CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VÀ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG
1.3 Thực trạng quy định pháp luật về chế độ tài chính trong công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1.3.1 Quy định pháp luật hiện hành về vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trong quá trình tác động nhằm điều chỉnh pháp luật, Nhà nước sẽ thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và loại trừ kịp thời các vi phạm pháp luật để đẩm bảo tính ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của doanh nghiệp liên quan đến chế độ tài chính là một khâu rất quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với công ty TNHH 2TV trở lên.
1.3 Thực trạng quy định pháp luật về chế độ tài chính trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1.3.1 Quy định pháp luật hiện hành về vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên
Quy định pháp luật về việc góp vốn, huy động vốn
Vốn góp trong Công ty TNHH 2TV trở lên được hình thành bởi sự thỏa thuận và quyết định của các thành viên góp vốn. Việc góp vốn này có thể thực hiện trước khi công ty được thành lập, lúc này, việc góp vốn thường được thể hiện dưới dạng các cam kết góp vốn và được ghi nhận trong: dự thảo Điều lệ công ty, đơn đăng ký kinh doanh, danh sách thành viên công ty, biên bản thỏa thuận góp vốn và định giá tài sản góp vốn… hoặc sau khi Công ty được thành lập.
Thứ nhất, về tài sản góp vốn:
Về nguyên tắc vốn điều lệ và vốn góp sẽ được xác định bằng đơn vị tính là đồng Việt Nam, nhưng các thành viên góp vốn có thể góp bằng nhiều cách khác nhau. Theo quy định tại điều 35 Luật DN năm 2014 thì: Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Như vậy căn cứ vào quy định trên thì chúng ta cũng khó mà đưa ra kết luận tài sản góp vốn quy định trong Luật DN nó rộng hay hẹp bởi nhà làm luật vừa sử dụng phương pháp liệt kê vừa sử dụng phương pháp ‘‘mở’’ trong việc xây dựng quy định nêu trên. Ngoài các tài sản như tiền, vàng…thì nhà làm luật còn để cho các thành viên được quyền thỏa thuận và ghi nhận trong Điều lệ công ty các ‘‘tài sản khác’’ được coi là tài sản góp vốn. Vậy các thành viên có được toàn quyền thỏa thuận và quyết định ‘‘tài sản khác’’ nào là tài sản góp vốn hay không?
Căn cứ vào Điều 105 và Điều 115 BLDS năm 2015 quy định: ‘‘Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản’’ và quyền tài sản ‘‘là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ’’. ‘‘Tài sản khác” ở đây là tài sản mà Luật DN 2014 chưa liệt kê hết và nó phải thuộc phạm vi tài sản mà BLDS đã quy định. Như vậy, phạm vi thỏa thuận của các thành viên góp vốn về tài sản cũng bị giới hạn trong những cái được quy định là tài sản theo quy định của BLDS.
Thứ hai, về thủ tục góp vốn:
Góp vốn vào Công ty TNHH 2TV trở lên là việc thành viên đưa tài sản của mình vào công ty để trở thành các chủ sở hữu chung của công ty. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện lần lượt theo các bước: thỏa thuận hoặc định giá tài sản góp vốn (đối với tài sản phải định giá) và thực hiện việc góp vốn.
Định giá tài sản góp vốn:
Điều 37 Luật DN 2014 quy định đối với những loại tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được định giá tại thời điểm góp vốn. Thông thường là việc định giá này do các thành viên góp vốn tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì các thành viên có thể thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Theo đó, trong giai đoạn trước khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên tự thỏa thuận về giá trị của tài sản góp vốn. Việc định giá này dựa trên nguyên tắc nhất trí.
Mặt khác trong quá trình doanh nghiệp hoạt động thì tài sản góp vốn lại được định giá theo phương pháp tự thỏa thuận (giữa công ty và người góp vốn) hoặc định giá thông qua tổ chức định giá chuyên nghiệp. Việc định giá tài sản góp vốn này có ý nghĩa: xác định chính xác, cụ thể giá trị tài sản góp vốn của thành viên vào công ty tại thời điểm định giá. Từ đó có thể xác định được quyền, nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty khi công ty được thành lập và xác định cụ thể số vốn điều lệ của công ty, là căn cứ đảm bảo cho các khoản nợ của công ty cũng như giới hạn phạm vi thực hiện nghĩa vụ thanh toán của công ty.
