Tác động của yếu tố tài chính, việc làm đến lựa chọn nơi ở và hoạt động học tập của sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh báo cáo nghiệm thu (Trang 35 - 50)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

2.3. Tác động của yếu tố tài chính, việc làm đến lựa chọn nơi ở và hoạt động học tập của sinh viên hiện nay

2.3.1. Xu hướng chọn lựa nơi ở của sinh viên hiện nay

Nơi ăn, chỗ ở là những mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của sinh viên, đặc biệt phần đông (74,8%) trong số họ là những người đến từ các tỉnh thành khác ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Theo lãnh đạo Ban quản lý ký túc xá Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ký túc xá có khả năng đảm bảo đủ về chỗ ở cho sinh viên có nhu cầu. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát cho thấy số sinh viên lựa chọn ở ký túc xá chỉ chiếm 24.5%, số còn lại lựa chọn chủ yếu là thuê phòng trọ bên ngoài chiếm 43.4%, sống cùng với cha mẹ là 23.8%, ở nhờ bà con họ hàng là 7.5% và nơi khác (theo nhà dòng) là 0.9%. Nhu cầu ở ký túc xá của sinh viên giảm dần theo số năm đang theo học tại trường, cụ thể từ 43% ở năm thứ nhất xuống còn 16.8% ở năm thứ ba và xuống còn 6.6% năm thứ 4. Trong khi tỷ lệ thuê phòng trọ bên ngoài có xu hướng biến đổi không ổn định (xem bảng 12).

Bảng 12: Tỷ lệ % nơi ở hiện nay của sinh viên

Sinh viên năm thứ

Tổng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Nơi ở hiện

nay

Ký túc xá 43.1 33.6 16.8 6.6 100

Thuê phòng 11.9 30.0 18.9 39.1 100

Cùng cha mẹ 39.8 25.6 10.5 24.1 100

Ở nhờ bà con họ hàng 19.0 23.8 21.4 35.7 100

khác [dòng tu] 60.0 20.0 20.0 100

Tổng 26.6 29.6 16.6 27.1 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao sinh viên không lựa chọn ký túc xá làm nơi ở của mình?”, chúng tôi nhận thấy mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất có khuynh hướng chọn lựa ký túc xá bởi khi mới nhập học tại trường, việc tìm kiếm chỗ thuê trọ bên ngoài gặp nhiều khó khăn do chưa thông tường về địa lý và an ninh. Do vậy sự lựa chọn ở ký túc xá của sinh viên được xem là lựa chọn hợp lý nhất.

Thứ hai, ở ký túc xá sinh viên bị hạn chế về nấu ăn, phải ăn uống theo dịch vụ cung cấp. Mặc dù giá cho một bữa ăn so với trên thị trường là khá mềm nhưng sẽ vẫn

cao hơn so với yêu cầu của sinh viên nếu sinh viên tự nấu. Sinh viên ở ký túc xá được đảm bảo giảm chi phí về chỗ ở, tiền điện, nước đúng giá quy định nhưng số lượng người/ phòng đông (thường từ 6-8 người), sống dễ mất lòng nhau. Đổi lại, nếu thuê nhà trọ bên ngoài, với việc chủ động tự nấu ăn, sinh viên có thể được ăn món ăn hợp với khẩu vị, chi phí cho ăn uống giảm và được chủ động hơn, tự do hơn, số lượng bạn sống chung cũng ít hơn.

Thứ ba, đối với sinh viên năm thứ 4, việc ở ký túc xá tại cơ sở Linh Trung Thủ Đức được đánh giá là xa và bất tiện trong khi sinh viên năm thứ 4 hoạt động học tập chủ yếu là ở cơ sở 1 Đinh Tiên Hoàng (quận 1). Số lượng sinh viên được ở ký túc xá 135B Trần Hưng đạo rất hạn chế.

