2.3 Quản lý thu BHXH
2.3.3 Nội dung quản lý thu BHXH
2.3.3.3 Phương thức và mức đóng BHXH
Điều 91 - Bộ Luật Lao động, Luật BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như sau:
a.Đối với người lao động
Người lao động (Trừ lao động ở nước ngoài) hàng tháng đóng bằng 5% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 8% .
Cụ thể là:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 5%
mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 6%
mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7%
mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 8% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
b.Đối với người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng bằng 3% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất;
từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 14%.
Cụ thể là:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 3%
vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 3%
vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 3%
vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 13% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, giai đoạn từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2013, tổng số tiền cả người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH bằng 24% mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH.
Trong đó: người lao động đóng 7%, người sử dụng lao động đóng 17%.
Mức đóng tiền hàng tháng bằng 18% mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho đối tượng Hạ sĩ quan, binh sĩ quân quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn do người sử dụng lao động đóng;
Mức đóng hàng tháng bằng 17% mức tiền lương, tiền công tháng áp dụng cho đối tượng Phu nhân/ phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/ phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc; trong đó: người lao động đóng 6%, người sử dụng lao động đóng 12% đối với phu nhân/phu quân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trường hợp không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì phu nhân/ phu quân đóng 16% thông qua người sử dụng lao động;
Mức đóng hàng tháng bằng 17% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài, do người lao động đóng; áp dụng cho đối tượng: Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;
Hợp đồng cá nhân;
Mức đóng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung và không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng;
Hàng tháng, người sử dụng lao động trích nộp trên quỹ tiền lương, tiền công của người lao động theo mức quy định chậm nhất vào ngày cuối tháng;
Trong thời gian phải truy nóng, nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và có khám, chữa bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động; mức truy đóng tính theo mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng;
Người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH tại nơi đóng trụ sở chính; người lao động tự đóng BHXH tại BHXH quận, huyện nơi cư trú [17],[24].