khả năng có thể so sánh báo cáo tài chính hoàn toàn trong các quốc gia. Tuy nhiên, mức độ khả năng có thể so sánh lớn hơn sẽ tồn tại so với nếu mỗi quốc gia tiếp tục sử dụng một bộ chuẩn mực khác nhau.

TÓM TẮT

1. Theo lịch sử, sự đa dạng đáng kể tồn tại liên quan đến lập báo cáo tài chính trong các quốc gia. Những khác biệt này bao gồm định dạng và trình bày các báo cáo tài chính, các nguyên tắc đo lường và ghi nhận được sử dụng khi lập báo cáo tài chính, thuyết minh được cung cấp trong các giải thích đối với báo cáo tài chính, và thậm chí về thuật ngữ được sử dụng để mô tả các khoản mục đã báo cáo trên báo cáo tài chính.

2. Các hệ thống kế toán khác nhau trong các nước một phần là bởi vì các khác biệt về các nhân tố môi trường như là loại hệ thống pháp luật được sử dụng ở quốc gia đó, tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu như là một nguồn tài trợ, và giới hạn đối với các báo cáo kế toán phục vụ như là cơ sở cho thuế. Văn hóa cũng đóng một vai trò trong sự phát triển các hệ thống kế toán và có thể ảnh hưởng đến cách thức mà các nhà kế toán giải thích và áp dụng các chuẩn mực kế toán.

3. Nobes lập luận rằng nguyên nhân chính về các khác biệt trong các hệ thống kế toán liên quan đến các khác biệt trong phạm vi các quốc gia sử dụng hệ thống tài trợ vốn từ bên ngoài. Các nước với một hệ thống tài trợ vốn từ bên ngoài mạnh có một hệ thống kế toán Nhóm A hướng đến cung cấp thông tin hữu ích trong việc ra các quyết định đầu tư. Các quốc gia mà có hệ thống tài trợ vốn từ bên ngoài yếu có hệ thống kế toán Nhóm B có định hướng nhiều đến chủ nợ và cung cấp một cơ sở cho thuế. Nghiêu cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm của Nobes về các nhóm chi phí phối hệ thống kế toán.

4. Sự đa dang trên toàn thế giới về thực tiễn kế toán gây ra các vấn đề mà có thể khó khăn cho một số bên. Công ty mẹ với nhiều công ty con ở nước ngoài phải chuyển đổi từ GAAP nước ngoài sang GAAP công ty mẹ để lập báo cáo tài chính hợp nhất trên toàn thế giới. Để thâm nhập vào thị trường vốn ngoài, các công ty thường thấy rằng cần thiết phải lập thông thông tin dựa trên GAAP nước ngoài. Sự đa dạng kế toán làm khó khăn đối với các nhà đầu tư tiềm năm khi so sánh các báo cáo tài chính giừa các công ty từ các nước khác nhau trong việc ra quyết định đầu tư quốc tế.

5. Sự hài hòa là một quá trị làm giảm sự khác biệt trong báo cáo tài chính ở các nước, do đó làm tăng lên khả năng so sánh báo cáo tài chính. Hình thước cuối cùng của sự hài hòa sẽ sử dụng các chuẩn mực lập báo cáo tài chính tương tự nhau bởi tất cả công ty trên toàn thế giới.

6. Liên minh Châu Âu nỗ lực làm hài hoàn các chuẩn mực kế toán trong các quốc gia thành viên của nó thông qua việc ban hành Chỉ thị Thứ Tư và Thứ Bảy. Mặc dù những chỉ thị này đã làm giảm đáng kể khác biệt mà đã tồn tại trước đây, nhưng chúng không đưa đến khả năng so sánh báo cáo tài chính hoàn chỉnh trong Liên Minh Châu Âu.

7. Ủy Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC) được thành lập năm 1973 để phát triển các

39 See Joseph J. Schultz and Thomas J. Lopez, “The Impact of National Influence on Accounting Estimates: Implications for International Accounting Standard-Setters,” The International Journal of Accounting 36 (2001), pp. 271–90;

Timothy S. Doupnik and Martin Richter, “The Impact of Culture on the Interpretation of ‘In Context’ Verbal Probability Expressions,” Journal of International Accounting Research 3(1), 2004, pp. 1–20; and George T. Tsakumis, “The Influence of Culture on Accountants’ Application of Financial Reporting Rules,” Abacus, March 2007, pp. 27–48.

40 Schultz and Lopez, “The Impact of National Influence on Accounting Estimates.”

chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) có thể được chấp hành rộng rãi trong tất cả quốc gia. Một thỏa thuận được gọi là IOSCO nâng cao đang kể tính pháp lý của IASC như là một nhà thết lập chuẩn mực kế toán quốc tế.

8. Năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) thay thế IASC và chấp nhận các IAS mà đã được phát triển bởi tiền nhiệm. IASB tạo ra các chuẩn mực lập báo cáo tài chính riêng của nó (IFRSs). Cùng nhau, IASs, IFRSs và Các giải thích tạo ra GAAP IASC và được đề cập đến như là IFRS.

