Những thuận lợi và tồn tại

Một phần của tài liệu Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 58)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực trạng cưỡng chế thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh.36

2.1.2 Những thuận lợi và tồn tại

- Về pháp luật:

Hoạt động thi hành án dân sự đã ra đời từ rất lâu, vì vậy hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thi hành án dân sự cũng khá hoàn thiện. Bên cạnh sự phát triển hoàn thiện của hệ thống pháp luật thi hành án, Quốc hội không ngừng cập nhật những quy định mới thông qua các thông tư, nghị định nhằm bắt kịp với tiến độ phát triển của nền kinh tế xã hội nhất là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt như Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cơ quan THADS luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Về cơ chế phối hợp để cưỡng chế

Cưỡng chế THADS là một biện pháp có tác động trực tiếp đến quyền nhân thân và quyền tài sản của đương sự. Muốn áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS cần phải thực hiện nhiều thủ tục được pháp luật quy định như: Thông báo, tống đạt, xác minh, thu thập thông tin,…. Vì vậy, cơ quan THADS không thể độc lập thực hiện được các công việc nêu trên mà phải có sự phối hợp trực tiếp của các cơ quan hữu quan để có một kết quả cưỡng chế tốt đẹp.

Kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan ban ngành có sự thống nhất chặt chẽ được điều chỉnh qua các văn bản pháp luật như: Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT- BQP-BCA quy định việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội; Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BTP-BCA quy định phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp - Bộ Công an ban hành, Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Quy định vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp -

38

Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành …. Việc phối hợp ăn ý với các cơ quan, ban ngành trong THADS là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc quyết định hiệu quả của hoạt động cưỡng chế THADS

Ví dụ minh họa: Để áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản cần có sự phối hợp của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng; để áp dụng biện pháp kê biên quyền sử dụng đất cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan như: Ủy ban nhân dân, Văn phòng đăng kí đất đai, Sở tài nguyên – môi trường,….

- Về Chấp hành viên:

Chấp hành viên là một nhân tố quan trọng trong công tác cưỡng chế THADS. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Mỗi năm, các cơ quan THADS đều tổ chức các cuộc thi tuyển công chức để củng cố lực lượng thực thi các hoạt động của ngành THADS cũng như nâng cao trình độ và đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc của cơ quan THADS. Các cuộc thi tuyển công chức được cơ quan THADS tổ chức và xét tuyển rất nghiêm ngặt nhằm đáp ứng đúng trình độ về chuyên môn của Chấp hành viên.

Ngoài ra, để kiện toàn tổ chức, đồng thời tăng cường lực lượng Chấp hành viên trung cấp cho các cơ quan Thi hành án dân sự thuộc thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai công tác bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp.

Việc đào tạo, bồi dưỡng Chấp hành viên là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện thường xuyên. Nó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của Chấp hành viên, giúp Chấp hành viên liên tục cập nhật các thông tin mà pháp luật quy định.

Theo số liệu thống kê của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh “Trong năm, Phòng đã tham mưu Cục trưởng cử 157 lượt công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó đã cử 20 công chức tham dự các lớp đào tạo về lý luận chính trị do Thành ủy Thành phố tổ chức, gồm Cao cấp lý luận chính trị (8 người), Cử nhân chính trị (11 người), Trung cấp lý luận chính trị (1 người). Về nghiệp vụ thi hành án: lớp bồi dưỡng ngạch thư ký thi hành án (18 người), lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án (42 người), lớp bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên trung cấp (18 người), lớp bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên cao cấp (5 người), lớp bồi dưỡng kỹ năng cho Chấp hành viên bổ nhiệm trước năm 2012 (61 người). Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác: lớp bồi dưỡng kế toán viên và kế toán viên chính (11 người), lớp

39

quản lý nhà nước ngạch chuyên viên (1 người), Cao học Luật (1 người), bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 (37 người). Cử 130 công chức tham gia các kỳ thi: Chấp hành viên sơ cấp (79 người), thi nâng ngạch lên ngạch Chấp hành viên trung cấp (49 người), thi nâng ngạch lên ngạch Chấp hành viên cao cấp (02 người).”