Việc chọn lựa nơi ở của sinh viên ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu của họ. Nếu như sinh viên chọn ký túc xá làm nơi ở thì một tháng chi cho tiền ở (bao gồm cả điện, nước sinh hoạt) khoảng 200 ngàn đồng, trong khi thuê nhà ở bên ngoài trung bình hết 480.43 ngàn đồng/tháng. Trong khi vấn đề gặp phải của sinh viên ở ký túc xá là ở đông người, ồn ào nhưng an ninh được đánh giá khá tốt (trong khi một số ít sinh viên thuê nhà trọ ở bên ngoài thường phải thay đổi chỗ ở do tình hình an ninh không được đảm bảo).

Khi so sánh tương quan giữa giới tính và nơi ở hiện nay, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nữ chọn ở ký túc xá nhiều hơn nam (tương ứng 27.2% so với 14.6%), trong khi đó nam chọn giải pháp thuê phòng ở ngoài là 48%, cao hơn so với nữ là 42.1%

(xem bảng 13).

Bảng 13: Nơi ở hiện nay của sinh viên theo giới tính

Giới tính Tổng

Nam Nữ

Tần số % Tần số % Tần số %

Ký túc xá 18 14.6 119 27.2 137 24.5

Thuê phòng trọ 59 48.0 184 42.1 243 43.4

Cùng cha mẹ 33 26.8 100 22.9 133 23.8

Ơ nhờ bà con họ hàng 11 8.9 31 7.1 42 7.5

Khác [dòng tu] 2 1.6 3 .7 5 .9

Tổng 123 100 437 100 560 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài

Như vậy đa số sinh viên lựa chọn ở ký túc xá và thuê nhà, một số sống cùng với cha mẹ do ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc tỉnh lân cận gần Trường học. Đa số sinh viên có nhu cầu thuê nhà trọ đều tập trung ở khu vực gần Trường học để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập. Tuy nhiên diện tích không gian sống khá chật hẹp, điều kiện sinh hoạt tối thiểu gặp một số khó khăn như tiền điện, nước có thể bị tính với giá cao, thậm chí bị cắt điện, nước nếu như việc trả tiền thuê ở không đúng hạn. Khu vực ở trọ không có khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao giống như ở ký túc xá. Mặc dù vậy nhưng ở trọ bên ngoài ký túc xá vẫn có sức hút lớn đối với sinh viên hiện nay bởi họ vẫn cảm thấy dễ chịu hơn do được chủ động trong việc chọn lựa cách tổ chức sinh hoạt cá nhân.

Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng việc tự do trong sinh hoạt và học tập của sinh viên ở trọ là môi trường thuận lợi dễ hình thành lối sống tùy tiện và ảnh hưởng không tốt đến điều kiện và chất lượng học tập của sinh viên. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy sinh viên chọn giải pháp thuê nhà để phát huy tối đa lợi ích cá nhân mà loại hình nhà ở trọ có thể mang lại cho họ.

2.3.2. Hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập của sinh viên trong nghiên cứu này tập trung vào các chỉ số:

việc tiếp cận nguồn tài liệu, giáo trình phục vụ hoạt động học tập, mức độ đến thư viện, số giờ tự học, nhận xét về tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt khoa học và kết quả học tập.

Đầu tư tài chính cho việc trang bị tài liệu, giáo trình phục vụ học tập

Theo cơ cấu chi tiêu thực tế cho thấy tỷ lệ chi cho nhà ở và lương thực thực phẩm hàng ngày chiếm một tỷ lệ lớn đã làm cho tỷ lệ chi cho hoạt động học tập của sinh viên buộc phải giảm xuống. Từ kết quả khảo sát cho thấy có tới 82.3% trong số 560 sinh viên cho rằng có dành riêng một khoản tiền trung bình là 188.48 ngàn đồng/

tháng, chiếm 9.9% chi cho hoạt động học tập (bao gồm tài liệu, giáo trình phục vụ học tập, học thêm). Mức chi này là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau phần chi “cứng” (bao gồm ăn, ở). Mặc dù với mức chi trung bình trên không phải là cao nhưng thể hiện sự quan tâm ưu tiên đối với việc tạo môi trường cho hoạt động học tập trong sinh viên hiện nay. Qua kết quả kiểm định mối liên hệ, chúng tôi không đủ bằng chứng thống kê khẳng định các biến giới tính và hộ khẩu có sự tác động đối với việc đầu tư tài chính

