CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
2.2. Điều kiện kinh tế phục vụ nhu cầu sinh hoạt và học tập của sinh viên
Điều kiện kinh tế có liên quan mật thiết tới cách thức tổ chức đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên. Trong quá trình duy trì đời sống sinh học và tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh viên sẽ có định hướng chọn lọc những ứng xử khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế bản thân. Do vậy mặc dù cùng tham gia trong một môi trường học tập giống nhau nhưng mỗi sinh viên lại có nguồn lực tài chính và định hướng phân bổ nguồn lực tài chính khác nhau trong đời sống sinh hoạt, học tập. Hoạt động học tập của sinh viêp phụ thuộc nhiều vào những nguồn lực tài chính từ kinh tế gia đình, bản thân người học bên cạnh những điều kiện học tập, chính sách hỗ trợ trong trường đại học.
Như trên đã trình bày, đối tượng khảo sát là sinh viên chính quy, sự khác biệt về độ tuổi là không lớn, chủ yếu là những người vừa tốt phổ thông trung học, học tiếp bậc đại học. Nguồn tiền giúp sinh viên trang chải các chi phí sinh hoạt và học tập chủ yếu do gia đình (cha mẹ, người thân) cung cấp, tự đi làm và các nguồn khác. Cụ thể, có đến đến 96.8% là do gia đình cung cấp định kỳ hàng tháng bao gồm tiền học phí, tiền ăn, ở ký túc xá và các chi phí sinh hoạt khác. Bên cạnh đó, nguồn tài chính của sinh viên còn được quyết định bởi các nguồn khác như từ làm thêm, từ học bổng và các nguồn khác như ông bà, người yêu, khác… Theo đó kết quả khảo sát cho thấy 25.2%
sinh viên có đi làm thêm những công việc bên ngoài để phụ một phần trang chải các chi phí sinh hoạt và học tập và 7.5% nhận được sự hỗ trợ thêm từ các nguồn khác.
Trong số 560 sinh viên được hỏi có 16.8% nhận được học bổng theo chính sách khuyến khích học tập của nhà trường hoặc từ các nguồn học bổng bên ngoài khác.
Trên thực tế, việc nhận được tài chính từ các nguồn học bổng thường đòi hỏi sinh viên những tiêu chí khá cao như việc căn cứ vào kết quả học tập và khả năng ngoại ngữ tốt.
Vì vậy việc tìm kiếm học bổng của sinh viên cũng gắn với việc cố gắng đạt kết quả xếp loại tốt nghiệp và có thêm nguồn tài chính hỗ trợ động viên.
Mức học bổng trung bình trong số 16.8% nhận được học bổng trong năm vừa qua của sinh viên là 692.890 đồng. Như vậy, mặc dù số tiền có được từ các nguồn học bổng khác nhau này không nhiều nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ động viên tinh thần học tập của sinh viên.
Qua kết quả kiểm định Chi-Square mối quan hệ giữa cho thấy mức ý nghĩa quan sát là 0.712, lớn hơn 0.05. Như vậy đã có bằng chứng thống kê cho thấy giới tính không có ảnh hưởng đến việc sinh viên nhận được học bổng. Cụ thể là đối với nam sinh viên là 17.9% và nữ sinh viên là 16.5% sinh viên. Tương tự tỷ lệ này cũng không có sự khác biệt lớn khi so sánh nhóm giữa sinh viên có hộ khẩu thành phố (16.3%) và nhóm sinh viên đến từ các tỉnh thành khác (16.9%). Điều này cho thấy nhóm sinh viên có điều kiện sống gần gia đình người thân không có tác động đến khả năng nhận được các nguồn học bổng khác nhau.
Giải pháp hỗ trợ bổ sung tài chính bằng việc vay ngân hàng
Để tạo điều kiện kinh tế cho các gia đình có con em đang là học sinh, sinh viên theo học tại các trường, Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế có thể vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để giúp con em được tiếp tục đến trường theo nguyện vọng. Đây là một chính sách thiết thực có ý nghĩa xã hội rộng lớn, phản ánh một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong giáo dục đào tạo. Từ đây các những sinh viên có khó khăn về điều kiện kinh tế có thể vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi thông qua gia đình để hỗ trợ trang trải chi phí cho sinh hoạt và học tập trong suốt quá trình theo học.
Kết quả khảo sát cho thấy 31.1% sinh viên có tham gia vay vốn ngân hàng. Hộ gia đình vay ít nhất trong năm vừa qua là 2 triệu đồng và nhiều nhất là 36 triệu. Mức vay trung bình của một hộ gia đình là 9088 ngàn đồng/năm. Như vậy, đây không phải là một số tiền quá lớn nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng tác động đến khả năng tài chính hỗ trợ sinh viên yên tâm trong quá trình tham gia theo học tại trường. Mức vay ngân hàng phổ biến trong khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/năm (xem bảng 1).
