Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.2 Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
1.2.1 Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Như đã nói ở phần nguyên tắc, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự mang tính nghiêm khắc, vì vậy Chấp hành viên không được tùy tiện áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế thi hành án phải dựa trên 6 nguyên tắc mà pháp luật đã đề ra. Để giải quyết việc thi hành án thì Chấp hành viên có thể lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Tại điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 có đề cập rất rõ ràng và chi tiết 6 biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
Một là, khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.16Biện pháp này được Chấp hành viên áp dụng với mục đích giải quyết trực tiếp nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án thông qua việc khấu trừ tiền trong tài khoản hoặc thu hồi trực tiếp tiền của người phải thi hành án.
Chấp hành viên ra quyết định thu tiền nếu có căn cứ xác định được khoản tiền đó là của người phải thi hành án hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của người phải thi hành án. Nội dung của biện pháp được quy định tại điều 21 Nghị định 62/1025/NĐ/CP và điều 76, điều 80 Luật thi hành án dân sự 2008. Về biện pháp xử lý giấy tờ có giá của người phải thi hành án được quy định tại điều 82, điều 83 Luật thi hành án dân sự 2008 áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nắm giữ giấy tờ có giá. Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không giao giấy tờ có giá thì Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
16 Khoản 1, Điều 71, Luật THADS 2008.
15
Ví dụ minh họa: Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 ra quyết định thi hành bản án của TAND quận I, buộc Công ty cổ phần đầu tư giải trí Phước Sang là ông Lưu Phước Sang, bà Phạm Thị Kim Thư và 3 người liên quan khác phải trả cho Ngân hàng Á Châu (ACB) số tiền hơn 113 tỷ đồng cùng lãi suất phát sinh. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của các đương sự này tại huyện Long Thành, Đồng Nai, trong đó có số tiền phát sinh 2,7 tỷ đồng được đền bù quyền sử dụng đất đang được đứng tên tài khoản bởi Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Long Thành, mở tại VietinBank Đồng Nai. Do đương sự không tự nguyện thi hành án, Chi cục thi hành án quận 1 xác minh và tiến hành khấu trừ số tiền này của ông Phước Sang, bà Kim Thư và ông Thiện Hậu được đền bù từ việc thu hồi quyền sử dụng đất. Ngày 18/5, Chi cục giao quyết định khấu trừ cho phía ngân hàng.17
Hai là, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.18 Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án đối với các khoản như: tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp: Theo thỏa thuận của đương sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. Mức khấu trừ không được vượt quá 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.19 Ngoài ra nội dung, thủ tục và hồ sơ còn được Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN quy định rất rõ ràng tại điều 11, điều 12.
Ví dụ minh họa: Bản án tuyên ông A và bà B (là 2 vợ chồng) được hưởng 300m2 đất và phải chịu 3.000.000 đồng án phí (không tuyên là nghĩa vụ liên đới, không tuyên rõ phần của từng người). Bà B đã chết và không có di chúc nên cơ
17 https://vnexpress.net/kinh-doanh/tranh-cai-quanh-viec-vietinbank-khong-chiu-thi-hanh-an-voi-phuoc-sang- 3416818.html
18 Khoản 2, Điều 71, Luật THADS 2008.
19 Điều 78 Luật thi hành án dân sự 2008
16
quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án mới buộc ông A và 3 người con (của ông A, bà B) phải thi hành 3.000.000 đồng án phí. Hiện nay ông A và các con đều không tự nguyện thi hành án. Chấp hành viên xác minh thấy ông A có nhà đất và lương hưu, các con đều buôn bán nhỏ. Chấp hành viên nhận thấy người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành án và ông A có thu nhập ổn định. Vì vậy, Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của ông A để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo điểm c khoản 2 Điều 78 nêu trên.20
Ba là, kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.21. Đây là biện pháp mà Chấp hành viên áp dụng nhằm xử lý, kê biên tài sản của người thi hành án, kể cả tài sản do người thứ ba giữ để thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Biện pháp này cụ thể là kê biên quyền sử dụng đất được quy định tại điều 110-113 Luật thi hành án dân sự 2008. Chấp hành viên chỉ được kê biên quyền sử dụng đất mà người phải thi hành án nắm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người phải thi hành án thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án để tiến hành kê biên theo quy định cấp tại điều 100, điều 101 Luật đất đai 2013.
Nếu người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất bị kê biên thì Chấp hành viên phải kê biên luôn cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nếu tài sản gắn liền với đất không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người sở hữu tài sản đó.