Công tác thi đua khen thưởng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo động lực cho Chấp hành viên phấn đấu thực hiện tốt các công việc được giao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể và cá nhân trong toàn Hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự tại Tp.HCM.

Những tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm qua, công tác THADS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, lượng việc, tiền có điều kiện thi hành nhưng chưa giải quyết xong còn nhiều, chưa đạt tỷ lệ thi hành xong về tiền trên số có điều kiện và tỷ lệ giảm tiền có điều kiện chuyển kỳ sau theo chỉ tiêu được giao. Một số án vẫn còn tồn đọng kéo dài ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

- Về pháp luật

Hệ thống pháp luật THADS đã dần được hoàn thiện hơn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập và chồng chéo trong quy định của pháp luật hiện hành cụ thể như sau:

Một là, về nghĩa vụ nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án. Khoản 3 Điều 47 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định khoản án phí được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán cho các khoản nghĩa vụ có bảo đảm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì khoản án phí để thu cho ngân sách nhà nước cũng được ưu tiên thanh toán nên dẫn đến tồn đọng việc thi hành án. Hầu hết người phải THADS không còn tài sản, điều này sẽ dẫn đến tình trạng án loại này không được thi hành.

Hai là, khoản 5 Điều 115 Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ mà người phải thi hành án không còn tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì cơ quan THADS trích lại một khoản tiền để người đó thuê nhà (giá thuê trung bình tại địa phương) trong thời hạn 01 năm. Đây là chính sách nhân đạo nhằm đảm bảo nơi cư trú tối thiểu cho người phải thi

40

hành án khi bị cưỡng chế giao nhà nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Tuy nhiên, Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định ưu tiên thanh toán cho tổ chức tín dụng trước khi thực hiện các nghĩa vụ khác nên nhiều tổ chức tín dụng không hỗ trợ khoản kinh phí này gây khó khăn cho công tác cưỡng chế giao tài sản. Trường hợp người phải thi hành án và gia đình không được hỗ trợ chỗ sinh sống tạm thời thì không nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương cũng như xã hội dẫn đến cơ quan THADS khó có thể cưỡng chế giao tài sản cho người mua trúng đấu giá và đồng nghĩa với việc không thể thanh toán tiền cho các tổ chức tín dụng.

Theo thông tin từ tổng cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh

“Một số tổ chức thẩm định giá, định giá tài sản kê biên cao, không sát với thực tế tình hình kinh tế xã hội tại địa phương dẫn đến tài sản kê biên phải đấu giá nhiều lần, kéo dài thời gian thi hành án. Năm 2018, toàn Hệ thống có 2.961việc tương ứng với số tiền là 7.460 tỷ 280 triệu 976 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được, chiếm 0,41% số việc và 8,3% số tiền có điều kiện đang thi hành của toàn quốc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 1.952 việc, tương ứng với số tiền là 2.775 tỷ 391 triệu 803 nghìn đồng. Ngoài ra, người được thi hành án, đặc biệt là các tổ chức tín dụng không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong trường hợp không có người tham gia đấu giá hoặc bán đấu giá không thành. Nhiều vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá nên chưa thể xử lý dứt điểm được vụ việc. Năm 2018, toàn quốc còn 667 vụ việc đấu giá thành tương ứng với số tiền trên 1.424 tỷ đồng nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá, TP. Hồ Chí Minh (55 việc tương ứng với trên 529 tỷ đồng)”37.

