CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2005 - 2010
3.1. Sự phát triển kinh tế Mộc Châu từ năm 2005 - 2010
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mộc Châu bước vào thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ (2005 - 2010). Sau 20 năm đổi mới, thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, thế và lực của huyện đã mạnh hơn và vững chắc hơn; việc xây dựng thủy điện Sơn La tạo ra nhiều khả năng và thời cơ mới để tăng tốc phát triển nhanh và bền vững, trên địa bàn huyện đã và đang triển khai xây dựng đô thị loại V lên loại VI, trung tâm du lịch, vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Tuy nhiên công cuộc đổi mới tiếp tục diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Bốn nguy cơ: Tụt hậu xa về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng, lãng phí và tệ quan liêu,
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch vẫn là những thách thức lớn. Quá trình xây dựng thủy điện Sơn La và di dân tái định cƣ thủy điện Sơn La vừa phải bố trí sắp xếp lại dân cƣ vừa tập trung đầu tƣ xây dựng các điểm tái định cư, yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững, đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế của huyện.
Khó khăn thách thức không nhỏ bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vì vậy trong thời kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ (2005 - 2010) cần quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo sau:
1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, tận dụng thời cơ, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của huyện, đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, khai thác tối đa mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, tạo ra những bước đột phá mới, đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
2. Đảng bộ tập trung chỉ đạo triển khai các chính sách của Nhà nước và
mạnh đầu tƣ xây dựng các vùng kinh tế, khu kinh tế trọng điểm, gắn với phát triển đô thị và kinh tế đô thị; gắn việc đẩy mạnh xây dựng các trung tâm cụm xã thực sự trở thành hạt nhân phát triển kinh tế nông thôn với dự án di dân tái định cƣ thủy điện Sơn La, tạo điều kiện để các vùng thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Kết hợp chặt chẽ giữa tăng tốc độ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc.
3. Không ngừng đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.
* Thành tựu đạt được:
Kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ khá, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, thu ngân sách hàng năm đều vƣợt chỉ tiêu đề ra; các ngành, các lĩnh vực, các vùng và các thành phần kinh tế đều có bước phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; công tác đón nhận dân tái định cƣ đạt đƣợc những kết quả tích cực.
Tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 đạt 1.316,86 tỷ đồng, tăng 1,99 lần so với năm 2005, vượt 7,06% so với nghị quyết Đại hội đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,82%/năm; tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 51,45% năm 2005 xuống còn 39,39%; công nghiệp xây dựng tăng từ 23,63% lên 30,05%; thương mại, dịch vụ tăng từ 24,92% lên 30,56% năm 2010. Thu nhập
bình quân đầu năm 2010 ƣớc đạt 12,6 triệu đồng/năm, gấp 1,93 lần so với năm 2005, vƣợt 48,23% nghị quyết Đại hội đề ra.
Trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp:
Sản xuất Nông – Lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác và phát huy lợi thế gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản năm 2010 đạt 666 tỷ đồng, tăng 33,36% so với năm 2005, bình quân tăng 5,95%/năm; giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác ƣớc đạt 20,5 triệu đồng/ha vƣợt 2,5% so với nghị quyết Đại hội.
Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo giảm diện tích cây lương thực trên đất dốc, chuyển diện tích ruộng nước kém hiệu quả sang trồng rau, màu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đƣa giống mới có năng suất cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 110.000 nghìn tấn vượt qua 10% so với nghị quyết Đại hội.
Tập trung chỉ đạo xây dựng và bước đầu hình thành một số mô hình và vùng sản xuất, kinh doanh rau, hoa, quả chất lƣợng cao. Thu hút đƣợc 6 doanh nghiệp, đầu tƣ 20 tỷ đồng để xây dựng 4 điểm sản xuất rau, hoa công nghệ cao với quy mô từ 5 – 20 ha/điểm, doanh thu đạt từ 1 - 1,2 tỷ đồng/ha/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương. Diện tích rau, su su hiện có 690 ha (diện tích su su có 290 ha) doanh thu bình quân 120 triệu đồng/ha. Diện tích cây ăn quả hiện có 3.410 ha, sản lượng quả tươi 23.000 tấn;
cải tạo được 25% diện tích vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhƣ: hồng giòn, đào pháp,…
Cây công nghiệp: Chương trình phát triển cây công nghiệp tiếp tục được chỉ đạo thực hiện với quy mô hợp lý, tập trung cao cho đầu tƣ thâm canh, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến đối với cây chè, hiện Mộc Châu tập trung chỉ đạo theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, diện tích phát triển hợp lý, gắn với thị trường và xuất khẩu. Toàn huyện có 13 doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè,
toàn huyện có 3.000 ha (trong đó 400 ha chè giống mới) cùng với việc áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, đầu tƣ theo chiều sâu đã làm cho sản lƣợng chè tăng mạnh năm 2001 là 6.850 tấn, năm 2005 là 14.500 tấn, năm 2007 là 18.000 tấn, năm 2010 là 19.000 tấn; giá cả ổn định, huyện đã hình thành đƣợc 7 vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất. Diện tích dâu tằm là 105 ha, sản lƣợng kén là 60 tấn/năm. Năm 2010 huyện đã phối hợp với công ty Cổ phần cao su Sơn La khảo sát xác định vùng phát triển cây cao su, chuẩn bị cho kế hoạch trồng mới trong năm 2011.