Luật cũng quy định, nếu việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì:
Trường hợp định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp: các thành viên liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Trường hợp định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động: người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng
số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Thực hiện việc góp vốn:
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: Đối với việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ thành viên cho công ty được quy định như sau:
Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Cổ phần hoặc PVG bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Như vậy sau khi thành viên góp vốn đã hoàn tất việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản góp vốn tại cơ quan có thẩm quyền thì “tài sản góp vốn chính thức đi ra khỏi sản nghiệp của người mình và tài sản góp vốn này chính thức trở thành tài sản của công ty. Khi đó công ty với tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Dưới con mắt các chủ nợ của công ty, các tài sản đó có thể bị kê biên để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty đối với họ’’.
Tư cách thành viên công ty:
Vấn đề xác định tư cách thành viên của công ty cũng là một vấn đề nan giải, Luật DN năm 2014 cũng chưa có quy định rõ ràng. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định tư cách thành viên của công ty: tư cách thành viên công ty phát sinh khi nào? Việc xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên công ty có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm hưởng các quyền lợi cũng như
gánh vác các nghĩa vụ của thành viên. Và trong một số trường hợp, việc xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên (mới) của công ty gắn liền với việc xác định thời điểm chấm dứt tư cách thành viên (cũ) là căn cứ cho việc phân định việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ liên quan đến phần vốn góp trong công ty cũng như việc phân định thẩm quyền xét xử, giải quyết các tranh chấp liên quan khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ hai: Trường hợp khi Công ty được thành lập thì tư cách thành viên sẽ phát sinh:
Theo quan điểm của tác giả thì cho rằng khi thành lập mới công ty thì tư cách thành viên công ty phát sinh tại thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghe có vẻ thuyết phục hơn. Có thể tại thời điểm này người góp vốn cũng chưa thực hiện nghĩa vụ góp vốn, chưa chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty (vì chưa đến thời hạn như thỏa thuận chẳng hạn), có thể là trong tương lai họ sẽ chuyển vốn góp vào công ty. Nhưng ở đây nó đã thể hiện công ty này được thành lập là bởi những người góp vốn, họ đã đứng ra thành lập ra nó, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng gắn với nó. Bên cạnh đó, luật cũng quy định thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Như vậy, luật buộc các thành viên chịu trách nhiệm theo số vốn cam kết góp vào công ty chứ không căn cứ vào số vốn thực góp của họ trong công ty. Nên trong trường hợp thành lập mới công ty, tư cách thành viên công ty phát sinh tại thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hoàn toàn phù hợp. Và đối với trường hợp này thì thực tiễn xét xử cho thấy khá dễ dàng xác định tư cách thành viên công ty và việc phân định thẩm quyền xét xử ít khi bị nhầm lẫn và việc giải quyết các tranh chấp nếu có cũng đơn giản.
Thứ ba: Trường hợp tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp là trở thành thành viên công ty .
Tương tự như biên bản giao nhận tài sản góp vốn, luật cũng quy định những nội dung chủ yếu, cần phải ghi trong giấy chứng nhận phần vốn góp tuy nhiên luật cũng không xác định cụ thể giá trị pháp lý của giấy chứng nhận này. Điểm khác biệt chính giữa giấy chứng nhận và biên bản giao nhận đó là giấy chứng nhận phần vốn
góp được công ty cấp cho thành viên tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, đối với toàn bộ số tài sản mà thành viên góp thì chỉ được cấp một giấy chứng nhận phần vốn góp, còn biên bản giao nhận thì có thể được lập nhiều lần tùy theo số lần giao nhận thực tế. Tuy nhiên, khi có tranh chấp liên quan đến việc góp vốn của thành viên góp vốn thì bản thân giấy chứng nhận phần vốn góp biên bản giao nhận chưa đủ để chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của thành viên. Nếu hai loại giấy trên được lập với các nội dung chủ yếu như luật định và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty kèm theo việc đóng dấu của công ty thì thường đủ căn cứ để chứng minh là thành viên nào đó đã góp vốn vào công ty. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp, biên bản giao nhận được lập giữa cá nhân người góp vốn với đại diện theo pháp luật của công ty mà không sử dụng con dấu của công ty, ngoài ra trong sổ sách kế toán không thể hiện việc tài sản góp vốn được đưa vào trong công ty thì thực tế xét xử Tòa án thường xem đây là giao dịch cá nhân giữa người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty (hoặc người nhận tài sản thông qua biên nhận nhận tài sản). Như vậy, bản thân giấy chứng nhận phần vốn góp không có giá trị xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên công ty. Nó chỉ có giá trị xác định việc thành viên đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn còn tư cách thành viên đương nhiên được xác lập và phát sinh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không cần phải có giấy chứng nhận phần vốn góp.