Ba là, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất, bán đấu giá để thi hành án thì “người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó”38. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất đã hoàn tất nhưng lại không thể bán đấu giá để thi hành án được. Vì theo khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định các văn bản bắt buộc phải công chứng

37 Cổng thông tin điện tử - Tổng cục thi hành án dân sự

38 Khoản 2 Điều 110 Luật thi hành án dân sự 2008

41

đúng theo quy định của pháp luật. Luật công chứng 2014 có quy định về các trình tự và thủ tục cụ thể thông qua điểm d khoản 1 Điều40 Luật công chứng 2014 “Bản sao chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó”. Đối với trường hợp người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên và bán đấu giá quyền sử dụng đất, người trúng đấu giá sẽ là chủ thể phải lo về mọi mặt thủ tục nhưng không thể thực hiện được việc chuyển quyền sử dụng đất do không công chứng được. Như vậy, trường hợp kê biên quyền sử dụng đất mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ gây rất nhiều khó khăn về mặt thủ tục công chứng.

- Về cơ chế phối hợp để cưỡng chế

Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác THADS, coi đây chỉ là trách nhiệm của cơ quan THADS; sự phối hợp của cơ quan THADS với chính quyền các cấp, các ngành chức năng có liên quan, các tổ chức đoàn thể còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả.

Nhìn chung các cơ quan hữu quan tuy đã thực hiện các quy định của pháp luật về việc phối hợp hoặc trách nhiệm trong công tác THADS. Nhưng cũng còn nhiều trường hợp quy định trên của pháp luật không được thực hiện đầy đủ như việc thực hiện không tốt quyền yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ thi hành án. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, sau khi bản án, quyết định được tuyên, Toà án chậm hoặc không chuyển giao cho cơ quan thi hành án để thi hành, hoặc chuyển giao bản án, nhưng không chuyển giao tang vật, tài sản kèm theo, gây khó khăn cho việc thi hành án.

Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương đặc biệt là UBND cấp xã trong việc thi hành án trên thực tế thì sự phối hợp đó tỏ ra rất mờ nhạt từ phía UBND địa phương. Ngoài ra, công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án có nơi chưa tốt, lực lượng cảnh sát còn có thái độ ngần ngại, né tránh tham gia và còn có sự can thiệp yêu cầu hoãn thi hành án tùy tiện của một số chủ thể có quyền, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác THADS. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan đôi lúc chưa được thật sự phối hợp một cách gắn kết, nhịp nhàng và thống nhất. Trong thực tế, còn có nhiều trường hợp người mua hoặc nhận tài sản để thi hành án đã gặp không ít khó khăn khi đi đăng ký quyền sở hữu tài sản của mình.

Thực tế cho thấy không phải bất kỳ trường hợp nào tài sản do cơ quan thi hành án đưa ra bán để thi hành án cũng đều có đầy đủ hồ sơ gốc.

42

Ví dụ: Tài sản bị tuyên tịch thu sung công nhưng không rõ nguồn gốc chủ sở hữu; tài sản cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên thi hành án, nhưng người bị kê biên cố tình không giao nộp hoặc tiêu huỷ hồ sơ gốc của tài sản này... Trong những trường hợp như vậy, cơ quan thi hành án dân sự không thể nào đưa tài sản kê biên ra bán đấu giá với đầy đủ hồ sơ gốc.

- Về sự chỉ đạo

Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số đơn vị còn chậm được đổi mới, chưa thực sự quyết liệt; Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số lãnh đạo có lúc, có việc chưa sâu sắc, thiếu kiểm tra, giám sát, việc nắm bắt tình hình cơ sở còn thụ động dẫn đến một số công chức vi phạm bị khởi tố. Kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành một số chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục, chấp hành chế độ thống kê của một số địa phương còn chưa nghiêm. Một số cơ quan chưa bảo đảm sự chính xác trong công tác phân loại án và ủy thác thi hành án.

- Về Chấp hành viên

Thứ nhất, một số Chấp hành viên có năng lực hạn chế, lúng túng trong quá trình tổ chức thi hành án, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết việc thi hành án.

