4.5 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH Đồng Nai
4.5.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
4.5.3.1. Nguyên nhân:
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đúc kết một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thất thu BHXH như sau:
a. Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế thế giới khủng hoảng, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính điều đó ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật về đống BHXH của người sử dụng lao động. Khủng hoảng kinh tế cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng chưa tuyên bố phá sản, hoạt động cầm chừng, sa thải lao động khiến cho nguồn thu BHXH bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam chưa cao, nhằm tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài, vì vậy chính sách tiền lương cơ bản của người lao động còn thấp ảnh hưởng đến số tiền đóng BHXH hàng tháng, đây cũng là một kẽ hở để người sử dụng lao động khai báo mức tiền lương trích đóng BHXH thấp.
- Người lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn nên sự hiểu biết và nhận thức của họ về BHXH chưa cao.
a. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc thống kê, theo dõi, kiểm soát các đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là quản lý người lao động và người sử dụng lao động.
- Các kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, báo Đồng Nai chưa có chương trình, chuyên mục riêng về BHXH từ đó chưa nâng cáo được ý thức và sự am hiểu của người lao động về BHXH. Các giải pháp chỉ mang tính chất hành chính, chung chung, không có giải pháp cụ thể và không cụ thể hóa giải pháp nhằm tăng cường công tác thu BHXH.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý về vi phạm BHXH chưa được đẩy mạnh, số doanh nghiệp được kiểm tra hằng năm còn ít, chưa đủ sức răn đe đối với người sử dụng lao động; lãi suất phạt chậm đóng BHXH còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế tính răn đe của pháp luật BHXH đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm hoặc muốn có hành vi vi phạm.
- Tổ chức công đoàn cơ sở, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thậm chí có
cán bộ công đoàn còn tiếp tay cho người sử dụng lao động để né tránh tham gia BHXH.
- Hệ thống thông tin về các đối tượng tham gia BHXH chưa được quản lý một cách chuyên nghiệp, tài trợ của Tổ chức Quốc tế cho chương trình này bị bỏ phí.
- Chưa có phương pháp đo lường, dự báo số tiền BHXH phải trong tương lai mà chỉ đặt ra nhựng kế hoạch mang tính chất chủ quan, không có căn cứ khoa học.
4.5.3.2 Bài học kinh nghiệm:
Những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên cần có những giải pháp cụ thể và cần cụ thể hóa giải pháp nhằm tăng cường những những mặt đã thực hiện được, hạn chế những vướng mắc và tồn tại, những giải pháp đó có thể vắn tắt như sau:
- Thiết lập hệ thống thông tin người lao động và người sử dụng lao động bằng cách phối hợp với Cục thống kê, Cục thuế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác về số lượng doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước, các cơ sở kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin người lao động trong các thành phần kinh tế một cách đầy đủ, chính xác, có phân nhóm nhằm tạo nền tảng cho việc tăng cường quản lý các đối tượng tham gia BHXH.
- Phối hợp với Đài Truyền hình Đồng Nai tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH.
- Xây dựng hệ thống đo lường, dự báo nhằm tạo nền tảng cho việc lập kế hoạch thu BHXH của các năm sau.
- Tiến hành phân loại và xếp hạng doanh nghiệp, công bố danh sách các doanh nghiệp nợ BHXH hoặc vi phạm Luật BHXH lên các phương tiện truyền thông.
- Khởi động lại chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quạn lý thu BHXH. Viết lại phần mềm quản lý BHXH dựa trên cơ sở phần mềm được tài trợ từ tổ chức lao động Quốc tế (ILO)
- Cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về BHXH, nhằm chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý BHXH.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp phát triển tổ chức công đoàn rộng khắp, kể cả các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đưa kiến thức và BHXH vào chương trình môn học giáo dục công dân ở bậc phổ thông trung học và môn luật kinh tế của chương trình đại học khối kinh tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đến từng cơ sở, đặc biệt là thanh tra liên ngành. Sử dụng phương pháp toàn bộ hoặc chọn mẫu, sau đó tiến hành mở rộng mẫu thanh tra ở khu vực nghi ngờ có khả năng vi phạm nhiều.
Kết luận chương 4
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy một số lượng lớn người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa được tham gia BHXH mà nguyên nhân chính là công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội chưa thực sự đi vào chiều sâu, tạo điều kiện cho người lao động đứng về phía doanh nghiệp để trốn, tránh tham gia BHXH.
CHƯƠNG 5