Bên cạnh việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý và hiệu quả thì huyện Mộc Châu đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm đƣa những giống vật nuôi mới thử nghiệm nhằm tìm ra một cơ cấu vật nuôi hợp lý, góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế ổn định và phát triển. Cơ cấu đàn gia súc vẫn đƣợc xác định là chăn nuôi trâu bò thịt là chính – phát triển bò sữa và đa dạng hóa vật nuôi để khai thác ƣu thế về mặt tự nhiên của Mộc Châu, tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm, giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
Bảng số 3: Tình hình phát triển vật nuôi từ 2005 - 2010
[Báo cáo tình hình phát triển chăn nuôi 2005-2010] [45].
Qua bảng biểu số 3, ta thấy đàn gia súc trâu, bò phát triển mạnh là lợi thế của miền núi, đàn trâu năm 2010 có 30.800 con, đàn bò có 37.600 con. Riêng bò sữa đã xác định đƣợc ƣu thế số lƣợng tăng nhanh trong 3 năm từ 2007 - 2010 từ 3.700 con lên 6.000 con. Với chương trình phát triển chăn nuôi được đầu tư,
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2005 2006 2007 2010
1 Đàn trâu Con 23.650 24.800 27.500 30.800
2 Đàn bò Con 27.000 28.000 31.400 37.600
3 Bò sữa Con 3.500 3.500 3.700 6.000
4 Đàn gia cầm Con 450.000 450.000 470.000 480.000
phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lƣợng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Ngoài ra một số loại vật nuôi khác cũng đƣợc quan tâm phát triển nhằm đảm bảo khai thác đƣợc toàn bộ lợi thế, tự nhiên của Mộc Châu từ đó tạo ra một cơ cấu sản phẩm chăn nuôi đa dạng và phong phú như: Mô hình nuôi cá lồng tại xã Quy Hướng có hiệu quả kinh tế cao, doanh thu bình quân 50 - 60 triệu đồng/lồng/năm.
Việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp và đúng đắn nhƣ trên đã giúp cho ngành nông nghiệp phát huy đƣợc tất cả những lợi thế của một huyện miền núi, phát triển tăng trưởng ổn định, trở thành ngành mũi nhọn với vai trò là chủ lực trong cơ cấu kinh tế của huyện Mộc Châu, dẫn dắt thúc đẩy ngành công nghiệp – dịch vụ cùng phát triển, từ đó đẩy mạnh nền kinh tế huyện phát triển đi lên.
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá; giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 đạt 1.141,42 tỷ đồng, gấp 2,39 lần so với năm 2005. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tƣ máy móc, thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản,…
Thu hút đầu tƣ xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ, tổng công suất là 21,7 MW, có 2 nhà máy đã hoàn thành đƣa vào hoạt động (thủy điện Suối Tân 1, thủy điện Mường Sang 1). Đầu tƣ xây dựng thêm dây chuyền chế biến sữa công suất 20 tấn/ngày; khai thác và phát huy hiệu quả các nhà máy chế biến sữa, chế biến chè trên địa bàn. Đầu tƣ khai thác khoáng sản tại 4 điểm mỏ, tổng mức đầu tƣ là 169,16 tỷ đồng, trong đó có 2 điểm mỏ đã khai thác (mỏ than Suối Bàng 25.000- 30.000 tấn/năm; mỏ quặng bột Talc Tà Phù, xã Liên Hòa 10.000 tấn/năm); hai mỏ quặng đồng (Sao Tua, xã Tân Hợp; Chiềng Cang, Km16, xã Hua Păng) mới khai trường trữ lượng khoảng 400 tấn quặng nguyên khai; khai thác đá và các loại vật liệu xây dựng khoảng 30 đến 35 nghìn m3/năm,…góp phần tăng thu
Về thương mại, dịch vụ, du lịch:
Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 681,48 tỷ đồng gấp 2,56 lần so với năm 2005, bình quân tăng 20,68%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng trưởng cao, năm 2010 đạt 932 tỷ đồng, gấp 2,62 lần so với năm 2005, bình quân tăng 15%/năm. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2010 đạt 8,5 triệu USD, tăng 42,5% so với nghị quyết Đại hội.
Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều tiến bộ, hàng hóa đa dạng phong phú, đảm bảo cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; hệ thống chợ nông thôn phát triển, thị trường không ngừng được mở rộng; hạ tầng dịch vụ, du lịch tửng bước được đầu tư xây dựng. Hoàn thành quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng khu trung tâm du lịch Mộc Châu, điểm du lịch rừng thông Bản Áng,…xây dựng HĐND tỉnh thông qua quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Mộc Châu và trình ban thường vị Tỉnh ủy chấp thuận cho 3 nhà đầu tư, đã lập dự án đầu tư vào khu du lịch quốc gia Mộc Châu, với tổng mức đầu tƣ khoảng 800 tỷ đồng. Các hoạt động hoạt động du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, …đang được hình thành và từng bước phát triển, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ thu hút hàng vạn lƣợt khách đến thăm quan, du lịch, nghỉ dƣỡng hàng năm.