Còn một số sai sót, vi phạm của Chấp hành viên, công chức thi hành án trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án, đặc biệt trong các khâu như: Xác minh điều kiện thi hành án; ban hành quyết định về thi hành án; xử lý tài sản, vật chứng;

thu, quản lý và xử lý tiền, tài sản thi hành án; hoãn, cưỡng chế thi hành án; ủy thác và nhận ủy thác thi hành án; kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản.39

Thứ hai, nhiều trường hợp Chấp hành viên chưa thực sự tích cực, quyết liệt đối với những vụ việc phức tạp, khó khăn; ngại khó, ngại va chạm. Thực tế, vẫn còn hiện trạng chấp hành viên chưa tích cực tổ chức thi hành án; ngại va chạm, nên không sử dụng các biện pháp mạnh để tổ chức cưỡng chế thi hành dứt điểm bản án.

Thứ ba, vẫn còn trường hợp Chấp hành viên gây sách nhiễu, vòi vĩnh đương sự, gây cản trở hoạt động thi hành án, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào các đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để hiểu sâu sắc hơn về biện pháp cưỡng chế THADS, tác giả sẽ phân tích thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS trên cơ sở một số vụ việc thực tế để

39 http://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinTuBoTuPhap/HoatDongCongTacTHADS.

43

tìm ra những điểm bất cập và vướng mắt trong việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản.

Biện pháp này thường xuyên gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía người phải thi hành án. Về tâm lý, đây là một biện pháp gây áp lực, tạo cho người phải thi hành án một tâm lý bức xúc khi cơ quan thi hành án cưỡng chế tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Chấp hành viên cần phải vận dụng các kinh nghiệm và kỹ năng một cách khéo léo để thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản cho người mua trúng tài sản đấu giá. Ngoài ra, các Chấp hành viên khi áp dụng biện pháp này cần phải có trình độ chuyên môn cao trong việc lên kế hoạch cưỡng chế đến việc tiến hành cưỡng chế. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản gặp khá nhiều khó khăn trong thực tiễn, tác giả sẽ phân tích một ví dụ để làm rõ những khó khăn, vướng mắt như sau:

“Bà Đinh Thị Lụa yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của chồng là ụng Hàn Hải (đó chết) là ẵ căn nhà số 459 Xụ Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (sau khi trừ tất cả các chi phí cho chín đồng thừa kế trong đó bao gồm bà và tám người con riêng của ông Hải.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành hòa giải, các đương sự có mặt tại phiên tòa không thống nhất được phương án hòa giải .Tòa án đã ra bản án số 1496/2013/DSST với nội dung chấp nhận yêu cầu của bà Đinh Thị Lụa. Phát mãi toàn bộ căn nhà theo hiện trạng số 459 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc tài sản chung của bà Đinh Thị Lụa và ông Hàn Hải (chết) căn cứ Giấy mua bán chuyển dịch chủ quyền nhà số 2943/GP-UB ngày 28/12/1990 do Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cấp. Sau khi phát mãi toàn bộ căn nhà số 459 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh theo hiện trạng trừ các chi phí liên quan phát sinh khi phát mãi, được chia như sau: Hoàn trả cho bà Hàn Thị Nhật (chủ nợ) số tiền là 833.750.000 đồng; Số còn lại (sau khi trừ trực tiếp khoản tiền hoàn trả cho bà Nhật) gọi là B và được chia như sau: Bà Đinh Thị Lụa được chia là ẵB + (ẵB x 1/9); 8 người con của ụng Hải gồm: bà Hàn Thị Lan Hương, bà Hàn Thị Phương Tâm, ông Hàn Quân, bà Hàn Thị Thanh Loan, bà Hàn Thị Sương Mai, bà Hàn Thị Xuân Dung, ông Hàn Quốc Việt và Đào Trí Nhân mỗi người được chia là (ẵB x 1/9). Ngày 12/01/2015, bà Đinh Thị Lụa nộp đơn yờu cầu thi hành án tại Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu cho thi hành bản án dân sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật số 1496/2013/DSST ngày 23/12/2013 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 19/01/2015, Cục

Một phần của tài liệu Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)