cho việc mua sách, tài liệu phục vụ học tập. Cụ thể, tỷ lệ đầu tư cho việc mua sách, tài liệu phục vụ học tập đều ở mức cao. Tỷ lệ này tương ứng đối với nam sinh viên là 80.5% và nữ sinh viên là 82.8%. Tỷ lệ sinh viên có hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh là 83.7% và sinh viên đến từ các tỉnh thành khác là 81.9%.

Các nghiên cứu trước đây (Vũ Ngọc Miến: 1999 và Tô Minh Thanh: 2009) đều chỉ ra rằng kết quả học tập phụ thuộc nhiều và hoạt động động tự học và mức độ đến thư viện. Việc tự học đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên đạt kết quả học tập tốt, hiểu bài sâu sắc, rèn luyện khả năng làm việc độc lập, phát hiện ra những vấn đề chưa hiểu rõ để hỏi giảng viên, chủ động và linh hoạt hơn trong việc học, giúp cho bản thân ham học và giúp sinh viên mạnh dạn và tự tin khi phát biểu trước lớp và đám đông.

Sự lựa chọn nguồn tài liệu phục vụ học tập và kết quả xếp loại học tập trong sinh viên

Kết quả học tập của người học bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, phẩm chất năng lực của giảng viên, nhận thức – thái độ - động cơ học tập của người học, năng lực của người học, phương pháp học tập… Trong đó nguồn tài nguyên phục vụ học tập và thời gian trong thư viện của sinh viên chiếm một vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên sử nguồn tài liệu phục vụ học tập chủ yếu hiện nay là từ phô tô bán sẵn với 67.5%, sử dụng tài liệu của thư viện là 55.5%, 45.4% là mượn của bạn và có đến 30.7% ý kiến cho rằng chỉ dựa vào đề cương và tham gia dự lớp.

Việc đến thư viện cũng ít hơn đối với nhóm sinh viên có điều kiện cá nhân được tiếp xúc với máy tính và internet (6.3%). Ngày nay việc khai thác tri thức thông qua internet ngày càng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên với kết quả trên chỉ ra sinh viên hiện nay còn thiếu động cơ, kỹ năng khai thác tài nguyên học liệu số và thư viện một cách hiệu quả.

Xếp loại kết quả học tập được xem là kết quả của toàn bộ quá trình sinh viên tham gia các hoạt động học tập. Qua khảo sát 560 sinh viên về điểm số trung bình trong học kỳ vừa qua cho thấy, số sinh viên có điểm số xếp loại Trung bình học kỳ là 6.3%, tỉ lệ xếp loại Trung bình – khá chiếm 25.2%, tỉ lệ có kết quả xếp loại Khá cao

nhất với 56%, tỉ lệ xếp loại Giỏi là 10.9% và loại Xuất sắc chiếm 0.4%. Có 3% số sinh viên từ chối tham gia trả lời câu hỏi này.

Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến hoạt động đến thư viện

Thư viện là nơi có khả năng cung cấp chính thức và tập trung lượng tài liệu phục vụ học tập đối với sinh viên. Trong môi trường giáo dục hiện đại, sự chủ động trong việc học tập ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy một thực trạng đáng báo động đối với sinh viên đó là sự thụ động trong hoạt động tìm kiếm tài liệu học tập thể hiện qua tỷ lệ “thỉnh thoảng” sử dụng thư viện chỉ ở mức 51.8%.

Vai trò của thư viện chưa thật sự được sinh viên đánh giá cao. Qua kết quả chạy kiểm định về mối quan hệ (Chi-Square) cho thấy mức ý nghĩa quan sát (sig) là 0.591, lớn hơn 0,05. Điều này có cơ sở để kết luận mức độ đến thư viện và điểm trung bình kết quả học tập không có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiết thể hiện trong bảng 14.