Ví dụ minh họa: Theo Bản án số 305/DSST ngày 03/7/2015 của TAND huyện X thì bà Nguyễn Thị B, trú tại: thôn V, xã Y, huyện X, phải thanh toán trả bà Nguyễn Thị A số tiền: 3.000.000.000đ (ba tỷ đồng). Kết quả xác minh điều kiện thi hành án cho thấy bà B có tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 70m2 tại thửa đất số 321, tờ bản đồ số 3 ở thôn V, xã Y, huyện X. Bà Nguyễn Thị B có đơn đề nghị cơ quan THADS kê biên mảnh đất nói trên để thi hành án trả bà A. Cơ quan THADS đã tiến hành kê biên quyền sử dụng đất và áp dụng quy định tại Điều 58; Điều 112 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 tạm giao tài sản kê biên cho người phải thi
hành án (bà Nguyễn Thị B) quản lý.22
20 https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/thu-tuc-to-tung/quy-dinh-ve-tru-vao-thu-nhap-cua- nguoi-phai-thi-hanh-an-147507
21 Khoản 3, Điều 71, Luật THADS 2008.
22 https://baomoi.com/thay-doi-hien-trang-tai-san-la-quyen-su-dung-dat-sau-khi-ke-bien/c/24796592.epi
17
Bốn là, khai thác tài sản của người phải thi hành án.23Biện pháp này được quy định tại điều 107 Luật thi hành án dân sự 2008 “Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản trong trường hợp tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án hoặc người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”.
Đối với tài sản khai thác phải thuộc các hình thức được quy định tại điều 108 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau “Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thì người đang khai thác được tiếp tục khai thác; Trường hợp tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất mà chưa khai thác thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản”
Ví dụ minh họa: Ông A phải thi hành trả khoản nợ cho ông B là 50 triệu đồng, trong khi đó ông A chỉ có tài sản duy nhất là căn nhà có diện tích 300m2 theo đơn giá do cơ quan tài chính cung cấp và tham khảo mức giá ở địa phương thì tài sản trên có giá khoảng 500 triệu đồng. Như vậy, giá trị tài sản của ông A lớn hơn rất nhiều lần nghĩa vụ phải thi hành. Do đó, việc kê biên tài sản sẽ không tương ứng với nghĩa vụ thi hành án, nên chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản nếu có đủ các điều kiện theo quy định.
Năm là, buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.24 Biện pháp này buộc người phải thi hành án chuyển giao quyền sử dụng của vật, tài sản hoặc giấy tờ mà người phải thi hành án sở hữu nhằm thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Căn cứ vào đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế là vật để thi hành nghĩa vụ trả vật theo nội dung được ghi cụ thể trong bản án, quyết định, có thể phân loại thành 04 biện pháp cưỡng chế như:
Thứ nhất, biện pháp chuyển giao vật đặc định được Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành thì chấp hành viên thu hồi vật để trả cho người được thi hành án. Đối với vật cùng loại thì chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế
23 Khoản 4, Điều 71, Luật THADS 2008.
24 Khoản 5, Điều 71, Luật THADS 2008.
18
theo nội dung bản án, quyết định. Trường hợp vật phải trả không còn hoặc bị hư hỏng, giảm giá trị thì xử lý theo thỏa thuận của đương sự25
Thứ hai, biện pháp chuyển giao quyền tài sản, cụ thể là trả nhà, giao nhà được quy định tại điều 115 Luật thi hành án dân sự 2008. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định.26
Thứ ba, biện pháp cưỡng chế trả giấy tờ là việc Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế buộc người phải thi hành án trả giấy tờ cho người được thi hành án.
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ giấy tờ phải trả thì chấp hành viên yêu cầu người đó giao giấy tờ đang giữ, nếu người thứ ba không tự nguyện giao thì chấp hành viên cưỡng chế buộc người đó giao giấy tờ để thi hành án. Trường hợp giấy tờ không thể thu hồi được nhưng có thể cấp lại thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định hủy giấy tờ đó và cấp giấy tờ mới cho người được thi hành án.27
Ví dụ minh họa: Trong một vụ tranh chấp hợp đồng dân sự giữa bà Nguyễn Thị S với bà Huỳnh Thị H được Tòa án nhân dân tỉnh H tuyên tại bản án sô 20/DSPT ngày 25/3/2009: “Buộc bà vợ chồng bà H phải trả căn nhà số 195 đường K và bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó cho bà nguyễn Thị bà S”
Sau khi án có hiệu lực thi hành, bà S có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án thi hành án thụ lý và ra quyết định thi hành án. Việc tổ chức thi hành án được thực hiện theo đúng quy trình pháp luật nhưng vợ chồng bà H không tự nguyện thi hành, nên cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế thi hành án giao nhà theo quy
25 Điều 114 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-VPQH Luật thi hành án dân sự
26 Điều 115 Luật thi hành án dân sự 2008
27 Điều 116 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-VPQH Luật thi hành án dân sự
19
định tại điều 115 Luật Thi hành án dân sự và buộc vợ chồng bà H giao trả bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó.
Sáu là, buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.28Biện pháp này được chia thành 2 loại:
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định: Biện pháp này được quy định tại Điều 118 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì chấp hành viên quyết 15 định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án: Nếu công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu. Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án29
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định: Biện pháp này được quy định tại Điều 119 Luật Thi hành án dân sự 2008. Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án30
Để giải quyết một vụ việc thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế cùng một lúc trong số 6 biện pháp được phân tích trên. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp tùy thuộc vào từng loại nghĩa vụ và đối tượng khác nhau của vụ việc đó. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp theo quy định tại khoản 1 điều
28 Khoản 6, Điều 71, Luật THADS 2008.
29 Điều 118 Luật thi hành án dân sự 2008
30 Điều 119 Luật thi hành án dân sự 2008