Về quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế THADS

Một phần của tài liệu Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2 Kiến nghị cưỡng chế thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.5 Về quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế THADS

Để đảm bảo một buổi cưỡng chế thành công, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, Chấp hành viên cần chú trọng:

Thứ nhất, công tác vận động, thuyết phục, động viên, giải thích phải được đặt lên hang đầu; tạo điều kiện thuận lợi để người được thi hành án hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, cần yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định theo pháp luật đối với những bản án, quyết định tuyên chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế.

Thứ ba, thường xuyên báo cáo ban chỉ đạo thi hành án về những vướng mắc trong công tác thi hành án, cưỡng chế thi hành án nhất là đối với những vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Những vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án cần thình thị ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền để được chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời.

Thứ tư, hết sức thận trọng khi thi hành những bản án, quyết định của Tòa án khi đương sự khiếu nại gay gắt, không đồng tình với quan điểm giải quyết của Tòa án. Trước khi cưỡng chế phải xác minh rất chi tiết về địa bàn, tình hình của đương sự và dự liệu các tình huống có thể xảy ra.

54

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để tranh thủ sự ủng hộ và thống nhất trong cách giải quyết các vấn đề phát sinh.

Thứ sáu, khi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên yêu cầu thư ký giúp việc chuẩn bị đầy đủ các biên bản theo quy định đồng thời phân công cán bộ chuẩn bị máy ảnh, camera, máy ghi âm… để sử dụng trong quá trình tổ chức cưỡng chế, đặc biệt là trong những vụ cưỡng chế phức tạp.

Thứ bảy, các tài liệu trong hồ sơ thi hành án phải được cập nhật đầy đủ, chặt chẽ, thể hiện đúng quá trình và kết quả thi hành án làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được khách quan, thuận lợi và chính xác.

Thứ tám, cần hoàn thiện một số các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả thi hành án, đảm bảo quá trình cưỡng chế có cơ sở chặt chẽ hơn:

Một là, quy định cụ thể về thời hạn ra thông báo kê biên đối với tài sản là động sản, hiện nay Luật THADS mới quy định thời hạn thông báo kê biên đối với bất động sản là ít nhất 03 ngày trước khi kê biên (Khoản 1 Điều 88).

Hai là, quy định rõ trình tự, thủ tục khi thực hiện kê biên tài sản đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, vì đây là một tài sản đặc biệt, một loại tài sản mới được đưa vào Luật thi hành án dân sự. Thực tiễn các Chấp hành viên cũng chưa trải nghiệm công tác này nên chưa có kinh nghiệm.

2.2.6 Một số đề xuất khác

Một là, triển khai sâu rộng việc tin học hoá hoạt động quản lý, điều hành thi hành án dân sự: Triển khai hộp thư điện tử, đào tạo sử dụng, khai thác các cơ sở dữ liệu THADS nói riêng và khai thác dữ liệu trên Internet nói chung cho THADS địa phương, triển khai việc gửi báo cáo, văn bản bằng thư điện tử xây dựng phần mềm thống kê kết quả thi hành án dân sự nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý và hỗ trợ duy trì công tác cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hai là, thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ quan thi hành án. Hiện nay, công tác THADS của cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ngày càng khó khăn, số lượng các vụ việc tăng nhanh theo từng năm, tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc sau cao hơn vụ việc trước, do vậy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, năng lực Chấp hành viên là yêu cầu tất yếu, khách quan. Nâng cao năng lực cho Chấp hành viên bằng cách phải chuẩn hóa đội ngũ

55

Chấp hành viên; Nâng cao kỹ năng phối hợp trong công tác với các tổ chức, cá nhân có liên quan; Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức Ngành Tư pháp cho cán bộ, công chức thi hành án dân sự; Thực hiện tốt công tác phân loại, đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan THADS. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác THADS, đảm bảo các Chấp hành viên trước khi bổ nhiệm phải qua đào tạo nghề. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chấp hành viên đảm bảo phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp. Sớm ban hành chế độ chính sách đãi ngộ với chấp hành viên và cán bộ thi hành án, trước mắt là chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ thi hành án như với thư ký toà án (hiện mới chỉ có chế độ bồi dưỡng đối với Chấp hành viên).

Ba là, đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan thi hành án. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đặc biệt là xây dựng trụ sở, hệ thống kho vật chứng của các cơ quan thi hành án.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra theo thẩm quyền, kịp thời phát hiện, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm, nhất là vi phạm trong kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật.

Năm là, tăng cường công tác giải thích pháp luật, thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục thuyết phục đương sự tự nguyện chấp hành; chỉ tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bất đắc dĩ; tăng cường sự giám sát của nhân dân.

56 KẾT LUẬN

Thi hành án dân sự được coi là giai đoa ̣n cuối cùng để giải quyết mô ̣t vu ̣ viê ̣c, để thực thi mô ̣t bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền.

Cưỡng chế THADS là một hoạt động cốt lõi của ngành THADS. Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp nghiêm khắc, thể hiện quyền lực nhà nước, được Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án để buộc người phải thi hành án thi hành bản án, quyết định mà tòa án đã tuyên, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự để đảm bảo cho các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh. Bản chất của cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước làm chấm dứt, hạn chế: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản của người phải thi hành án (kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ) hoặc buộc người phải thi hành án thực hiện hành vi hợp pháp hay chấm dứt hành vi trái pháp luật trên cơ sở bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành.

