Mạng lưới xã hội trong việc trợ giúp vật chất, tinh thần và những khó khăn

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh báo cáo nghiệm thu (Trang 50 - 59)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

2.4. Mạng lưới xã hội trong việc trợ giúp vật chất, tinh thần và những khó khăn

2.4.1. Mạng lưới xã hội trong việc giúp đỡ tài chính

Bước chân vào đại học không chỉ là cơ hội cho sinh viên khám phá một môi trường sinh hoạt học tập mới, mà còn nó còn chứa đựng trong đó những khó khăn và thách thức mới đòi hỏi họ phải vượt qua. Cuộc sống sinh hoạt tự lập, xa gia đình, thiếu thốn vật chất và tinh thần đòi hỏi sinh viên phải thích ứng và hình thành cách thức tổ

chức sinh hoạt, chi tiêu sẽ hợp lý để đảm bảo đời sống. Tình trạng “chưa hết tháng đã hết tiền” sẽ thường xuyên xảy ra đối với những sinh viên không có khả năng tổ chức, quản lý chi tiêu tốt.

Mạng lưới xã hội là một trong những nguồn lực có thể giúp sinh viên tạm an tâm trong trong cuộc sống. Mạng lưới xã hội thể hiện trong quan hệ với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,.. sẽ là một giải pháp giúp sinh viên cân đối và vượt qua điều kiện tài chính hạn chế để ổn định cuộc sống. Mạng lưới xã hội đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người, nó có khả năng hỗ trợ sinh viên trong những lúc khó khăn về kinh tế và học tập, đồng thời nó góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển những kỹ năng sống.

Như trên đã trình bày, thành phần tham gia khảo sát có 53.4% sinh viên đến từ các đô thị, 29.5% từ khu vực nông thôn và 17.1% từ khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa. Trong số đó đa số (74.8%) sinh viên đến theo học từ các tỉnh thành ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn tài chính chủ yếu của sinh viên là do gia đình cung cấp, một số tham gia làm thêm. Với khả năng tài chính phục vụ chi tiêu được đánh giá là hạn chế và phụ thuộc, do vậy những khi gặp khó khăn về tài chính thì cha mẹ, người thân chính là chỗ dựa ưu tiên hàng đầu. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 90.7% ý kiến cho rằng khi khó khăn về tài chính thì tìm về cha mẹ, người thân nhờ giúp đỡ. Sự liên kết chặt chẽ và thường xuyên nhất giữa sinh viên với gia đình chính là do yếu tố kinh tế quyết định. Tuy nhiên do gia đình ở xa nên sinh viên cũng thường tìm đến các quan hệ nhóm bạn gần gũi khác như bạn cùng lớp, cùng trường, người yêu,… để giải quyết nhu cầu “tài chính nóng”, song đây chỉ là giải pháp có tính tức thời. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 78.2% sinh viên tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 51.1% tham gia vào Hội sinh viên. Xét theo thành phần tôn giáo cho thấy có 20% sinh viên theo đạo Phật, 14.5% theo đạo Thiên chúa, đa số thờ cúng ông bà tổ tiên (48.6%). Tuy nhiên theo bảng 28 cho thấy các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức tôn giáo không có ảnh hưởng nhiều trong việc hỗ trợ các giải pháp tài chính cho sinh viên. Các quan hệ xã hội trong việc giúp đỡ tài chính đối với sinh viên được xây dựng chủ yếu trên quan hệ tình cảm. Điều này cũng

cho thấy một phần sức ảnh hưởng của các tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường đối với sinh viên còn rất hạn chế.

Bảng 28: Khó khăn về tài chính nhờ người giúp đỡ Tần số

% giá trị

Tổng % (dòng)

Cha mẹ, người thân 508 90.7 100

Bạn cùng lớp 124 22.1 100

Bạn ngoài trường 48 8.6 100

Người yêu 45 8.0 100

Bạn khác lớp nhưng cùng trường 29 5.2 100

Bạn thân cùng phòng 21 3.8 100

Tổ chức Đoàn TN, Hội SV 9 1.6 100

Tổ chức tôn giáo 7 1.3 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Như vậy, gia đình là chỗ dựa tin cậy và bền vững nhất trong việc hỗ trợ cung cấp tài chính giúp sinh viên an tâm trong suốt quá trình tham gia học tập tại trường. Giữ vững sự phát triển và ổn định kinh tế của gia đình chính là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định nguồn tài chính vật chất của sinh viên.