Dịch vụ vận tải tăng trưởng khá, chất lượng phục vụ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh và từng bước hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý, điều hành ngày càng được tăng cường, phần lớn các xã, thị trấn đã được phủ sóng điện thoại di động, toàn huyện có 45.702 điện thoại di động, 12.260 điện thoại cố định, mật độ đạt 37,45 máy/100 dân, gấp 14 lần so với năm 2005 và gấp 5,76 lần so với nghị quyết Đại hội.
Về tài chính, tín dụng:
Tổng thu ngân sách tại địa phương năm 2010 đạt 102 tỷ đồng “trong đó cục Thuế tỉnh thu 75 tỷ đồng, huyện thu 27 tỷ đồng” gấp 4 lần so với năm 2005
và vượt 20,43% so với nghị quyết Đại hội. Tổng thu ngân sách tại địa phương 5 năm (2006-2010) đạt 308,4 tỷ đồng (trong đó huyện thu 102,37 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân 11,85%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương trong 5 năm (2006- 2010) tăng bình quân 28,12%/năm.
Hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng tiếp tục phát triển bền vững, đẩy mạnh các hình thức huy động vốn, mở rộng các loại hình dịch vụ, áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại, kinh doanh có hiệu quả, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế và người dân. Tổng mức huy động vốn trong 5 năm ước đạt 1.514 tỷ đồng, tăng 18%/năm, trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm 80,3% tổng vốn huy động; tổng doanh số cho vay 5 năm ƣớc đạt 2.250 tỷ đồng;
doanh thu nợ ƣớc đạt 1.910 tỷ đồng; phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho 14.767 hộ nghèo vay vốn 153,515 tỷ đồng (bình quân dư nợ 10,39 triệu đồng/hộ).
Về phát triển các vùng kinh tế:
Ba vùng kinh tế được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, cụ thể:
Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6 và phụ cận: Do phát huy đƣợc nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ đƣợc các nguồn lực đầu tƣ, phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến; phát triển mạng lưới thương mại, du lịch, dịch vụ nên kinh tế phát triển khá, phát huy tốt vai trò là vùng kinh tế động lực, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các vùng kinh tế trong huyện cùng phát triển. Tổng giá trị sản xuất chiếm 73,05% so với toàn huyện; giá trị sản xuất/1ha đất canh tác đạt 24,65 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,92 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo từ 28,36%năm 2005 giảm xuống còn 18,32% năm 2010.
Vùng kinh tế dọc lòng hồ Sông Đà: Khai thác tốt lợi thế của vùng, tập trung phát triển vận tải đường sông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp khai khoáng, thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng phòng
một số mô hình nông – lâm kết hợp; phát triển rừng kinh tế, chăn nuôi cá lồng, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Giá trị sản xuất/1ha đất canh tác đạt 17,20 triệu đồng/năm thu nhập bình quân đầu người đạt 9,0 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 50,56% năm 2005, giảm xuống còn 38,54% năm 2010.
Vùng cao, biên giới: Với chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, bằng các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia và một số nguồn vốn khác, kết cấu hạ tầng của vùng đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, tạo điểu kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Giá trị sản xuất/1ha đất canh tác đạt 16,50 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,68 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 53,42% năm 2005, giảm xuống còn 33,75% năm 2010.
- Quản lý đầu tƣ xây dựng, đô thị và nông thôn:
Công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước có nhiều đổi mới, ƣu tiên vốn đầu tƣ cho các công trình cần thiết, các xã đặc biệt khó khăn, các xã mới chia tách, thành lập. Trong 5 năm đã đầu tƣ xây dựng 550 công trình, trong đó nâng cấp mở mới được 85 tuyến đường giao thông nông thôn, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm (18/29 xã, thị trấn có đường nhựa) đầu tư xây dựng 79 công trình thủy lợi kiên cố, 182,3km kênh mương, đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích ruộng nước hiện có, xây dựng trụ sở làm việc của HĐND, UBND huyện và hai xã mới tách (Chiềng Xuân và Tân Xuân) và hàng trăm nhà lớp học, nhà bán trú giáo viên, học sinh,…
Tập trung chỉ đạo lập và quản lý thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn. Đã hoàn thiện việc lập hồ sơ đề nghị công nhận thị trấn Mộc Châu và thị trấn nông trường Mộc Châu là đô thị loại 4; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ. Công tác vệ sinh môi trường phát triển cây xanh đô thị được quan tâm, góp phần đảm bảo cân bằng sinh thái ở khu đô thị.
- Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường:
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản được tăng cường và có nhiều đổi mới; thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân