CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VÀ THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG
1.3 Thực trạng quy định pháp luật về chế độ tài chính trong công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1.3.3 Quy định pháp luật hiện hành về việc chia lợi nhuận giữa các thành viên
Quy định về quyền được chia lợi nhuận của thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trong Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về điều kiện để công ty TNHH 2TV trở lên được phân chia lợi nhuận như sau: “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty khi kinh doanh có lãi; đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định (nộp đủ các loại thuế theo quy định) và sau khi chia lợi nhuận, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả30”.
Quyền được chia lợi nhuận của các thành viên trong công ty TNHH 2TV trở lên được đánh giá là một quyền kinh tế rất quan trọng đối với các thành viên công ty.
Chính vì thế đây là một trong những quyền mà được sự quan tâm của các thành viên trong công ty nhiều nhất. Về quyền này, chúng ta sẽ cần lưu ý về quy định của pháp luật trên ba khía cạnh như sau:
29Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014
30Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2014
Quyền chia lợi nhuận theo tỷ lệ, trong Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về quyền của thành viên trong công ty TNHH 2TV trở lên “Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật31”. Như vậy thì về nguyên tắc các thành viên trong công ty sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình trong công ty sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ về các khoản thuế cũng như các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và thuế. Đây là một nguyên tắc cơ bản và rất quan trọng được áp dụng trong việc chia lợi nhuận giữa các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên trong công ty cũng có thể quyết định việc chưa chia lợi nhuận hay giữ lại một phần lợi nhuận để sử dụng vào việc tái đầu tư, đổi mới công nghệ, ở rộng sản xuất kinh doanh… .
Quy định về thành viên công ty được chia lợi nhuận trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo Điều 48, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về việc góp vốn thành lập công ty TNHH 2TV trở lên như sau: “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp32.” Và “Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau: Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty; Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp; Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên; Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối
31Khoản 3 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014
32Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014
với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.33”.
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp để các chủ thể góp phần vốn góp mà mình đã cam kết góp cho công ty. Nếu quá hạn trên mà có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì công ty có nghĩa vụ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ và những tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên theo tỉ lệ thực. Thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết sẽ chỉ được hưởng các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp, đồng thời phải chịu trách nhiệm tương đương với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài cính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi.
Qua những gì pháp luật đã quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014, ta thấy rõ ràng việc chia lợi nhuận sẽ được tiến hành chia cho các thành viên với số vốn góp thực tế mà không phải với số vốn góp đã cam kết. Vì khi thực hiện hành vi góp vốn thực tế thì tư cách thành viên của tổ chức hay các nhân đó mới được xác lập và việc chia lợi nhuận cũng sẽ dựa vào tỷ lệ vốn góp thực tế của thành viên.
Quy định về phương thức được dùng để chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau: "Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật"34.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014: "Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỉ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh."35.
Và điều kiện để chia lợi nhuận được thể hiện rõ tại Luật Doanh nghiệp 2014 như
33Khoản 3, khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014
34Khoản 3 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014
35Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
sau: "Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận."36
Như vậy theo các quy định trên, thì phương thức chia lợi nhuận sẽ là các thành viên sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, sau khi đã đáp ứng được điều kiện theo quy định nêu trên và được ghi vào Điều lệ công ty.
36Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2014
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, qua những trình bày nêu trên ta thấy rằng Luật DN năm 2014 tuy có những sự sửa đổi bổ sung cần thiết và hoàn thiện hơn Luật DN năm 1999, cũng như Luật DN 2005. Tuy nhiên nó cũng còn một số khiếm khuyết (như tác giả phân tích ở trên). Chính vì vậy khi thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật vào việc điều chỉnh, xử lý PVG và vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ đã bộc lộ một số bất cập, khiếm khuyết cần được các nhà làm luật trong tương lai cần nghiên cứu và hoàn thiện thêm.
Mặt khác trong phạm vi đề tài nhỏ hẹp Tác giả đã tập trung phân tích, đưa ra một số ý kiến để làm rõ được những mâu thuẫn, bất cập trong quá trình thành viên công ty thực hiện thủ tục góp vốn (từ việc định giá tài sản góp vốn đến việc thực hiện nghĩa vụ góp vốn), những bất cập trong việc xác định nghĩa vụ (liên đới) của cá nhân hoặc giữa cá nhân với nhau, tầm quan trọng của việc xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên trong từng trường hợp cụ thể. Liên quan đến việc xử lý PVG trong công ty (khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, trả nợ…), tác giả cũng đã phân tích để làm sáng tỏ những mâu thuẫn giữa quy định của luật và thực tiễn áp dụng, những tình huống đã xảy ra nhưng chưa được pháp luật dự liệu và điều chỉnh. Vì vậy, việc khẩn trương hoàn thiện các quy định về các vấn đề có liên quan trên là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2