2.4.2. Mạng lưới xã hội trong việc hỗ trợ đời sống tinh thần

Sinh viên là nguồn nhân lực trí thức tiềm tàng của đất nước trong tương lai, song họ đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện về nhân cách, tri thức và kỹ năng sống.

Do đặc điểm nguồn tài chính - nguồn lực vật chất chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và học tập cơ bản bị phụ thuộc từ gia đình, người thân mức độ ổn định của việc làm thêm bên ngoài. Vì vậy sinh viên là đối tượng dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm can thiệp kịp thời khi gặp chuyện buồn, suy sụp về mặt tinh thần. Qua bảng 29 (tổng hợp) cho thấy mức độ thường xuyên tìm người chia sẻ chuyện buồn, khi suy sụp về mặt tinh thần vẫn là gia đình, người thân, bạn cùng lớp và người yêu là chủ yếu, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng nhất.

Bảng 29 (tổng hợp) : Những khi có chuyện buồn, suy sụp về mặt tinh thần sinh viên thường tìm người chia sẻ

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không

bao giờ Tổng

Người thân, gia đình N 201 144 100 68 47 560

% 35.9 25.7 17.9 12.1 8.4 100

Thầy, Cô N 3 12 50 163 332 560

% .5 2.1 8.9 29.1 59.3 100

Bạn cùng lớp N 46 150 187 91 86 560

% 8.2 26.8 33.4 16.3 15.4 100

Khác lớp nhưng cùng trường

N 11 52 138 159 200 560

% 2.0 9.3 24.6 28.4 35.7 100

Bạn ngoài Trường N 30 80 127 111 212 560

% 5.4 14.3 22.7 19.8 37.9 100

Người yêu N 78 86 50 52 258 524

% 13.9 15.4 8.9 9.3 46.1 93.6

Phòng, trung tâm tư vấn N 1 6 14 66 473 560

% .2 1.1 2.5 11.8 84.5 100

Tổ chức Đoàn, Hội N 1 0 13 55 491 560

% .2 0.0 2.3 9.8 87.7 100

Tổ chức tôn giáo N 12 24 30 37 457 560

% 2.1 4.3 5.4 6.6 81.6 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Nhìn chung sinh viên chưa có thói quen và một phần do hạn chế về tài chính nên có đến 84.5% ý kiến cho rằng “không bao giờ” đến dịch vụ phòng, trung tâm tư vấn để nhận được sự giúp đỡ tư vấn. Các tổ chức Đoàn – Hội cũng chưa nhận được sự kỳ vọng của sinh viên đến với họ trong việc giải tỏa ức chế tinh thần. Mối dây liên hệ trong đời sống tinh thần của sinh viên với các thầy cô giáo trong môi trường đại học cũng trở lên lỏng nẻo, thiếu tính kết dính. Ngoài các mối quan hệ nêu trên có 9,1% ý kiến được hỏi cho rằng họ tự giải tỏa tinh thần theo thói quen đọc sách hoặc viết nhật ký với mức độ từ thường xuyên (10%) đến rất thường xuyên (90%).

Mặc dù sự ảnh hưởng của tổ chức tôn giáo đến sinh viên trong đời sống tinh thần là không lớn nhưng khi so sánh giữa các tôn giáo, kết quả cho thấy Thiên chúa giáo thể hiện được sự gắn kết chặt chẽ, sâu sắc nhất so với các tôn giáo khác (xem bảng 30).

Bảng 30: Vai trò của tôn giáo trong đời sống tinh thần của sinh viên Khi có chuyện buồn tìm về tổ chức tôn giáo

Tổng

% (dòng) Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

Phật giáo 2.7% 2.7% 6.4% 1.8% 86.4% 100

Thiên chúa 7.4% 19.8% 19.8% 8.6% 44.4% 100

Cao đài 14.3% 85.7% 100

Hòa hảo 50.0% 50.0% 100

Tin lành 28.6% 28.6% 42.9% 100

Thờ ông bà tổ tiên 1.1% 1.1% 7.5% 90.2% 100

Tôn giáo khác 4.1% 2.7% 5.5% 87.7% 100

Tổng 2.2% 4.4% 5.5% 6.6% 81.4% 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Tóm lại, với sự thay đổi điều kiện và môi trường sống đã dẫn đến những thay đổi trong đời sống tinh thần của sinh viên. Trong các quan hệ xã hội phổ biến, gia đình vẫn giữ vai trò quyết định trong việc lựa chọn để đáp ứng nhu cầu vật chất và tình cảm, tinh thần của sinh viên.