Bảng 1: Tỷ lệ sinh viên vay ngân hàng theo nhóm vay /năm Tần số % % giá trị
Dưới 5 triệu 14 2.5 8.0
5 triệu đến 10 triệu 149 26.6 85.6
Trên 10 triệu đến 15 triệu 5 .9 2.9
Trên 15 triệu 6 1.1 3.4
Tổng 174 31.1 100
Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Nhìn chung thành phố Hồ Chí Minh là khu vực đô thị được đánh giá có mức thu nhập bình quân đầu người tốt nhất cả nước. Điều này cũng thể hiện rõ khi xem xét nguồn gốc cư trú của sinh viên theo hộ khẩu về nhu cầu vay vốn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh viên sống ở khu vực nông thôn có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn hơn, nhu cầu vay vốn ngân hàng nhiều hơn chiếm 73.5%, trong khi đó với nhóm sinh đến từ khu vực đô thị với 26.5%. Tương tự kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu vay vốn của nhóm sinh viên có hộ khẩu thành phố thấp hơn so với nhóm sinh viên đến từ các tỉnh thành phố khác, tỉ lệ này tương ứng với 7.8% so với 38.9%.
Nhu cầu vay vốn ngân hàng của sinh viên năm nhất ít nhất với 18.1%, tỷ lệ này có khuynh hướng tăng ở những năm tiếp theo (năm 2: 31.9%; năm 3: 40.9% và năm 4:
37.5%) cho thấy nhu cầu vay vốn có khuynh hướng tỷ lệ thuận với số năm sinh viên theo học.
Bên cạnh đó kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ gia đình của nữ sinh viên có nhu cầu vay ngân hàng cũng nhiều hơn nam tương ứng theo tỷ lệ 32% so với 28.5%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số tiền trung bình sinh viên có được phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, học tập chi tiêu hàng tháng phổ biến từ trên 1 triệu đến dưới 3 triệu, trong đó có tới 51.6% là từ 1 triệu đến 2 triệu (xem bảng 2).
Bảng 2: Tổng nguồn lực tài chính của sinh viên theo phân nhóm Số tiền trung bình hàng tháng Tần số %
Dưới 1 triệu 43 7.7
Từ 1 đến 2 triệu 289 51.6
Trên 2 triệu đến 3 triệu 149 26.6 Trên 3 triệu đến 4 triệu 57 10.2
Trên 4 triệu 22 3.9
Tổng 560 100
Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Với định mức tài chính dưới 1 triệu đồng/tháng, tập trung chủ yếu ở nhóm sinh viên có hộ khẩu thành phố do đặc điểm của nhóm này được gia đình chi trực tiếp đối với những khoản chi lớn như không phải thuê nhà ở, tiền ăn hàng tháng.
Như vậy, nếu dựa theo chuẩn nghèo tại đô thị Việt Nam hiện nay thì với mức tài chính trung bình như hiện nay của sinh viên thuộc vào nhóm trung bình.
2.2.2. Sinh viên và vấn đề làm thêm
- Số giờ làm thêm trong tuần của sinh viên
Việc tích cực tham gia và duy trì làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng đã thể hiện sự năng động của sinh viên. Tuy nhiên trên thực tế nếu số giờ làm thêm quá nhiều, đồng nghĩa với việc hao tổn sức lực do làm thêm lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong việc học tập nghiên cứu. Qua khảo sát cho thấy số giờ làm thêm ít nhất của sinh viên là 2 giờ/tuần và nhiều nhất là 60 giờ/tuần.
Khi so sánh với một số các nghiên cứu trước cho thấy số giờ trung bình sinh viên dành cho việc làm thêm có xu hướng tăng. Nếu như năm 2009 số giờ làm thêm trung
bình của sinh viên được xác định dao động từ 5 đến 10 giờ/tuần (Tô Minh Thanh:
2009) thì kết quả khảo sát cho thấy thời gian làm thêm của sinh viên tăng lên trung bình là 14.4 giờ/tuần (tương đương 2 giờ/ngày). Điều này đặt ra hai vấn đề: thứ nhất do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam 2008 – 2009 đã làm cho phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng cao. Để có thêm mức tài chính góp phần hỗ trợ kinh tế gia đình và trang chải cuộc sống, việc đi làm thêm được xem là một lựa chọn hợp lý; Thứ hai, từ kết quả khảo sát thực nghiệm cho thấy tỷ lệ khá cao khi có đến 47.5% lượt ý kiến cho rằng việc đi làm thêm nhằm khẳng định sự năng động tự tin và 46.1% là để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Điều này cho thấy sinh viên nhận thức được lợi ích của việc đi làm thêm không chỉ dừng lại ở mang lại giá trị vật chất.
- Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm và mục đích của viêc đi làm thêm
Làm thêm được xem là một trong những giải pháp tài chính để sinh viên có thêm tiền phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và học tập. Tỷ lệ đi làm thêm tập trung nhiều nhất ở nhóm sinh viên năm hai và năm ba tương ứng là 32.5% và 32.3% nhưng có xu hướng giảm khi sinh viên bước vào năm thứ tư với 24.3% trong khi tỷ lệ này sinh viên năm nhất chỉ là 13,4%.
Bên cạnh việc việc cung cấp tài chính trực tiếp, làm thêm còn giúp sinh viên có thêm kiến thức thực tiễn, kỹ giao tiếp, làm việc nhóm đồng thời là cơ hội để sinh viên khẳng định sự tự tin của mình. Hai lý do chủ đạo định hướng việc tham gia làm thêm của sinh viên được xác định, trong đó có đến 90.1% lượt ý kiến cho rằng đi làm thêm để có thêm thu nhập và 75.9% lượt ý kiến cho rằng đó là việc tự tạo cơ hội thực tiễn (xem bảng 3).
Bảng 3: Mục đích khi đi làm thêm của sinh viên hiện nay
Tần số % % giá trị
Có thêm thu nhập 127 90.1 100
Tự tạo cơ hội thực tiễn 107 75.9 100 Khẳng định sự năng động tự tin 67 47.5 100 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm
việc nhóm 65 46.1 100
Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài
Qua bảng 3 cho thấy mục đích và ưu tiên hàng đầu của việc đi làm thêm trong sinh viên hiện nay vẫn là tìm kiếm tài chính để hỗ trợ cho các nhu cầu sinh hoạt và học tập hàng ngày, kế đến mới là việc tự tạo cơ hội thực tiễn, khẳng định sự năng động tự tin và sau cùng là rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
Từ kết quả khảo sát khi so sánh với các nghiên cứu trước đây cho thấy lý do đi làm để có tiền thêm trang trải cho nhu cầu sinh hoạt và học tập vẫn là nhân tố hàng đầu quyết định việc đi làm thêm.
Bên cạnh đó, khi xem xét mối quan hệ giữa số năm theo học đại học với vấn đề làm thêm, kết quả nghiên cứu cho thấy sự năng động và nhu cầu đi làm thêm cao nhất ở nhóm sinh viên năm thứ hai với 36.2% cho rằng đi làm thêm để có thu nhập, 37.4%
là để tạo cơ hội thực tiễn, 35.4% để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và 41.8% để khẳng định sự năng động tự tin. Ngoài ra khi so sánh giữa hai nhóm sinh viên nhăm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư cho thấy mục đích đi làm thêm đã có những thay đổi. Cụ thể: mục đích của việc đi làm thêm vì vấn đề thu nhập ở nhóm sinh viên năm nhất chỉ có 15.7% thì ở nhóm sinh viên năm thứ tư tăng lên 26.8%. Nhu cầu đi làm thêm để tạo cơ hội thực tiễn ở nhóm sinh viên năm nhất chỉ là 16.8% thì ở nhóm sinh viên năm thứ tư tăng lên 28%. Tương tự lý do làm thêm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm ở nhóm sinh viên năm nhất là 7.7% tăng lên 33.8% ở nhóm sinh viên năm thứ tư. Nhu cầu về khẳng định sự năng động và tự tin được thể hiện rõ với 7.5% ở nhóm sinh viên năm nhất tăng lên 31.3% ở nhóm sinh viên năm thứ tư (xem bảng 4). Chúng tôi cho rằng, sở dĩ có sự thay đổi này là do sinh viên năm thứ nhất vừa mới hòa nhập vào môi trường đại học được một thời gian còn nhiều bỡ ngỡ.
Trong khi đó sinh viên bước vào năm thứ tư với tâm thế chuẩn bị ra trường kết hợp với những yêu cầu nghiêm ngặt từ chương trình đào tạo thì những lợi ích từ việc làm thêm trở thành nhu cầu và được xác định rõ ràng hơn.