Bảng 14: Mối quan hệ giữa kết quả trung bình học tập học kỳ vừa qua với mức độ đến thư viện

Mức độ đến thư viện

Tổng Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Ít khi

Không bao giờ

Trung bình 4.3% 7.0% 9.2% 6.4%

Trung bình – khá 35.7% 26.9% 23.8% 25.2% 41.9% 26.0%

Khá 57.1% 58.1% 55.2% 57.1% 51.6% 56.0%

Giỏi 7.1% 10.8% 13.3% 8.4% 6.5% 11.2%

Xuất sắc .7% .4%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài

- Làm thêm không ảnh hưởng đến mức độ đi thư viện

Theo đánh giá chung hiện nay, thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khá đầy đủ tài liệu và hiện đại, đủ sức đáp ứng trước nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sinh viên rất thường xuyên đến thư viện chỉ chiếm 2.9% là rất thấp và thường xuyên chiếm 17.1% là thấp, thấp hơn cả số ý kiến cho rằng ít khi đến thư viện (22.7%). Mức đánh giá phổ biến đến thư viện là thỉnh thoảng (51.8%) và đáng lưu ý là có 5.5% ý kiến cho rằng không bao giờ đến thư viện.

Khi xem xét quan hệ giữa mức độ đến thư viện giữa nhóm sinh viên tham gia làm thêm và nhóm sinh viên không đi làm thêm, kết quả cho ra mức ý nghĩa quan sát (sig) là 0.891, lớn hơn 0,05 cho thấy làm thêm không có liên hệ với mức độ đến thư viện.

Cụ thể đối với mức độ rất thường xuyên, nhóm viên tham gia làm thêm là 2.8% so với 2.9% của nhóm không đi làm thêm; đối với mức độ thường xuyên đến thư viện, nhóm viên tham gia làm thêm chiếm chiếm 18.4% so với 16.7% của nhóm không đi làm thêm; đối với mức độ thỉnh thoảng đến thư viện, nhóm viên tham gia làm thêm chiếm chiếm 53.9% so với 51.1% của nhóm không đi làm thêm; đối với mức độ ít khi đến thư viện, nhóm viên tham gia làm thêm chiếm chiếm 19.9% so với 23.6% của nhóm không đi làm thêm; và với mức độ không bao giờ đến thư viện, nhóm viên tham gia làm thêm chiếm chiếm 5.0% so với 5.7% của nhóm không đi làm thêm.

Mức độ thường xuyên đến thư viện thấp được lý giải một phần là do chưa có sự kết nối tốt giữa nguồn tài liệu thư viện (giáo trình và tài liệu tham khảo theo môn học) với giảng viên phụ trách môn học. Một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tình trạng này là phổ biến cần có những cải tiến hướng đến sự đồng nhất: “qua thư viện vẫn không thấy nguồn tài liệu nào để tham khảo, vì vậy tôi phải mất rất nhiều thời gian tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung môn học, hơn nữa Khoa chưa có giáo trình rõ ràng, chính thức” (Tô Minh Thanh: 2009, trang 30).

- Giới tính không ảnh hưởng đến mức độ đi thư viện

Khi xem xét mức độ đến thư viện theo giới tính, kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn. Mức độ rất thường xuyên đến thư viện ở cả nam sinh viên và nữ sinh viên đều rất thấp. Đa phần các ý kiến cho rằng thỉnh thoảng đến thư viện. Cụ thể tương ứng nam sinh viên là 45.5% và nữ sinh viên là 53.5% (xem thêm ở bảng 15).