Trong quá trình hoạt động của công ty, nếu như để chứng minh về việc góp vốn thành viên có giấy chứng nhận công ty chưa được thành lập, biên bản giao nhận thì bản thân phía công ty lại lưu giữ thông tin về thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ góp vốn thông qua Sổ đăng ký thành viên. Nếu như trong công ty cổ phần, người ta có thể căn cứ vào Sổ đăng ký cổ đông để xác định thời điểm người mua cổ phần trở thành cổ đông công ty (đó là thời điểm những thông tin về cổ đông được ghi đầy đủ trong Sổ đăng ký cổ đông) thì trong Công ty TNHH thiếu vắng hẳn những quy định như vậy. Giá trị pháp lý của Sổ đăng ký thành viên là gì luật không minh định.
Nên chăng dùng Sổ đăng ký thành viên để ghi nhận thời điểm phát sinh tư cách thành viên công ty cho từng trường hợp cụ thể.
Nếu như ở trường hợp thành lập mới chúng ta dễ dàng chấp nhận quan điểm rằng, thời điểm phát sinh tư cách thành viên là thời điểm công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì trong quá trình hoạt động của công ty, khi có sự
thay đổi thành viên góp vốn do sự chuyển dịch phần vốn góp(do chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, trả nợ…) thì việc xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên công ty không hề dễ dàng chút nào và pháp luật cũng đang còn bỏ ngỏ vấn đề này.
Thực tiễn cho thấy, việc xét xử phải mất khá nhiều thời gian, công sức để xác định tư cách thành viên của Công ty TNHH 2TV trở lên, cũng như việc giải quyết các tranh chấp liên quan.
Theo tác giả, thời điểm phát sinh, chấm dứt tư cách thành viên có ý nghĩa xác định ai là người được hưởng quyền cũng như gánh vác nghĩa vụ đối với phần vốn góp được dịch chuyển. Thời điểm phát sinh tư cách thành viên công ty trong từng trường hợp cụ thể có thể là khác nhau nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Sổ đăng ký thành viên công ty để ghi nhận những thông tin của thành viên mới và lấy đó làm căn cứ để xác định thời điềm phát sinh tư cách thành viên công ty. Xuất phát từ quan điểm phần vốn góp là một loại tài sản (quyền tài sản) không phải đăng ký quyền sở hữu, Sở Kế hoạch và đầu tư cũng không phải là một cơ quan có chức năng đăng ký quyền sở hữu tài sản và xét cho cùng thì phần vốn góp cũng là tài sản thuộc sở hữu riêng của người sở hữu nó. Do đó, pháp luật doanh nghiệp cần thiết xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên trong từng trường hợp cụ thể để làm căn cứ cho việc phân định việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ liên quan đến phần vốn góp trong công ty cũng như việc phân định thẩm quyền xét xử, giải quyết các tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.
Quy định về huy động vốn
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn ban pháp luật có liên quan, khi công ty TNHH 2TV trở lên muốn huy động vốn thì có thể thực hiện các cách như tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu hoặc một số cách thức nhất định. Cụ thể như sau
Thứ nhất, huy động bằng cách tăng vốn điều lệ
Căn cứ theo luật Doanh nghiệp 2014 công ty TNHH 2TV trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: Một là, tăng vốn góp của thành viên; Hai là, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.15
Như vậy, xuất phát từ tính đối nhân, công ty TNHH 2TV trở llên đầu tiên phải bắt đầu từ việc thành viên công ty góp vốn, việc lựa chọn sự góp vốn bên nggoài chỉ là một sự lựa chọn thứ yếu. Thành viên công ty chỉ có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Lưu ý:Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Thứ hai, huy động bằng cách phát hành trái phiếu:
Theo đó, mặc dù công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu nhưng để linh hoạt hơn trong việc huy động vốn, công ty TNHH vẫn được quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó trái phiếu được hiểu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Ngoài việc phát hành trái phiếu, công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền huy động vốn vay từ các chủ nợ là các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng, ngân hàng,...
Thứ ba, huy động bằng các cách thức khác:
Ngoài những hình thức huy động vốn kể trên, trong thực tiễn kinh doanh hiện đại, công ty TNHH hai thành viên cũng có thể lựa chọn các phương thức khác như:
Quỹ đầu tư, cá nhân, tổ chức; cho thuê tài chính,...
Quy định pháp luật về trường hợp tăng giảm vốn điều lệ
15Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2014