2.4.3. Mạng lưới xã hội trong việc giải quyết những khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập

Tự học trong môi trường giáo dục đại học được đánh giá là hoạt động có tính bắt buộc. Tuy nhiên hoạt động này chỉ thật sự phát huy tác dụng khi sinh viên được tạo môi trường và nhận được cách thức hỗ trợ phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư thời gian tự học là cần thiết nhưng chưa đủ. Khi tự bản thân sinh viên không thể giải quyết tốt những vấn đề gặp phải trong quá trình học tập thì việc tìm được đúng đối tượng để nhận được hỗ trợ kịp thời đóng vai trò quyết định. Ngoài tự bản thân sinh viên, nhóm đối tượng có thể tác động trực tiếp và gần gũi nhất đối với họ là giảng viên, bạn cùng lớp. Các thầy, cô giáo chính là chỗ dựa vững chắc nhất về mặt chuyên môn. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên chọn lựa giải pháp tự giải quyết và nhờ bạn cùng lớp hỗ trợ khi gặp khó khăn trong hoạt động học tập chiếm một tỉ lệ cao. Điều này cho thấy sự lựa chọn của sinh viên là cần thiết nhưng thiếu tính hợp lý. Những khó khăn trong học tập sinh viên gặp phải thường liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nên sự ảnh hưởng hỗ trợ từ gia đình không được đánh giá cao. (xem bảng 31).

Bảng 31 (tổng hợp): Khi gặp khó khăn trong học tập nhờ người hỗ trợ Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

Tổng

% (dòng)

Tự giải quyết N 196 262 79 9 14 560

% 35.0 46.8 14.1 1.6 2.5 100

Thầy, Cô N 21 83 220 149 87 560

% 3.8 14.8 39.3 26.6 15.5 100

Bạn cùng lớp N 118 250 143 25 24 560

% 21.1 44.6 25.5 4.5 4.3 100

Khác lớp nhưng cùng trường

N 22 82 168 166 122 560

% 3.9 14.6 30.0 29.6 21.8 100

Bạn ngoài trường N 9 35 119 205 192 560

% 1.6 6.3 21.3 36.6 34.3 100

Người yêu N 25 43 62 72 322 524

% 4.5 7.7 11.1 12.9 57.5 93.6

Gia đình, người thân

N 72 71 118 119 180 560

% 12.9 12.7 21.1 21.3 32.1 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Việc sinh viên bỏ qua nguồn lực hỗ trợ là các thầy cô trong việc chủ động học tập của mình đã có phần ảnh hưởng mạnh đến kết quả học tập của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy với mức độ “rất thường xuyên” gặp thầy, cô trao đổi khi gặp khó khăn khúc mắc trong học tập đã giúp sinh viên đạt được kết quả học tập tốt tương ứng với xếp loại trung bình khá (28.6%), khá (38.1%) và có tới 33.3% sinh viên đạt loại giỏi (không có sinh viên xếp loại trung bình). Xem chi tiết tại bảng 32.

Bảng 32: Mức độ thường xuyên nhờ thầy, cô hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập với điểm trung bình kết quả học tập theo học kỳ