Bảng 4: Lý do sinh đi viên làm thêm theo số năm theo học Có thêm thu
nhập
Tạo cơ hội thực tiễn
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm
Để khẳng định sự năng động
tự tin Sinh
viên năm thứ
1 15.7% 16.8% 7.7% 7.5%
2 36.2% 37.4% 35.4% 41.8%
3 21.3% 17.8% 23.1% 19.4%
4 26.8% 28.0% 33.8% 31.3%
Tổng 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài - Tỷ lệ làm thêm theo giới tính
Khi xem xét tỷ lệ sinh viên làm thêm theo giới tính, kết quả khảo sát cho thấy nam sinh viên có khuynh hướng đi làm thêm nhiều hơn nữ sinh viên, mặc dù tỷ lệ này không có sự khác biệt quá lớn. Qua việc sử dụng kiểm định Chi-Square để xem xét mối quan hệ giữa giới tính và làm thêm, kết quả cho thấy mức ý nghĩa quan sát (sig) là 0.343, lớn hơn 0,05 cho thấy giới tính không có liên hệ với việc đi làm thêm. Cụ thể đối với nam sinh viên tham gia làm thêm là 28.5% và ở nữ là 24.3% (xem bảng 5).
Bảng 5: Giới tính với làm thêm
Làm thêm
Tổng
Có Không
Tần số % Tần số % Tần số %
Giới tính
Nam 35 28.5% 88 71.5% 123 100%
Nữ 106 24.3% 331 75.7% 437 100%
Tổng 141 25.2% 419 74.8% 560 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài - Tỷ lệ làm thêm theo nguồn gốc cư trú
Đa số sinh viên có hộ khẩu ngoài thành phố Hồ Chí Minh phải chịu áp lực tự tổ chức và chủ động tham gia các dịch vụ liên quan đến nơi ăn, chỗ ở. Ngược lại đối với sinh viên thành phố (Hồ Chí Minh) thì đây lại không phải là áp lực đối với họ. Trong số 25.2% tỷ lệ sinh viên tham gia đi làm thêm, kết quả phân tích cho thấy cả 4 lý do đặt ra đối với việc đi làm thêm của nhóm sinh viên có hộ khẩu thành phố đều thấp hơn nhóm viên đến từ các tỉnh thành khác (xem bảng 6.
Bảng 6: Mối quan hệ giữa nguồn gốc cư trú với mục đích của việc đi làm thêm Hộ khẩu hiện nay
Tổng TP
HCM
Tỉnh thành khác
Làm thêm để có thêm thu nhập Tần số 38 89 127
% theo dòng 29.9% 70.1% 100%
Làm thêm để tạo cơ hội thực tiễn Tần số 37 70 107
% theo dòng 34.6% 65.4% 100%
Làm thêm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm
Tần số 16 49 65
% theo dòng 24.6% 75.4% 100%
Làm thêm để khẳng định sự năng động tự tin
Tần số 23 44 67
% theo dòng 34.3% 65.7% 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Như vậy có đến 70.1% sinh viên đến từ các tỉnh thành khác xác định đi làm thêm để có thêm thu nhập trong khi tỷ lệ này ở sinh viên thành phố chỉ là 29.9%. Điều này cho thấy nhu cầu đi làm thêm mở ra khả năng giải quyết nhu cầu khó khăn về tài chính trong sinh viên hiện nay.
2.2.3. Phân bổ nguồn lực tài chính trong cơ cấu chi tiêu của sinh viên hiện nay Vấn đề đặt ra đối với sinh viên là phải cân đối hợp lý trong việc sử dụng nguồn lực tài kinh tế phục vụ cho các nhau cầu sinh hoạt và học tập. Qua kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt cơ bản về áp lực chi tiêu cho nhà ở (bao gồm cả điện nước), lượng thực thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày giữa sinh viên đến từ các tỉnh thành phố khác so với sinh viên có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên đến từ các tỉnh thành ngoài thành phố Hồ Chí Minh đã lựa chọn giải pháp cắt giảm chi tiêu cho cá nhân như làm đẹp, chè nước, du lịch, giải trí, dã ngoại để chi cho các khoản nhà ở và lương thực thực phẩm hàng ngày. Điển hình có thể thấy mức chi trung bình cho hoạt động giải trí như mua báo, xem phim, karaoke... đối với sinh viên có hộ khẩu thành phố là 94000 (VNĐ) trong khi sinh viên có hộ khẩu ngoài thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 71000 (VNĐ).
Trong tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của sinh viên, thì chi tiêu cho lương thực thực phẩm hàng ngày và thuê nhà ở chiếm tỷ lệ trung bình lớn nhất, tương ứng là 37.26% (tương đương 806,49 ngàn đồng/tháng) và 11.63% (tương đương 263,83 ngàn đồng/tháng). Chi tiết xem thêm bảng 7.