Bảng 15: Mối quan hệ giữa giới tính với mức độ đến thư viện

Giới tính Tổng

Nam Nữ Tần số

% Tần số % Tần số %

Rất thường xuyên 4 3.3 12 2.7 16 2.9

Thường xuyên 26 21.1 70 16.0 96 17.1

Thỉnh thoảng 56 45.5 234 53.5 290 51.8

Ít khi 34 27.6 93 21.3 127 22.7

Không bao giờ 3 2.4 28 6.4 31 5.5

Tổng 123 100 437 100 560 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Để trả lời cho câu hỏi “giới tính có mối quan hệ như thế nào đối với mức độ đến thư viện?”, chúng tôi sử dụng kiểm định Chi-Square. Kết quả cho ra mức ý nghĩa quan sát (sig) là 0.126, lớn hơn 0,05 cho thấy giới tính không có liên hệ với mức độ thường xuyên đến thư viện.

- Số năm theo học có ảnh hưởng đến mức độ đi thư viện

Qua bảng 30 cho thấy tỷ lệ sinh viên năm thứ 2 với mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đến thư viện cao nhất tương ứng cũng chỉ có 4.8% và 24.7% so với 1.3% và 6.7% ở nhóm sinh viên năm thứ 1 được đánh giá việc đến thư viện chưa trở thành thói quen và thời gian đầu còn hạn chế do đang hoàn tất thủ tục thẻ thư viện. Tỷ lệ thỉnh thoảng đến thư viện chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm sinh viên năm thứ 3 với 57%.

Qua kết quả sử dụng kiểm định Chi-Square cho thấy mức ý nghĩa quan sát (sig) là 0.001, nhỏ hơn 0,05 phản ánh tồn tại mối quan hệ giữa số năm theo học với mức độ đến thư viện. Cụ thể thể hiện trong bảng 16.

Bảng 16: Mức độ thường xuyên đến thư viện theo số năm học

Sinh viên năm thứ Tổng

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 (%) Mức độ đến

thư viện

Rất thường xuyên 1.3% 4.8% 3.2% 2.0% 2.9 Thường xuyên 6.7% 24.7% 20.4% 17.1% 17.1 Thỉnh thoảng 51.7% 46.4% 57.0% 54.6% 51.8

Ít khi 33.6% 18.1% 17.2% 20.4% 22.7

Không bao giờ 6.7% 6.0% 2.2% 5.9% 5.5

Tổng 100% 100% 100% 100% 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài - Nguồn gốc cư trú có ảnh hưởng đến mức độ đi thư viện

Khi tìm hiểu xem có hay không sự ảnh hưởng của yếu tố hộ khẩu đến mức độ thường xuyên đến thư viện, kết quả kiểm định mối quan hệ cho thấy cho thấy mức ý nghĩa quan sát là 0.001, nhỏ hơn 0.05, chứng tỏ hộ khẩu có ảnh hưởng tới mức độ thường xuyên đến thư viện. Cụ thể, với mức độ rất thường xuyên: đối với sinh viên có hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh là 1.4% trong khi sinh viên từ các tỉnh thành khác là 3.3%; mức độ thường xuyên: sinh viên thành phố Hồ Chí Minh là 9.2% trong khi sinh viên từ các tỉnh thành khác là 19.8%; mức thỉnh thoảng chiếm nhiều nhất: sinh viên có hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh là 48.9% so với sinh viên từ các tỉnh thành khác là 52.7% (xem bảng 17).

Bảng 17: Mối quan hệ giữa hộ khẩu với mức độ thường xuyên đến thư viện Hộ khẩu hiện nay Tổng

TP HCM Tỉnh thành khác

Rất thường xuyên 1.4% 3.3% 2.9%

Thường xuyên 9.2% 19.8% 17.1%

Thỉnh thoảng 48.9% 52.7% 51.8%

Ít khi 31.2% 19.8% 22.7%

Không bao giờ 9.2% 4.3% 5.5%

Tổng 100% 100% 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Như vậy cho thấy sinh viên đến từ các tỉnh thành khác có mức độ chăm chỉ hơn sinh viên có hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, việc ít đến thư viện thể hiện sự hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, lãng phí nguồn lực thư viện, trong khi thư viện được đánh giá tích cực trong việc hiện đại hóa hoạt động phục

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh báo cáo nghiệm thu (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)