Những hạn chế và yếu kém trong giai đoạn 2005 - 2010

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế huyện mộc châu tỉnh sơn la từ năm 2000 2010 (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2005 - 2010

3.2. Những hạn chế và yếu kém trong giai đoạn 2005 - 2010

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu khóa XIX (2005 - 2010) nền kinh tế Mộc Châu đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, kinh tế của huyện duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Bên cạnh những thành tựu đã kể trên vẫn còn tồn tại những hạn chế và yếu kém trong thời kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XIX. Cần đƣợc khắc phục và có những giải pháp cụ thể, để nền kinh tế Mộc Châu phát triển toàn diện.

* Những yếu kém khuyết điểm:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện, một số chỉ tiêu chƣa đạt so với nghị quyết Đại hội đề ra; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Quản lý thực hiện quy hoạch hiệu quả chƣa cao; quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư xây dựng còn có mặt hạn chế; một số công trình trọng điểm tiến độ triển khai chậm; đến nay 8/29 xã, thị trấn chưa có đường nhựa đến trung tâm xã, quản lý khai thác một số công trình sau đầu tƣ hiệu quả chƣa cao; thu hút đầu tƣ hiệu quả thấp. Việc chỉ đạo kinh tế hợp tác và HTX chƣa đạt kế hoạch đề ra, một số HTX sau chuyển đổi hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, chưa theo kịp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Việc nhận diện mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rau, hoa chất lƣợng cao còn chậm. Đời sống của nhân dân di dân vùng tái định cƣ thủy điện Hòa Bình còn

Chất lƣợng giáo dục vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, duy trì kết quả phổ cập tiểu học, xóa mù chữ chƣa bền vững, tình trạng học sinh bỏ học vẫn xảy ra;

thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực văn hóa, xã hội còn lúng túng.

Công tác chỉ đạo, nắm bắt, phân tích đánh giá tình hình có nơi, có thời điểm chƣa kịp thời. Tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông giảm chậm, tình trạng di cƣ tự do tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của bộ máy Nhà nước trên một số lĩnh vực chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách còn lúng túng. Cải cách hành chính trong các cơ quan Nhà nước có mặt chậm đƣợc đổi mới.

Một số cấp ủy cơ sở chƣa quan tâm đúng mức tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng; việc quán triệt, học tập các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa sâu, chưa kịp thời. Việc cụ thể hóa, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện thực tế địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số cơ sở còn lúng túng.

* Nguyên nhân của những tồn tại:

Mộc Châu là huyện có địa bàn rộng, điểm xuất phát còn thấp; sản xuất nông – lâm còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; thời tiết diễn biến bất lợi; dịch bệnh sảy ra ở một số nơi; giá cả thị trường tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng; đội ngũ cán bộ cơ sở phần lớn chƣa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; nhận thức của một số Đảng viên và một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn hạn chế.

Công tác nghiên cứu, dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch có mặt còn hạn chế, việc cụ thể hóa một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một số Đảng bộ cơ sở chƣa cụ thể nên kết quả thực hiện thấp; chƣa quan tâm đầu tƣ đúng mức để phát triển kinh tế vùng ven sông Đà.

Trình độ năng lực đào tạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ còn yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhận thức vê kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn hạn chế chƣa đề ra các giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện địa phương; chưa năng động, sáng tạo, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

* Bài học kinh nghiệm:

Một là: Phải nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh vào điều kiện thực tế của địa phương;

chọn đúng trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo, tạo bước đột phá để phát triển;

quyết tâm tổ chức thực hiện và có bước đi phù hợp, vững chắc, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên.

Hai là: Phải biết phát huy tối đa nội lực, phát huy lợi thế, gắn với tích cực thu hút các nguồn lực đầu tƣ để phát triển các thành phần kinh tế. Tập trung lãnh đạo xây dựng các mô hình kinh tế, tổng kết rút kinh nghiệm để bổ sung giải pháp, đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế chính sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ba là: Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;

phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị sự đồng thuận của toàn dân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc.

Bốn là: gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân vững chắc;

mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa huyện Mộc Châu với huyện Sốp Bâu, tỉnh Hua Phăn, nước CHDCND Lào.

Năm là: Xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; phát huy dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ; nâng cao năng lực

lƣợng công tác phát triển Đảng, củng cố xây dựng tổ chức Đảng ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, phát huy vai trò gương mẫu của Đảng viên là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, vai trò giám sát của HĐND, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và giám sát đầu tƣ cộng đồng.

TIỂU KẾT

Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu khóa XIX đã đƣa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2000 - 2005. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ khóa XIX (2005 - 2010) nền kinh tế Mộc Châu phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong đó đặc biệt phải kể đến đó là tiềm năng về du lịch của huyện Mộc Châu, lƣợng khách du lịch đến tham quan nghỉ dƣỡng ở Mộc Châu ngày càng đông, huyện đã khai thác đƣợc tiềm năng thế mạnh của vùng về du lịch. Huyện đã hoàn thành hồ sơ đề nghị nhà nước công nhận Mộc Châu là khu du lịch quốc gia.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến kinh tế huyện mộc châu tỉnh sơn la từ năm 2000 2010 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)