Vấn đề cưỡng chế thi hành án dân sự vẫn còn khá nhiều bất cập và vướng mắt. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đang từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới đối với một thành phố lớn và tốc độ phát triển nhanh chóng như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Quốc hội tiếp tục cần phải hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự nhằm khắc phục những bất cập trong những quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tế. Mặt khác cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, nâng cao chất lượng đội ngũ Chấp hành viên. Bên cạnh đó sớm ban hành chế độ chính sách đãi ngộ với chấp hành viên và cán bộ thi hành án để giảm bớt các trường hợp Chấp hành viên gây sách nhiễu, vòi vĩnh đương sự, gây cản trở hoạt động thi hành án, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào các đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Với những kết quả đạt được, hệ thống thi hành án dân sự đã và đang góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng, đồng thời khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự thời gian qua. Để công tác cưỡng chế thi hành án dân sự có chất lượng, hiệu quả,

57

Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa xây dựng thể chế hoàn chỉnh, tổng thể công tác thi hành án. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự phải được coi trọng, việc xây dựng hệ thống pháp luật thi hành án dân sự trong đó có chế định pháp luật về cưỡng chế cần được tiếp tục thực hiện.

Qua những phân tích trên, chúng ta thấy thực tiễn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự rất phức tạp. Nhưng biện pháp cưỡng chế này lại có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay. Từ đó cần có sự nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt được và những vấn đề vướng mắc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục, đồng thời hoàn thiện về mặt pháp luật về cưỡng chế thi hành án nói riêng, hoạt động thi hành án dân sự nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Thực hiện tốt các giải pháp tư duy trong công tác thi hành án dân sự, củng cố khung pháp luật và cơ chế hoạt động công tác cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật thi hành án. Việc thực hiện tốt biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ giúp xã hội có một khung kỉ cương và nâng cao nhận thức cho người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn quy phạm pháp luật:

1. Bộ Tư Pháp (2017), Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 về quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành, ban hành 22/02/2017

2. Bộ Tư Pháp (2017), Quyết định 536/QĐ-TCTHADS năm 2017 về triển khai hỗ trợ trực tuyến thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành, ban hành ngày 11/05/2017

3. Bộ Tư Pháp(2017), Quyết định 537/QĐ-TCTHADS năm 2017 về Quy trình và thực hiện quy chế một cửa tại cơ quan thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành, ngày ban hành 11/05/2017

4. Chính Phủ (2017), Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Đăng ký biện pháp bảo đảm, ban hành ngày 01/09/2017

5. Công bố bản án (2018), Bản án số 03/2018/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng tín dụng, Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta191397t1cvn/chi-tiet-ban-an

6. Công bố bản án (2018), Bản án số 08/2018/KDTM-ST, Tranh chấp hợp đồng tín dụng, thế chấp. Nguồn:https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta219462t1cvn/chi-tiet-ban-an

7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số 26/2008/QH12, Luật Thi hành án Dân sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 45/2013/QH13 Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 03/2014/QH13, Luật Công chứng 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 64/2014/QH13, Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật số 65/2014/QH13 Luật nhà ở 2014 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật số 91/2015/QH13 Bộ Luật dân sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật số 92/2015/QH13 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Sách, báo, tạp chí

14. Huỳnh Thị Nam Hải (2015), “Tài liệu học tập – Thi hành án Dân sự”, tr.205 – 220

15. Lê Minh Tâm (2001), Cưỡng chế thi hành án dân sự, khóa luận cử nhân luật, tr.1.

16. Nguyễn Công Bình - “Mấy vấn đề về thi hành án dân sự trong việc soạn thảo bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí luật học, tr.43, 44.

17. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), “Bình luận khoa học về những điểm mới trong bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP.HCM

18. Thông tin Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Chuyên đề: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay, tr.8-9.

19. Ts Nguyễn Minh Tuấn(2008), “Bình luận khoa học Bộ Luật dân sự 2015”, Nhà xuất bản tư pháp, tr. 95

20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), “Giáo trình Luật Thi hành án Dân sự Việt Nam”, Nhà xuất Công an nhân dân, tr.259.

21. Trường đại học luật Hà Nội (2000), “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb. CAND, Hà Nội 2000, tr.282.

22. Trường Đại học Luật Tp.HCM (2017), “Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam”, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam

23. Trường Đại học luật TP.HCM (2015), “Giáo trình Luật Ngân hàng”, tr.368 – 373

24. Viện Ngôn ngữ học(2013), “Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.21

25. Báo Thanh Niên (2018), “Dân mong gì khi thắng kiện hành chính”

26. Báo Pháp Luật (2017), “Chuyển quyền sử dụng tài sản khi đang chấp hành nghĩa vụ thi hành án”

27. Báo Pháp Luật (2017), “Khó trừ vào thu nhập của người phải thi hành án”

28. Tạp chí tòa án (2018), Bài viết: Kê biên, xử lý tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án – Một số vấn đề từ thực tiễn.

Nguồn online

29. Hoài Thu (2016), “Tranh cãi quanh việc viettinbank không chịu thi hành án với Phước Sang”, Nguồn: https://vnexpress.net/kinh-doanh/tranh-cai-quanh-viec- vietinbank-khong-chiu-thi-hanh-an-voi-phuoc-sang-3416818.html, down load ngày 09/06/2016.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)