Điểm trung bình kết quả học tập HK vừa qua Trung

bình

Trung bình -

Khá Khá Giỏi

Xuất sắc Khó khăn

trong học tập nhờ Thầy, Cô

Rất thường xuyên 28.6% 38.1% 33.3%

Thường xuyên 4.9% 32.9% 51.2% 9.8% 1.2%

Thỉnh thoảng 6.4% 18.8% 63.3% 11.5%

Hiếm khi 7.5% 32.0% 53.1% 6.8% .7%

Không bao giờ 8.8% 31.3% 47.5% 12.5%

Tổng 6.6% 26.6% 55.5% 10.9% .4%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Như vậy, để chất lượng đào tạo trong trường đại học được cải thiện thì ngoài việc tích cực nâng cấp trang bị cơ sở vật kỹ thuật, thư viện, nâng chuẩn đầu vào sinh viên và chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giảng dạy, nhân viên hỗ trợ… thì việc kiến tạo môi trường có tính định chế gắn kết các sinh hoạt khoa học chuyên môn giữa giảng viên và sinh viên là một giải pháp tích cực trong việc nâng chất lượng đào tạo. Ngoài ra bản thân sinh viên cũng cần nâng cao nhận thức, chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình. Mức độ tương tác thường xuyên giữa giảng viên và sinh viên trên phương diện chuyên môn là một thước đo khẳng định mức độ gắn kết quan hệ và khả năng hỗ trợ giữa các bên liên quan trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Sự

gắn kết trong quan hệ này được khẳng định không chỉ giúp tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tập trung về chuyên môn mà còn góp phần giúp sinh viên hoàn thiện về mặt phẩm chất đạo đức và nhân cách.

Kết quả phân thích thống kê cho thấy mặc dù tỷ lệ sinh viên thường xuyên đến gặp thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập không quá lớn nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy khuynh hướng nam sinh viên năng động, tự tin tiếp cận với thầy, cô giảng viên hơn nữ. Tỷ lệ này theo mức độ “rất thường xuyên” ở nam là 8.5% so với nữ là 2.6% và theo mức độ “thường xuyên” ở nam là 16.9% so với nữ là 14.4%.

2.4.4. Những khó khăn trong sinh hoạt và học tập hiện nay của sinh viên Với điều kiện kinh tế phục vụ sinh hoạt học tập của sinh viên như hiện nay được đánh giá là phụ thuộc vào kinh tế gia đình và hạn chế về số lượng. Do vậy trong đời sống sinh hoạt, học tập sinh viờn gặp khỏ nhiều khú khăn. Do hơn ắ sinh viờn của trường hiện nay học tại cơ sở 2 (Linh Trung – Thủ Đức), đa số sinh viên ở trọ gần trường và ở ký túc xá, di chuyển đến trường chủ yếu bằng đi bộ, số đi xe bus đánh giá là bị thụ động về thời gian đi chuyển. Khó khăn chủ yếu của sinh viên hiện nay được cho là thiếu phương tiện đi lại (22.1%), vật giá tăng cao khiến cho cuộc sống khó khăn (15%) và 5.4% ý kiến cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo và chất lượng dinh dưỡng kém. Ngoài ra một số sinh viên rơi vào tình trạng áp lực đi làm thêm lớn, sức khỏe kém (chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào việc đi làm thêm) và một số ý kiến cho rằng tình trạng nơi ở ồn ào khó tập trung cho việc học tập, môi trường vệ sinh ô nhiễm, tình hình an ninh trật tự cũng có phần phức tạp (xem bảng 33).

Bảng 33: Những khó khăn chủ yếu sinh viên gặp phải trong sinh hoạt

Tần số % % giá trị

Phương tiện đi lại 124 22.1 100

Tài chính khi vật giá tăng cao 84 15.0 100

Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo và dinh

dưỡng kém 30 5.4 100

Sức khỏe kém 6 1.1 100

Ở trọ an ninh không đảm bảo 5 .9 100

Tình trạng vệ sinh nơi ở ô nhiễm 5 .9 100

Áp lực làm thêm 2 .4 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài

Nhìn chung điều kiện sống, sinh hoạt của sinh viên còn nhiều hạn chế. Cuộc sống sinh viên xa gia đình người thân đã dẫn đến sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm gia đình. Tỷ lệ sinh viên thuê nhà ở trọ khá lớn trong khi điều kiện không gian ở chật hẹp, ồn ào, chi phí ăn - ở lớn, giá thuê nhà và tiền dịch vụ điện, nước cao và một số ít đánh giá đôi khi bị cắt do chưa kịp đóng tiền nhà. Một vài trường hợp cảm thấy thiếu tự do khi sống chung với bà con họ hàng, họ muốn thuê nhà ở riêng.

