Qua phân tích thực trạng cho thấy công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại UBND Thành phố còn hạn chế về nội dung, chương trình đào tạo và cách thức tổ chức chương trình dẫn đến kết quả đào tạo còn chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị sau:
3.3.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo
Bất kỳ một chương trình đào tạo nào nếu muốn thành công thì cần phải xác định đúng nhu cầu đào tạo. Muốn nắm được nhu cầu đào tạo, phát triển với cán bộ, công chức phải có kiểm tra, thống kê và quy hoạch hàng năm của UBND về số lượng, chất lượng, cơ cấu cán bô, công chức. Tuy nhiên, trong các tiêu chuẩn thống kê cần có thêm những kiến thức cần được bổ sung nâng cao.Qua đó biết được ai là người cần được đào tạo và có nhu cầu đào tạo. Từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo, chi phí và phương pháp đào tạo.
3.3.2. Hoàn thiện công tác xác định mục tiêu đào tạo
Trong công tác đào tạo việc xác định mục tiêu đào tạo cho chúng ta biết tổ chức kỳ vọng gì vào chương trình đào tạo. Thông qua quá trình tìm hiểu, đánh giá phân tích tình hình của tổ chức, qua đánh giá thực trạng số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực, thông qua việc phân tích những yêu cầu công việc cần làm trước mắt và lâu dài để tổ chức xác định được mục tiêu đào tạo là gì?
Trong mục tiêu đào tạo cần nêu rõ nội dung của chương trình đào tạo, số lượng cần đào tạo, chất lượng cần đạt tới sau thời gian đào tạo và kinh phí đào tạo....
3.3.3. Đa dạng loại hình đào tạo, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy
Cần phải đa dạng các loại hình đào tạo, các lĩnh vực đào tạo và đặc biệt lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị.
Đổi mới nội dung và phương thức các chương trình đào tạo sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính nhằm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan nhà nước, nhất là trong việc giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
Thực hiện quy chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm. Thực hiện chế độ đào tạo trước khi bổ nhiệm.
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, các loại kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa, tiếp cận với phương pháp quản lý mới, phục vụ sự nghiệp phát triển của Thành phố.
Chú ý đào tạo các kiến thức quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực mà UBND quản lý.
Chất lượng giảng viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác đào tạo. Vì vậy, giảng viên được giảng dạy phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Có kinh nghiệm thực tiễn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.3.4. Quy hoạch, kế hoạch lại nguồn nhân lực
Để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp, nguồn nhân lực của cơ quan cũng phải được đào tạo cho phù hợp với tình hình mới.
Phải quy hoạch, kế hoạch lại nguồn nhân lực để thấy được thực trạng nguồn nhân lực để có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ. Xác định rõ yêu cầu công việc và thực trạng nguồn nhân lực để đào tạo cho đúng đối tượng.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch là xác định mục tiêu, đối tượng, số lượng, nội dung, tiến bộ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở xem xét một cách đồng bộ thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, nhu cầu, khả năng đáp ứng của công tác đào tạo.
Trên cơ sở đã quy hoạch cán bộ công chức cần xây dựng tiêu chuẩn và chế độ học tập bắt buộc đối với cán bộ, lấy tinh thần và kết quả học tập là một trong những tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm, khắc phục tình trạng đề bạt rồi mới đào tạo.
Phòng Nội Vụ phải làm tốt công tác tham mưu cho UBND Thành phố Hà Giang và trực tiếp xây dựng đề án về quy hoạch đào tạo cán bộ công chức.
3.3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , trang thiết bị học tập
Cần đầu tư vốn thỏa đáng để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất như trường học, nhà ăn.... phục vụ cho việc học tập được tốt hơn.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại cần thiết cho dạy và học như máy móc, đèn điện, máy tính, máy chiếu, bàn ghế... để công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
Cần thanh tra, kiểm tra công tác này tránh tình trạng tham ô, tham nhũng, tránh thất thoát lãng phí cho ngân sách nhà nước.
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng
Việc đánh giá đào tạo cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cho CBCC.
Hầu hết các khóa học đào tạo đều có đánh giá chương trình đào tạo như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…;
đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung đánh giá vô cùng quan trọng để biết
được mục tiêu khóa học có đạt được không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hiện đang bị bỏ ngỏ, đó là việc đánh giá những thay đổi trong công việc, xem người học đã áp dụng được những điều đã học vào công việc, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo CBCC có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không.
Sau khi kết thúc khóa đào tạo học viên phải nộp giấy báo cáo kết quả về đơn vị trực tiếp quản lý.