Thiết lập hệ thống thông tin về đối tƣợng tham gia

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH trên địa bàn tình Đồng Nai (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM

5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2017

5.2.1 Thiết lập hệ thống thông tin về đối tƣợng tham gia

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 2 cho thấy, thực trạng thất thu BHXH ở tỉnh Đồng Nai xuất phát từ nguyên nhân chính là hệ thống quản lý thông tin về người lao động và người sử dụng lao động chưa thực sự phát huy hiệu quả, cơ quan BHXH Đồng Nai không theo dõi được tình hình biến động về số lượng người lao động, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, số công ty thành lập nhưng không hoạt động (công ty ma) không thể quản lý được, theo đó lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này cũng không được theo dõi một cách chặt chẽ; số liệu thống kê, báo cáo của các cơ quan ban ngành không trùng khớp nhau, điều đó cho thấy chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong quản lý đối tượng tham gia BHXH. Từ thực tế đó, việc thiết lập một hệ thống thông tin về người lao động và sử dụng lao động là hết sức cần thiết.

Giải pháp thiết lập hệ thống thông tin các đối tượng tham gia BHXH được cụ thể hóa như sau:

Bước 1: Xây dựng một phần mềm quản lý trong đó có một modul dành riêng cho quản lý các đối tượng tham gia BHXH, tích hợp phần mềm quản lý này với trang websit của cơ quan BHXH. Phần mềm quản lý này có chức năng phân loại đối tượng, tổng hợp và phân tích dữ liệu, khảo sát lấy ý kiến đóng góp và giải đáp thắc mắc trực tuyến.

Bước 2: Tiến hành một cuộc hội thảo với chủ đề “Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các sở, ban ngành có liên quan và các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ lẫn nhau và thông nhất phối hợp thực hiện quản lý thông tin người lao động và người sử dụng lao động”; mời các tổ chức trong tỉnh đến tham dự và viết bài tham luận.

Bước 3: Phối hợp với các cơ quan, ban ngành tiến hành tổng điều tra toàn bộ về thông tin người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn Tỉnh nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và thống nhất.

Bước 4: Tiến hành tập huấn, tuyên truyền việc cung cấp thông tin lao động của các tổ chức sử dụng lao động thông qua khai báo qua mạng.

Theo đó, các đơn vị sử dụng lao động phải cung cấp thông tin tăng giảm nhân sự, quỹ lương trích nộp BHXH qua mạng cho cơ quan BHXH tỉnh Đồng Nai vào cuối mỗi ngày.

Bước 5: đưa hệ thống thông tin vào vận hành (xem sơ đồ 5.1)

Nguồn: Tác giả

Sơ đồ 5.1. Quy trình xây dựng hệ thống thông tin đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội

Để vận hành tốt hệ thống thông tin này, không chỉ có cơ quan BHXH Đồng Nai thực hiện mà cần thiết phải có sự phối hợp thực hiện của toàn xã hội. Thông tin không chỉ một nguồn cung cấp mà phải từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó phần mềm sẽ có chức năng tổng hợp, so sánh đối chiếu cơ sở dữ liệu của các nguồn cung cấp. Có như vậy mới quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH.(xem sở đồ 5.2)

Thiết kế phần mềm quản lý BHXH

Đưa hệ thống vào vận hành Tổ chức hội thảo chuyên đề

Thống kê, xây dựng cở sở dữ liệu

Tập huấn, tuyên truyền cách cung cấp thông tin Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:

Bước 5:

Nguồn: tác giả Chú thích: Cung cấp thông tin:

Báo cáo :

Sơ đồ 5.2. Hệ thống thông tin đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội

Thông tin về biến động nhân sự được người lao động được các đối tượng sử dụng lao động khai báo qua mạng hàng ngày cho cơ quan BHXH Đồng Nai. Đồng thời các cơ quan hữu quan điều tra, khảo sát, cung cấp thông tin người lao động và sử dụng lao động cho cơ quan BHXH Đồng Nai hàng tháng.

Cuối mỗi tháng, phần mềm quản lý sẽ tự động tổng hợp, so sánh chênh lệch giữa các nguồn cung cấp. Cơ quan BHXH Đồng Nai báo cáo thông tin về người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng cho BHXH Việt Nam chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo.

Cục thống kê

Sở kế hoạch đầu tư

BHXH Đồng Nai tổng hợp, so sánh, đối chiếu thông tin

Đối tượng sử dụng lao động Đối tượng sử dụng lao động

BHXH Việt Nam Hệ thống thông tin người lao động và người

sử dụng lao động

Sở Lao động TBXH

Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong toàn xã hội sẽ làm tăng cường hiệu quả công tác quản lý các đối tượng tham gia BHXH, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương trong chính sách an sinh xã hội. Sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân vào BHXH cũng là một phương pháp tuyên truyền hữu hiệu.

Nguồn: Tác giả

Chú thích:

Chỉ đạo trực tiếp ngành dọc:

Hỗ trợ, cung cấp thông tin:

Thực hiện chỉ đạo:

Tập huấn, tuyên truyền:

Sơ đồ 5.3. Phối hợp thực hiện công tác quản lý thông tin BHXH

UBND Các huyện, TP

UBND Tỉnh Đồng Nai

Cơ quan BHXH Huyện Huyện

BHXH Đồng Nai

UBND Các xã, phường UBND Các xã, phường

Sở kế hoạch và

đầu tư Cục thống kê Sở lao động thương binh XH

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hệ thống thông tin

người lao động và người sử dụng lao động

Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin các đối tượng tham gia BHXH sẽ đem lại một số ưu điểm sau đây:

Thứ nhất: Góp phần hiện đại hóa, tin học hóa công tác quản lý BHXH rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đi lại.

Thứ hai: Thể hiện sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý BHXH nói riêng.

Thứ ba: Việc huy động nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vận hành hệ thống là một kênh tuyên truyền về chính sách BHXH hiệu quả.

Thứ tư: Hạn chế đến tối đa sự trốn tránh nghĩa vụ BHXH của người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH trên địa bàn tình Đồng Nai (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)