Định hướng tăng quản lý thu BHXH đến năm 2017

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH trên địa bàn tình Đồng Nai (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM

5.1 Định hướng tăng quản lý thu BHXH đến năm 2017

5.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường quản lý Bảo hiểm xã hội:

Với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển bền vững; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an sinh xã hội.

Để đạt được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trong tương lai thì BHXH là cốt lõi của vấn đề này. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn coi BHXH là một chính sách lớn cần được quan tâm đúng mức. Ngay từ khi đất nước mới mở cửa hội nhập, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 15/CT- TW ngày 26/5/1997 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trong đó ghi rõ “Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà

nước ta, đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp và xây dựng Tổ quốc” [20].

Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã chỉ rõ “Tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Đổi mới hệ thống BHXH theo hướng đa dạng hóa hình thức và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động” [20].

Cơ sở của việc phát triển BHXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường, có sự can thiệp của Nhà nước vào BHXH. Xây dựng chương trình phát triển BHXH phải phù hợp với tốc độ phát triển và sự ổn định kinh tế của mỗi địa phương, đảm bảo hài hòa giữa an sinh xã hội và kích thích phát triển kinh tế.

5.1.2 Định hướng tăng cường quản lý Bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam đến năm 2017:

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, BHXH Việt Nam đề ra định hướng cho công tác quản lý BHXH sắp tới, trong đó bao gồm tăng cường quản lý thu BHXH đến năm 2017 như sau:

Một là, Từng bước cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, đặc biệt là Luật BHXH, hệ thống pháp luật về tổ chức, quản lý BHXH, có chính sách cụ thể và hợp lý đảm bảo thu đủ chi, xóa bao cấp, đồng thời tăng trưởng quỹ làm yên lòng người tham gia BHXH.

Hai là, Đa dạng hóa loại hình bảo hiểm xã hội, từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của mỗi địa phương và phát triển trong tổng thể phát triển của cả hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước. Hoàn thiện và đảm bảo các chính

sách BHXH cho tất cả người lao động Việt Nam làm căn cứ xác lập vị thế của quỹ BHXH với tư cách là một quỹ BHXH tập trung, một trung gian tài chính trong hệ thống tài chính công của Nhà nước pháp quyền.

Ba là, Tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý với BHXH các nước trên thế giới.

Muốn quyền lợi của người lao động được đảm bảo thì vai trò của công tác thu BHXH lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Số tiền thu BHXH sẽ góp phần tăng trưởng quỹ BHXH, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nhỏ. Quỹ BHXH sẽ là nguồn để chi trả các chế độ chính sách cho người lao động, đời sống của người lao động sẽ được cải thiện tốt hơn [16].

5.1.3 Định hướng tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội của BHXH Đồng Nai đến năm 2017:

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường quản lý Bảo hiểm xã hội và định hướng tăng cường quản lý Bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam đến năm 2017. Thực hiện chủ trương chung, BHXH Đồng Nai cũng đề ra định hướng riêng cho công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn Tỉnh nhà như sau:

Thứ nhất: Giảm đến mức tối đa số nợ BHXH của người sử dụng lao động, sẽ kiện ra tòa án kinh tế người sử dụng lao động cố tình chây lì trong việc đóng BHXH.

Thứ hai: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ Luật BHXH tại các đơn vị, mở rộng phạm vi kiểm tra.

Thứ ba: Từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH, kể cả người lao động trong các cơ sở kinh doanh cá thể, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện.

Thứ tư: Thiết lập hệ thống thông tin về các đối tượng tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thất thu BHXH trên địa bàn tình Đồng Nai (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)