Đánh giá của sinh viên về tình trạng sức khỏe và sự hài lòng về cuộc sống hiện tại

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh báo cáo nghiệm thu (Trang 59 - 67)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

2.5. Đánh giá của sinh viên về tình trạng sức khỏe và sự hài lòng về cuộc sống hiện tại

2.5.1. Tình trạng sức khỏe của sinh viên hiện nay

Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh mặt sinh học sức khỏe của con người còn phụ thuộc vào điều kiện sống (điều kiện dinh dưỡng, môi trường sống), khả năng thích ứng trước những thay đổi của cuộc sống.

Nhìn chung phần lớn sinh viên hiện nay sống trong những điều kiện kinh tế còn phụ thuộc và có phần hạn hẹp. Do những quy định và hạn chế tại nơi ở, kết hợp với thời gian phải dành cho hoạt động đến lớn và tự học. Định hướng chi tiêu trong sinh hoạt của sinh viên phần lớn theo phương châm “ngon, bổ, rẻ”. Tuy nhiên thực tế cho thấy “ngon và bổ” thì lại khó có giá “rẻ”. Phần lớn sinh viên ăn bên ngoài, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm không được kiểm soát chặt chẽ, chế độ dinh dưỡng bữa ăn thấp. Hành vi tiết kiệm trong ăn uống, mua đồ ăn rẻ tiền ngoài chợ và giờ giấc sinh hoạt thiếu tổ chức là những biểu hiện cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng tiếp thu trên giảng đường, chất lượng đào tạo không được đảm bảo tốt từ phía người học.

Như vậy sinh viên là nhóm nhân lực trong độ tuổi rủi ro bệnh tật thấp nhưng với điều kiện sống hiện tại, họ đã phải tính toán lựa chọn chi tiêu hợp lý về điều kiện tài chính trong một tình trạng bất hợp lý về dinh dưỡng. Về lâu dài, điều này tất yếu sẽ có những tác động kém tích cực đến thể chất và tình trạng sực khỏe. Kết quả khải sát cho thấy chỉ có 13% sinh viên đánh giá sức khỏe trong tình trạng rất tốt, 28.6% đánh giá tốt trong khi tỷ lệ đánh giá bình thường và không tốt lắm tương ứng với mức 38.2% và 19.6% (xem biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Sinh viên đánh giá về tình trạng sức khỏe

Bình thường, 38.2%

Khoâng toát laém, 19.6%

Raát toát, 13%

Toát, 28.6%

Raát khoâng toát, 0.5%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Từ kết quả khảo sát đánh giá chung cho thấy sinh viên có hộ khẩu thành phố có tình trạng sức khỏe tốt hơn so với sinh viên đến từ các tỉnh thành khác. Nguyên nhân được xác định là do sinh viên có hộ khẩu thành phố có điều kiện được sống gần với gia đình, được gia đình tạo điều kiện kinh tế và tinh thần, tình cảm tốt hơn. Nhìn chung sinh viên nam đánh giá tình trạng sức khỏe tốt hơn so với nữ sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy 47.2% sinh viên nam đánh giá tình trạng sức khỏe từ tốt đến rất tốt, trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ có 40.1%. Tuy nhiên sức khỏe của nữ sinh viên có hộ khẩu thành phố có phần tốt hơn khi so sánh với nam sinh viên có hộ khẩu thành phố (xem bảng 35).

Bảng 35: Đánh giá tình trạng sức khỏe theo hộ khẩu và giới tính Hộ khẩu hiện nay

TP HCM Tỉnh thành khác

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng

Rất tốt 12.9% 14.3% 14.0% 19.5% 11.1% 12.9%

Tốt 32.3% 39.0% 37.5% 27.6% 25.2% 25.7%

Bình thường 45.2% 32.4% 35.3% 32.2% 40.3% 38.6%

Không tốt lắm 9.7% 14.3% 13.2% 20.7% 22.5% 22.1%

Rất không tốt .9% .7%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Với kết quả trên cho thấy sự gần gũi, khoảng cách địa lý của gia đình có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của sinh viên. Vai trò của gia đình người thân là rất quan trọng. Gia đình là điểm tựa chính yếu về vật chất và tinh thần, không chỉ kịp thời

động viên về tình cảm mà còn là chỗ dựa giúp sinh viên tháo gỡ hiệu quả những khó khăn về tài chính, ổn định cuộc sống và yên tâm trong học tập.

