Những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2000 - 2005

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế huyện mộc châu tỉnh sơn la từ năm 2000 2010 (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2005

2.2. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu từ năm 2000 đến 2005

2.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2000 - 2005

* Những hạn chế và yếu kém

Tốc độ tăng trưởng khá nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh của một số sản phẩm hàng hóa còn chƣa đáp ứng nhu cầu đề ra.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Giá trị sản xuất canh tác nông, lâm nghiệp thấp, chƣa khai thác tốt tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động. Đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa song quy mô nhỏ bé, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, các hoạt động dịch vụ

Chương trình phát triển đàn bò sữa, bò thịt, phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến và đúng định hướng, phù hợp với tiềm năng lợi thế của huyện, song khi triển khai còn thiếu đồng bộ, xác định bước đi còn chậm, thiếu hợp lý. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp tuy đã đƣợc đâu tƣ xây dựng trong những năm qua song chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, nhất là hệ thống thủy lợi: Các công trình thủy lợi mới giải quyết được khâu tưới tiêu cho diện tích lúa ruộng, còn các cây trồng trên nương, cây ăn quả vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên làm ảnh hưởng đến thâm canh tăng vụ.

Sản xuất công nghiệp tuy tăng trưởng khá (bình quân 25,51%). Các sản phẩm công nghiệp tuy đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra song chất lƣợng chƣa đảm bảo. Số lƣợng cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhiều nhƣng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, chi phí sản xuất cao, chất lƣợng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường.

Chất lƣợng về quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ, tổ chức quản lý quy hoạch chƣa chặt chẽ, vi phạm quy hoạch vẫn còn diễn ra. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ chƣa cao, cơ cấu đầu tƣ chƣa hợp lý, công tác quản lý đầu tƣ còn yếu, một số công trình trọng điểm tiến độ triển khai chậm. Chính sách thu hút chƣa đồng bộ nên việc thu hút đầu tƣ chƣa đạt hiệu quả cao.

Kinh tế HTX còn yếu,việc chuyển đổi HTX theo luật chƣa nhiều, một số HTX xã sau khi chuyên đổi hoạt động chƣa cao, đặc biệt là HTX nông nghiệp, kinh tế cá thể, tƣ nhân phát triển chƣa cân đối về cơ cấu, ngành nghề, lĩnh vực.

* Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại trên:

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong điều kiện điểm xuất phát đi lên của nền kinh tế còn ở mức thấp, kết cấu hạ tầng hạ tầng yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông và thủy lợi, sản xuất chủ yếu là thuần nông, kinh tế hàng hóa chƣa phát triển, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Tệ nạn xã hội có nhiều chiều hướng giảm chậm, giải quyết chưa đồng bộ.

Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước chưa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, tính thực tiễn và khả năng giúp cơ sở còn

nhiều hạn chế do công tác đào tạo nâng cao và đào tạo lại chưa được thường xuyên. Trình độ dân trí chƣa đồng đều giữa các vùng trong huyện làm hạn chế khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

* Bài học kinh nghiệm

Vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tiễn của địa phương, xác định khâu trọng điểm, lựa chọn bước đi phù hợp, vững chắc tạo bước đột phá, phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở.

Phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là trong sản xuất nông lâm nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh phát triển kinh tế với quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự; giải quyết kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Coi phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực đâu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, chỉ đạo thực hiện có trọng tâm trọng điểm các chương trình dự án. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Phải có chính sách phù hợp phát huy tối đa tiềm năng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tƣ nhân để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.

Phải làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng kiến thức năng lực thực tiễn cho cán bộ đội ngũ từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc ít người, cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa, vừng đặc biệt khó khăn.

TIỂU KẾT

Đường lối đổi mới của Đảng đã đem lại luồng sinh khí mới cho nhân dân trong toàn huyện Mộc Châu, với niềm tin tưởng hy vọng vào chế độ, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đảng bộ nhân dân huyện Mộc Châu quyết tâm nghị quyết đại hội VI vào cuộc sống.

Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, đến năm 2005 bộ mặt huyện Mộc Châu đã thay đổi một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Từ năm 2000 - 2005 nền kinh tế của Mộc Châu luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa huyện Mộc Châu trở thành một trong những huyện phát triển nhất của tỉnh Sơn La. Khai thác đƣợc những tiềm năng thế mạnh của vùng đặc biệt là chú trọng đến phát triển du lịch.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2000 - 2005, những tồn tại yếu kém đó sẽ đƣợc giải quyết trong đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu khóa XIX.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế huyện mộc châu tỉnh sơn la từ năm 2000 2010 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)