Để cải thiện sự thiếu hụt về tài chính, sinh viên có nhu cầu đi làm thêm, tuy nhiên nhìn chung đánh giá là rất khó tìm được một công việc ổn định và phù hợp.

Ngoài ra đối với sinh viên năm 1 còn nhiều bỡ ngỡ do điều kiện và môi trường sống thay đổi, họ thiếu kỹ năng trong sắp xếp, tổ chức sinh hoạt và học tập. Điều này cho thấy rất cần thiết tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ năng sống trong sinh viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Điều kiện môi trường phục vụ học tập không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên. Từ kết quả khảo sát cho thấy hiện những vấn đề khó khăn trong học tập chủ yếu hiện nay một phần do điều kiện kinh tế bản thân hạn chế nhưng mặt khác từ phía cơ sở đào tạo cũng cần nghiên cứu xem xét để có định hướng cải tiến phù hợp. Cụ thể như sau (chi tiết xem ở bảng 34):

- Đi bộ đến trường học xa nên mệt, mất thời gian do không chủ động được phương tiện di chuyển (bus);

- Thiếu tài liệu phục vụ học tập, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành;

- Thiếu phương tiện học tập;

- Chương trình học nặng;

- Môn học thiếu tính thực tế;

- Cách giảng dạy thiếu lôi cuốn của một số giảng viên;

- Thiếu kỹ năng phương pháp học và thi hiệu quả;

- Lịch học còn thiếu rõ ràng, hay thay đổi làm ảnh hưởng đến kế hoạch học tập.

Bảng 34: Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học tập

Tần số % % giá trị

Đi bộ đến trường học xa nên mệt, mất thời gian do

không chủ động phương tiện di chuyển 124 22.1 100

Thiếu tài liệu phục vụ học tập 78 13.9 100

Chương trình học nặng 22 3.9 100

Thiếu phương tiện học tập 7 1.3 100

Môn học thiếu tính thực tế 7 1.3 100

Cách giảng dạy thiếu lôi cuốn của một số giảng viên 5 .9 100 Thiếu kỹ năng phương pháp học và thi hiệu quả 5 .9 100

Lịch học thiếu rõ ràng, hay thay đổi 4 .7 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực nghiệm của đề tài Ngoài ra có ý kiến cho rằng việc trường học đặt xa trung tâm làm hạn chế môi trường giao tiếp đối với sinh viên khối ngoại ngữ. Hạn chế về khả năng ngoại ngữ cũng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo và kết quả học tập, đặc biệt đối với một số ngành mới và tài liệu chuyên ngành tiếng Việt không nhiều. Vẫn còn tình trạng lúng túng trong định hướng việc làm sau khi ra trường của sinh viên. Một số ý kiến cho rằng thiếu động lực trong việc học tập và còn chưa vượt qua được bản thân (lười đi học vì xa, phương tiện đi lại chủ yếu bằng xe bus mất nhiều thời gian và chờ đợi mệt mỏi). Trong khi sinh viên năm nhất lúng túng trong việc tổ chức tự học thì sinh viên năm 4 lại khó khăn trong việc tìm nơi thực tập. Tình trạng lớp học quá đông như hiện nay đã làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình tương tác giữa người dạy và người học. Lối sống đô thị tác động đến tính gắn kết bạn bè, nhóm học tập trở nên rời rạc nên việc trao đổi học tập có phần hạn chế. Và thời gian đi làm thêm của một số sinh viên quá nhiều nên không có thời gian cho việc tự học.

Như vậy sinh viên hiện nay rất cần sự quan tâm hỗ trợ phù hợp từ phía nhà trường. Các đơn vị khoa, bộ môn cần rà soát tổng thể chương trình đào tạo, bổ sung phát triển công tác giáo trình, tài liệu tham khảo cũng như hoàn thiện cơ chế kết nối với thư viện trong việc chia sẻ, xây dựng nguồn học liệu. Các tổ chức Đoàn, Hội cần phát huy hơn nữa trong việc lôi cuốn và tạo phong trào học tập hiệu quả thông qua những hoạt động gần gũi và thiết thực hơn. Bản thân sinh viên cũng cần chủ động thay đổi tư duy, khắc phục khó khăn trong đời sống sinh hoạt và học tập.

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh báo cáo nghiệm thu (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)