Ngoài ra, sức khỏe tốt cũng chính là cơ hội để sinh viên có thể tham gia làm thêm, và qua đó có thể giúp họ cải thiện được điều kiện kinh tế phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và học tập. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đi làm thêm có đánh giá về tình trạng sức khỏe cũng như mức độ hài lòng về cuộc sống tốt hơn so với nhóm không đi làm thêm (xem thêm trong bảng 11 và bảng 12 phần phụ lục 2).

2.5.2. Đánh giá về mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại của sinh viên

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ sinh viên hài lòng với cuộc sống hiện tại chỉ ở mức trung bình. Chỉ có 10.7 % đánh giá rất hài lòng, 39.5% cho rằng hài lòng trong khi đó có đến 12.9% ý kiến đánh giá không hài lòng lắm và 1.3% ý kiến đánh giá là rất không hài lòng về cuộc sống hiện tại). Như vậy chỉ có 35.7% cảm thấy bình thường, họ tạm chấp nhận với điều kiện sống hiện tại để cố gắng học tập với hy vọng sau khi ra trường sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn (chi tiết xem bảng 36).

Bảng 36: Đánh giá sự hài lòng đối với cuộc sống hiện tại theo giới tính

Giới tính Tổng

Nam Nữ Count Col %

Tần số % Tần số %

Rất hài lòng 12 9.8 48 11.0 60 10.7

Hài lòng 57 46.3 164 37.5 221 39.5

Bình thường 42 34.1 158 36.2 200 35.7

Không hài lòng lắm 9 7.3 63 14.4 72 12.9

Rất không hài lòng 3 2.4 4 .9 7 1.3

Tổng 123 100 437 100 560 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Điều kiện sống của sinh viên có hộ khẩu thành phố tốt hơn không chỉ giúp họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn mà còn giúp cho chỉ số hài lòng về cuộc sống cao hơn so với sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh thành khác (xem bảng 37).

Bảng 37: Mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại theo hộ khẩu và giới tính Hộ khẩu hiện nay

TP HCM Tỉnh thành khác

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng

Mức độ hài

Rất hài lòng 12.9% 15.2% 14.7% 8.0% 9.5% 9.2%

Hài lòng 38.7% 43.8% 42.6% 49.4% 35.7% 38.6%

Bình thường 41.9% 30.5% 33.1% 31.0% 37.5% 36.2%

lòng Không hài lòng lắm 3.2% 8.6% 7.4% 9.2% 16.6% 15.0%

Rất không hài lòng 3.2% 1.9% 2.2% 2.3% .6% 1.0%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Sự không hài lòng về cuộc sống hiện tại trong kết quả nghiên cứu không phải là quá lớn nhưng cho thấy những khó khăn trong sinh hoạt và học tập có thể dẫn đến những ức chế tinh thần, tâm lý hoài nghi, thiếu niềm tin, sự tập trung cần thiết trong học tập làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nhà trường.

Xây dựng những giải pháp hỗ trợ vấn đề tài chính phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và học tập trong sinh viên là một vấn đề thiết thực hiện nay. Việc đi làm thêm không chỉ giúp cho sinh viên có thêm thu nhập phục vụ chi tiêu hàng tháng mà còn là môi trường rèn luyện, thực hành một số những kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và sự cần thiết trải nghiệm cuộc sống. Tuy nhiên áp lực tài chính quá lớn khiến sinh viên chọn giải pháp đi làm thêm tất yếu sẽ dẫn sự hạn chế trong quá trình học tập. Qua kết quả khảo sát của đề tài cho thấy nhu cầu về việc làm trong sinh viên là rất lớn. Khi được hỏi “Bạn có dự định gì để cải thiện tình hình tài chính hiện, phục vụ sinh hoạt và học tập hiện nay?”, kết quả cho thấy dự định đi làm thêm chiếm tỷ lệ lớn (66.6%).