9. IASB không có khả năng yêu cầu sử dụng các chuẩn mực của nó. Tuy nhiên, một số lượng tương đối lớn quốc gia hoặc yêu cầu hoặc cho phép các công ty trong nước sử dụng IFRS.

Từ năm 2005, Liên minh Châu Âu đã yêu cầu tất cả công ty đại chúng sử dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.

10. Năm 2002, FASB và IASB công bố Hiệp định Norwalk (Norwalk Agreement) nhằm hội tụ các chuẩn mực lập báo cáo tài chính ngay khi có thể thực hiện được. Các sáng kiến của FASB nhằm hội tụ sâu hơn bao gồm một dự án ngắn hạn để loại bỏ các khác biệt mà việc hội tụ có thể đạt được trong ngắn hạn bằng cách lựa chọn hoặc GAAP Mỹ hoặc các yêu cầu của IASB. FASB và IASB cũng kết hợp cùng làm việc về một số dự án mà liên quan đến các vấn đề rộng hơn bao gồm một dự án tạo ra một khung mẫu lý thuyết chung. Hơn nữa, một thành viên thường trực của IASB làm việc như là một mối liên hệ với FASB.

11. Năm 2007, Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC) loại bỏ yêu cầu đối chiếu GAAP Mỹ đối với các công ty nước ngoài mà sử dụng IFRS, và năm 2008, nó ban hành một Lộ trình IFRS mà đề nghị sử dụng IFRS đối với các công ty Mỹ. SEC sẽ giám sát một số cộc mốc đến năm 2011 và sau đó ra một quyết định có yêu cầu các công ty đại chúng của Mỹ sử dụng IFRS bắt đầu từ năm 2014 hay không.

12 IFRS 1 thiết lập các thủ tục sử dụng khi áp dụng lần đầu IFRS. IFRS 1 yêu cầu lập một bảng cân đối kế toán mở theo IFRS hai năm trước khi một công ty phát hành bộ báo cáo tài chính IFRS đầu tiên. Khi lập bảng cân đối kế toán IFRS mở một công ty cần phải (a) ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo IFRS nhưng không phải theo những gì đã được ghi nhận trước đây theo GAAP và ghi nhận lại các khoản mục trước đây đã được ghi nhận mà không được phép theo IFRS, (b) đánh giá tài sản và nợ phải trả phù hợp theo IFRS, (c) phân loại lại các khoản mực trước đây đã được phân loại theo một cách thức khác với cách mà theo yêu cầu của IFRS, và (d) tuần theo tất cả yêu cầu trình bày và công bố.

13. Có số lượng lớn khác biệt giữa IFRS và GAAP Mỹ. Những khác biệt này có thể được phân nhóm như là liên quan đến (a) ghi nhận, (b) đo lường, (c) trình bày, và (đ) công bố. Ghi nhận chi phí R&D như là một tài sản khi điều kiện nhất định được đáp ứng theo IFRS trong khi yêu cầu chúng là chi phí theo GAAP Mỹ là một ví dụ về một khác biệt trong ghi nhận.

Trình bày tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán theo giá trị được đánh giá lại theo IFRS so với nguyên giá lịch sử đã khấu hao theo GAAP Mỹ là một khác biệt về đo lường. Trình bày các khoản lãi và lỗ nào đó trên báo cáo tài chính như là các khoản mục đặc biệt theo GAAP Mỹ trong khi không được chấp nhận theo IFRS, là một ví dụ về sự khác nhau về trình bày.

14. IASB đã thực hiện cách tiếp cận trên cơ sở các nguyên tắc để thiết lập chuẩn mực thay vì phương pháp dựa trên các quy định của FASB. Các chuẩn mực IASB cung cấp một nguyên tắc chung với nhiều hướng dẫn nhưng cố gắng tránh hướng quá chi tiết và các dòng sáng.

Phân loại hợp đồng thuê tài sản là một vùng mà nhấn mạnh sự khác biệt về phương pháp thiêt lập chuẩn mực. Một số đã bày tỏ quan ngại rằng quá trình hội tụ FASB–IASB có thể dẫn đến các chuẩn mực IASB trở thành quá thiên về cơ sở quy định.

15. Sử dụng một bộ chuẩn mực giống nhau bởi tất cả công ty là cần thiết nhưng điều kiện không đủ để đạt được mục tiêu khả năng có thể so sanh của báo cáo tài chính trên toàn thế thời. Chuyển ngữ và văn hóa là hai trở ngại trong việc đạt được mục tiêu. Điều đó không thể đối với dịch IFRS sang các ngôn ngữ phi Tiếng Anh mà không làm sai lệch nghĩa. Các khác biệt về các giá trị xã hội trong các quốc gia có thể dẫn đến các thiên vị được xác định bởi văn hóa khi giải thích và áp dụng một bộ chuẩn mực chung. Tuy nhiên, mặc dù tồn tại

Một phần của tài liệu Sự đa năng kế toán quốc tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w