Bên cạnh giải pháp có tính chiến lược lâu dài như phấn đấu trong việc học để được học bổng (36.5%) thì điều đáng nói là có đến 35.9% ý kiến lựa chọn giải pháp trước mắt và có tính kém bền vững khi cho rằng sẽ giảm bớt nhu cầu trong sinh hoạt, học tập. Ngoài ra có 13.1% ý kiến cho rằng chưa có dự định gì, chứng tỏ sự bế tắc, lúng túng chưa lối thoát khả thi cho giải pháp tài chính hiện nay (xem biểu đồ 2).

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ hỗ trợ giải pháp tài chính đối với sinh viên đến từ tổ chức Đoàn – Hội sinh viên, ngân hàng và các các quan hệ xã hội khác là rất hạn chế.

Qua kết quả chạy kiểm định Chi-Square về mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe với mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại cho thấy tỷ lệ thuận giữa tình trạng sức khỏe với mức độ hài lòng về cuộc sống. Điều này cũng cho thấy điều kiện kinh tế trong sinh viên được cải thiện thông qua mức gia tăng về tài chính phục vụ chi tiêu sinh hoạt và học tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của sinh viên hiện nay.

Như vậy nhà trường, các tổ chức Đoàn, Hội cần phát huy hơn nữa trong các chính sách hỗ trợ tài chính để sinh viên có việc làm nhiều và phù hợp hơn, được tiếp cận với nhiều nguồn học bổng khác nhau chính là những giải pháp có tính bền vững góp phần nâng chất lượng sống và khả năng hỗ trợ hiệu quả chất lượng đào tạo sinh viên hiện nay.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả khảo sát và phân tích ở trên, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:

Nguồn lực kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của con người, đặc biệt đối với sinh viên – nguồn nhân lực giàu tiềm năng của xã hội nhưng đang trong giai đoạn tích lũy, tham gia chuyển giao về tri thức khoa học. Điều kiện kinh tế có phần phụ thuộc và hạn chế như hiện nay đã tác động mạnh đến cơ cấu chi tiêu, cách thức tổ chức đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên. Nguồn tài chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt và học tập chủ yếu của sinh viên là từ gia đình cung cấp và hoạt động làm thêm mang lại.

Việc đi làm thêm có đóng góp tích cực đối với sinh viên không chỉ là mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp giúp sinh viên có thêm điều kiện để trang trải chi phí phục vụ đời sống sinh hoạt và học tập mà còn giúp sinh viên có điều kiện cọ sát thực tế, hỗ trợ trong suốt quá trình sinh viên theo học tại trường.

Khi xem xét các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các yếu tố kinh tế như định mức tài chính và việc làm thêm không có tác động ảnh hưởng hoạt động đến thư viện và số giờ tự học của sinh viên. Hai yếu tố thực sự có tác động đến hoạt động đi thư viện và số giờ tự học của sinh viên đó là nguồn gốc cư trú của sinh viên số năm sinh viên theo học. Trong đó nguồn gốc cư trú của sinh viên (theo hộ khẩu) tương quan mạnh hơn số năm theo học của sinh viên.

Điều đó cho thấy tâm thế và định hướng học tập thuộc các khía cạnh xã hội giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đến hoạt động tham gia học tập của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện và khả năng tài chính hạn chế cũng đóng vai trò tích cực góp phần hình thành động cơ học tập, đi làm thêm trong sinh viên.

Song cũng cần lưu ý rằng nếu bị chi phối quá nhiều bởi mục đích kiếm tiền khi đi làm thêm sẽ góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập.

Mặc dù có thể tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động tự học trong môi trường giáo dục đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên qua kết quả phân tích số

liệu thống kê trong nghiên cứu này, chúng tôi không có đủ bằng chứng để khẳng định mức độ đến thư viện và số giờ tự học có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.

Vấn đề đặt ra ở đây đó là tổ chức phương pháp tự học và kỹ năng khai thác nguồn tài nguyên phục vụ học tập, một phần quan trọng trong hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Nhà trường.

Trong điều kiện hạn hẹp về tài chính, sinh viên hiện nay có khuynh hướng lựa chọn chi tiêu ưu tiên trước hết cho những nhu cầu cơ bản (ăn, ở), theo đó tồn tại khuynh hướng lựa chọn chi tiêu hợp lý trong tình trạng bất hợp lý về dinh dưỡng. Đầu tư cho tái sản xuất sức lao động phục vụ hoạt động học tập trong sinh viên chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ duy trì hơn là cải thiện và nâng cao chất lượng sống.

Ngoài ra, sinh viên chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực các từ quan hệ xã hội trong việc hỗ trợ đời sống kinh tế và học tập. Sự gắn kết trong mối quan hệ giữa sinh viên với giảng viên và với thư viện chưa thật sự trở thành cơ chế ổn định và bền vững. Các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên vẫn chưa thể hiện được vai trò là chỗ dựa bền vững trong việc hỗ trợ sinh viên làm kinh tế, tạo môi trường gắn kết về tinh thần cũng như khả năng tập hợp sinh viên.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu mạnh dạn xin đưa ra một số ý kiến có tính khuyến nghị như sau:

1. Sinh viên cần nâng cao nhận thức về những lợi ích tích cực của việc đi làm thêm.

Trong quá trình tham gia hoạt động học tập cần tích cực, chủ động trong việc tiếp cận tri thức khoa học, gắn lý luận với thực tiễn. Cần xây dựng tâm thế chủ động, thói quen tự học và tăng cường thời gian tự học với phương pháp học phù hợp và hiệu quả nhất đối với bản thân. Đồng thời cần thay đổi nhận thức và thói quen trong việc củng cố và phát huy các quan hệ chính yếu với giảng viên, với thư viện và các tổ chức xã hội – đoàn thể,... Các mối quan hệ này được cải thiện sẽ không chỉ mở ra những cơ hội cho sinh viên trong việc tiếp cận tri thức khoa học chuyên môn mà còn mở ra các cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế khác.

2. Việc nâng cao điều kiện sống, học tập cho sinh viên cần phải được nhìn nhận một cách thực tế và hệ thống hơn, không chỉ là việc mở rộng số lượng lưu trú cho sinh viên ở ký túc xá hay nâng cấp độc lập hệ thống thư viện. Nhà trường nên kiến tạo

cơ chế mở, hỗ trợ tài chính thích hợp cho tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp chủ động trong việc xây dựng các lớp kỹ năng sống, phương pháp học tập, hỗ trợ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. Qua đó để các tổ chức này không chỉ là nơi tập hợp thanh niên – sinh viên mà còn là chỗ dựa đảm bảo về lợi ích vật chất và tinh thần. Đồng thời Nhà trường nên huy động tài chính theo phương châm xã hội hóa giáo dục để làm phong phú thêm nguồn tài chính hỗ trợ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Bên cạnh đó, hiện nay mô hình Ban cố vấn học tập đã được Nhà trường chủ trương xây dựng đến từng khoa, bộ môn. Tuy nhiên sự vận hành của ban cố vấn học tập tại các đơn vị hoạt động chưa thật hiệu quả, chưa tạo được môi trường gắn kết hiệu quả với sinh viên và là cầu nối với giảng viên. Nhà trường nên xem xét lại cơ chế vận hành và chính sách hỗ trợ để hợp lý hơn.

3. Từ những khó khăn của sinh viên hiện nay gợi mở cho việc các khoa, bộ môn rà soát, giảm tải và cải tiến chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu đặc thù của ngành đào tạo. Đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết làm phong phú hơn số lượng tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo cũng như có cơ chế phối hợp bền vững với hệ thống thư viện trong việc xây dựng nguồn học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh báo cáo nghiệm thu (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)